Vở ballet kinh điển Cô bé Lọ Lem của Paris đến với khán giả Việt Nam

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Trung tâm Văn hóa Pháp tại Hà Nội-L’Espace, ngày 19-10, sẽ trình chiếu vở ballet Cô bé Lọ Lem của Nhà hát Quốc gia Paris trên màn ảnh rộng. Đây là một trong những vở diễn ghi dấu ấn quan trọng của đạo diễn- biên đạo múa tài năng Rudolf Noureev (Nguyên Giám đốc Nhà hát Quốc gia Paris).
Một cảnh trong vở Cô bé Lọ Lem
Một cảnh trong vở Cô bé Lọ Lem
Ngày 25-10-1986, lần đầu tiên tại sân khấu của Nhà hát Quốc gia Paris, Rudolf Noureev đã cho ra đời vở ballet Cô bé Lọ Lem, phỏng theo câu chuyện cổ tích thần tiên cùng tên của nhà văn Charles Perrault.
Noureev đặt câu chuyện trong bối cảnh của Hollywood những năm 1930, trên nền nhạc của Sergueï Prokofiev và phối cảnh của Petrika Ionesco.
Được một nhà sản xuất phim khám phá tài năng diễn xuất, Lọ Lem dấn thân vào điện ảnh và đem lòng yêu thương chàng diễn viên ngôi sao- người đã cứu giúp Lọ Lem khỏi những khổ đau và đưa cô lên đỉnh cao của danh vọng.
Câu chuyện của Lọ Lem nhắc nhớ đến con đường thành công của không ít tên tuổi trong đó có Noureev.
Cuộc đời của biên đạo múa tài năng này mang nhiều nét tương đồng với hành trình đầy kỳ diệu của Lọ Lem: từ một thanh niên người dân tộc Tatar trở thành ngôi sao quốc tế.
Lọ Lem của Noureev vẫn là Lọ Lem đáng thương mà chúng ta từng biết: bị giam cầm trong ngôi nhà của chính mình với bà mẹ kế độc ác và hai người chị cùng cha khác mẹ ngốc nghếch đến thảm hại. Để sống sót cô chỉ còn cách vùi mình vào những giấc mơ.
Trong phiên bản đầy sắc màu điện ảnh này, ngập tràn trong tâm trí của Lọ Lem là cô gái trẻ Charlot ngồi bên King Kong, hình ảnh của bộ phim King Kong đình đám lúc bấy giờ.
 Một trong những vở diễn đưa đưa nghệ thuật múa ballet tại Pháp bước vào “thời hoàng kim”
Một trong những vở diễn đưa đưa nghệ thuật múa ballet tại Pháp bước vào “thời hoàng kim”
Thay cho buổi dạ tiệc Hoàng Cung, Lọ Lem cùng hai người chị sẽ tham gia một buổi thử vai. Bà tiên đỡ đầu sẽ hóa thân thành nhà sản xuất phim, đưa Lọ Lem tới buổi thử vai trong chiếc limousine sang trọng, lộng lẫy. Ở đó, Lọ Lem đã có màn thể hiện không thể tuyệt vời hơn. Nàng hút hồn cả chàng diễn viên ngôi sao.
Vậy nhưng, chiếc đồng hồ thời gian dường như nhắc nhở Lọ Lem rằng những thứ quá đẹp đẽ sẽ không thể tồn tại dài lâu. Lo lắng cho tương lai buồn bã mình sắp phải đối mặt, nàng quyết định chạy trốn. Không chấp nhận để mất Lọ Lem, chàng diễn viên ngôi sao đi tới cùng trời cuối đất để tìm ra nàng, nhờ sự giúp đỡ của một nữ diễn viên ballet bị lãng quên trên trường quay.
Chia sẻ về phiên bản này, đạo diễn- biên đạo múa Rudolf Noureev lý giải: “Xuyên suốt vở diễn Lọ Lem là những bước đi của thời gian, là nỗi sợ hãi nhìn giấc mơ sụp đổ và hạnh phúc sẽ ra đi cùng tuổi xuân. Đó chính là lý do tại sao Lọ Lem quyết định bỏ trốn khi tình yêu đến. Với tôi cũng vậy, tôi nhìn cuộc sống vĩnh cửu như một thứ xa xỉ tối cao”.
Với vở ballet đầy tính ẩn dụ này, Nhà hát Quốc gia Paris tri ân nguyên Giám đốc- Rudolf Noureev, người được vinh danh là vũ công cổ điển vĩ đại nhất, một trong những biên đạo múa xuất chúng nhất của mọi thời đại. Bằng tài năng và tâm huyết, những năm tháng cống hiến của Rudolf Noureev tại Nhà hát Quốc gia Paris có thể nói đã đưa nghệ thuật múa ballet tại Pháp bước vào “thời hoàng kim”. 
MAI AN (sggp)

Có thể bạn quan tâm

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

(GLO)- Thường thì người Nghệ hay đi làm ăn xa và họ thành đạt ở đấy. Văn nghệ sĩ lại càng thế. Là tôi nhận ra điều này từ những người bạn văn của mình, tất nhiên, vẫn có ngoại lệ hoặc có thể tôi sai.
Ban tế lễ thực hiện nghi thức cúng. Ảnh: Vũ Chi

Người dân Phú Thiện Giỗ Tổ Hùng Vương

(GLO)- Tối 18-4 (nhằm mùng 10-3 âm lịch), người dân tổ dân phố 8 (thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) tập trung đông đủ về nhà văn hóa của tổ để tổ chức lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương, tưởng nhớ Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

(GLO)- 

Cảnh vật trên đỉnh Nghĩa Lĩnh cũ xưa như nghìn năm vẫn thế. Tác giả như lạc về nghìn xưa ấy và cảm nhận được bước luân chuyển vần vũ của thời gian. Vật đổi sao dời, chỉ có những buổi chiều nơi đây luôn mãi trong xanh…

Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

(GLO)- Hoàng Vũ Thuật thuộc thế hệ nhà thơ đàn anh của tôi, cùng lứa với các tài hoa như Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Khắc Thạch, Thạch Quỳ... ở miền Trung. Dẫu lớn tuổi nhưng ông luôn có ý thức tìm tòi, cách tân thơ cả hình thức và nội dung.
Thơ Hoàng Đăng Du: Mùa trôi

Thơ Hoàng Đăng Du: Mùa trôi

(GLO)- Dẫu biết rằng xuân qua hạ tới, thu tận đông tàn là quy luật của thiên nhiên nhưng sao chứng kiến những khoảnh khắc mùa nối mùa vẫn khiến tác giả Hoàng Đăng Du không khỏi cảm thấy chút nuối tiếc, hụt hẫng, bâng khuâng...
Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

(GLO)- Được đào tạo chuyên ngành Văn học, khi ra trường lại quyết liệt theo đuổi nghề báo, sau đó “đầu quân” vào ngành Công an và bất chợt tìm thấy niềm hạnh phúc với văn chương-đó là những bước ngoặt bất ngờ trong cuộc sống của Thượng úy Nguyễn Thị Thanh Thúy (Phòng ANCT nội bộ, Công an tỉnh).

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

(GLO)- Nắng hòa cùng bốn mùa xuân, hạ, thu, đông thành những gam màu khác nhau. Trong bài thơ mới của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng, nắng được hóa thân thành "cô bé" với những tính cách nhí nhảnh, đáng yêu...
Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

(GLO)- Tôi quen và chơi với Nguyễn Ngọc Tư đã mấy chục năm và cũng hết sức bất ngờ khi mới đây chị công bố... thơ, mà tới 2 tập liên tiếp và bán tơi tới. Thì cả nước đều biết Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn nổi tiếng, nhất là sau khi “Cánh đồng bất tận” xuất hiện.