Vĩnh biệt "nhà Kim Dung học Việt Nam" - nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Vào lúc 23h25 phút ngày 6/5, "nhà Kim Dung học" - nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển đã giã biệt cõi tạm sau hai năm chống chọi với ung thư vòm họng.

 

Gia đình nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển cho biết, nhạc sĩ đã qua đời vào 23 giờ 25 phút ngày 6/5 tại tư gia, thọ 73 tuổi. Chiều 6/5, dù yếu nhưng khi có bạn bè đến thăm ông vẫn mấp máy môi nhận ra từng người.

Suốt hai năm nay, nhạc sĩ phải chống chọi với căn bệnh ung thư vòm họng và bị mất tiếng. Vào giữa tháng 10/2019 ông nhập viện vì bệnh tình trở nặng nhưng sau đó tiếp tục vượt qua được. Xuân 2020, ông vẫn tiếp tục viết báo với bút danh Đồ Bì - nhà bình luận có một không hai về kiếm hiệp Kim Dung.


 

Nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển từng có nhiều tác phẩm xuất sắc bình về truyện kiếm kiệp của Kim Dung.
Nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển từng có nhiều tác phẩm xuất sắc bình về truyện kiếm kiệp của Kim Dung.



Nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển tên thật là Võ Hợi, sinh ngày 12/2/1947 tại Tam Kỳ, Quảng Nam. Ông là nhạc sĩ, nhà văn, nhà báo… với nhiều bút danh: Vũ Đức Sao Biển, Đồ Bì, Đinh Ba, Mạc Đại…

Ông là tác giả nhiều ca khúc vào lòng khán giả: Thu hát cho người, Đêm Gành Hào nghe điệu hoài lang, Đau xót lý chim quyên, Trên đồi xưa… Và ông cũng là tác giả hàng chục đầu sách từ biên khảo, tiểu phẩm trào phúng, tiểu thuyết, bút ký…

Theo gia đình, nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển sẽ được an táng tại Hoa viên Nghĩa trang Bình Dương. Linh cữu sẽ được di quan và an táng tại Hoa viên Nghĩa trang Bình Dương vào 6 giờ 30 phút ngày 10/5.

Người ta gọi ông là 'Nhà Kim Dung học VN' bởi ngoài âm nhạc thì hơn nửa cuộc đời nhạc sĩ dành thời gian nghiên cứu tác phẩm Kim Dung.


 

Nhiều tác phẩm của ông đậm chất phương Nam: Thu hát cho người, Đêm Gành Hào nghe điệu hoài lang, Đau xót lý chim quyên, Trên đồi xưa…
Nhiều tác phẩm của ông đậm chất phương Nam: Thu hát cho người, Đêm Gành Hào nghe điệu hoài lang, Đau xót lý chim quyên, Trên đồi xưa…



Ộng cũng là người luôn nhắc về các triết lý của Kim Dung để đưa vào cuộc sống đời thường. Điều ông tâm đắc trong những tác phẩm kiếm hiệp của Kim Dung chính là: Đối phó với chân tiểu nhân còn dễ hơn đối phó với ngụy quân tử; ngàn dặm làm quan chỉ vì tiền; đồng tiền mà đến tay rồi không thất thoát một tí thì không đúng đạo lý; chết làm quỷ sứ cũng phong lưu; thương đâm trước mặt dễ tránh, tên bắn sau lưng khó phòng; kiếm báu trao liệt sĩ; phấn hồng tặng giai nhân; học thuộc ba trăm bài thơ Đường của người khác mà không viết được một bài thơ riêng cho mình thì cũng không phải là nhà thơ…
 

http://danviet.vn/van-hoa-giai-tri/vinh-biet-nha-kim-dung-hoc-viet-nam-nhac-si-vu-duc-sao-bien-1085840.html

Theo M.T (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Đôi điều về bài thơ “Ru bão”

Đôi điều về bài thơ “Ru bão”

(GLO)- Khi bão Yagi vừa tan, tôi lại nhớ về bài thơ “Ru bão” của nhà thơ Nguyễn Hữu Quý. Thường thì người ta “ru con” hay chí ít cũng lãng mạn, ngọt ngào với “ru em”, “ru anh”… nhưng nhà thơ Nguyễn Hữu Quý lại “ru bão”.
Gương mặt thơ, Võ Kim Ngân

Gương mặt thơ: Võ Kim Ngân

(GLO)- Võ Kim Ngân làm thơ từ hồi còn là sinh viên ở Đại học Tổng hợp Huế, dù sau này khi ra trường, chị là một nhà báo cứng cựa, vừa viết vừa quản lý một văn phòng đại diện ở Đà Nẵng; lúc về hưu thì tham gia dạy báo chí cho một trường đại học...
Thơ Vân Phi: Va vào xưa cũ, vỡ trôi…

Thơ Vân Phi: Va vào xưa cũ, vỡ trôi…

(GLO)- "Va vào xưa cũ, vỡ trôi..." của tác giả Vân Phi thể hiện phong cách và tâm trạng rất đặc trưng của thơ Việt Nam hiện đại. Bài thơ miêu tả một buổi chiều trong phố cũ, nơi kỷ niệm và nỗi buồn hòa quyện với nhau. Ở đó, tình cảm và thời gian dường như vẫn còn đọng lại đầy sâu lắng...
Còn mãi tình yêu hóa đá ngàn năm

Còn mãi tình yêu hóa đá ngàn năm

(GLO)- Liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc đã ra đi mãi mãi ở tuổi hai mươi tại chiến trường Quảng Trị năm 1972. Chỉ còn nước mắt chảy giữa dòng tên, ru một trái tim vẫn còn đang hát, ru một con người không bao giờ mất và một tình yêu đẹp như trăng rằm...

Thơ Lê Vi Thủy: Pleiku nghiêng

Thơ Lê Vi Thủy: Pleiku nghiêng

(GLO)- Pleiku với những con đường quanh co, gấp khúc ẩn hiện từ trong màn sương mờ ảo đến lúc chiều tà rải bóng xuống triền dốc. Pleiku nghiêng nghiêng như đang mơ, vẽ nên một bức tranh đẹp đến nao lòng...
Thơ Phạm Đức Long: Những mùa lá hình tim

Thơ Phạm Đức Long: Những mùa lá hình tim

(GLO)- Ngày đất nước hòa bình, những mầm xanh vươn lên mạnh mẽ. Lá cây mang hình trái tim như sự tri ân muôn đời đến những người con đất Việt đã ngã xuống vì độc lập, tự do. Mỗi chiếc lá xanh là một lời nhắc nhở, nguyện ước về một cuộc sống bình yên, ấm no, mãi mãi trường tồn...
Thơ Hà Hoài Phương: Cảm thu

Thơ Hà Hoài Phương: Cảm thu

(GLO)- Ai đó từng nói: “Thơ là thu của lòng người, thu là thơ của trời đất”. Vẻ đẹp của đất trời lúc sang thu luôn làm xao xuyến những tâm hồn lãng mạn. Bài thơ Cảm thu của tác giả Hà Hoài Phương có lẽ đã được ra đời trong sự cộng hưởng ấy...
Gương mặt thơ: Hồ Đăng Thanh Ngọc

Gương mặt thơ: Hồ Đăng Thanh Ngọc

(GLO)- Ông hiện là Chủ tịch Liên hiệp Văn học Nghệ thuật tỉnh Thừa Thiên-Huế, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Ông viết nhiều thể loại và đều có thành tựu. Nhưng cái cuối cùng đọng lại, làm nên Hồ Đăng Thanh Ngọc và khẳng định tên tuổi ông trên văn đàn, chính là thơ...
Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Lời ru xưa

Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Lời ru xưa

(GLO)- Lời ru à ơi ngọt ngào của mẹ đã nuôi dưỡng tâm hồn mỗi chúng ta từ thuở còn nằm nôi cho đến lúc trưởng thành. Để rồi, khi mùa Vu Lan báo hiếu đến, chúng ta lại nhớ về mẹ cùng lời ru xưa đầy yêu thương và nguyện khắc ghi trên mỗi bước đi cuộc đời...
U80 vẫn mê đọc sách

U80 vẫn mê đọc sách

(GLO)- Do là chỗ thân tình nên tôi vẫn gọi người phụ nữ U80 Nguyễn Thị Hồng Hợp (trú tại tổ 3, phường Diên Hồng, TP. Pleiku) là chị. Mặc dù tuổi đã cao nhưng chị vẫn giữ cái tính mê đọc sách từ ngày còn son trẻ.