Việt Nam phản ứng vụ tàu Trung Quốc hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Bộ Ngoại giao Việt Nam lên tiếng việc tàu thăm dò Hải dương Địa chất 4 của Trung Quốc đi vào vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam.
Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng. Ảnh: Bộ Ngoại giao

Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng. Ảnh: Bộ Ngoại giao

Theo thông tin trên website của Bộ Ngoại giao Việt Nam ngày 26.3, Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng hôm 24.3 đã trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị khẳng định thông tin và cho biết phản ứng trước việc tàu Hải Dương Địa chất 4 của Trung Quốc đang hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

“Các cơ quan chức năng Việt Nam luôn theo sát các diễn biến trên Biển Đông, kiên quyết, kiên trì thực hiện các biện pháp quản lý và thực thi pháp luật trên biển phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 và pháp luật Việt Nam để bảo vệ các quyền hợp pháp của mình" - Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng nêu rõ.

Theo quy định tại Điều 56 và 77.1 của Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS), quốc gia ven biển có quyền chủ quyền trong việc thăm dò, khai thác tài nguyên và quyền tài phán tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.

Các quốc gia thành viên của UNCLOS, trong đó có Trung Quốc, chỉ được phép thực hiện hoạt động nghiên cứu khoa học biển khi có sự đồng ý từ trước của nước ven biển liên quan.

Có thể bạn quan tâm

Niềm vui từ con đường kết nối vùng khó

Niềm vui từ con đường kết nối vùng khó

(GLO)- Dự án đường liên huyện Mang Yang-Ia Pa (tỉnh lộ 666) dù đang bị đào xới ngổn ngang trong quá trình thi công nhưng người dân ở đây lại cảm thấy vô cùng phấn khởi. Bởi, tuyến giao thông huyết mạch khi hoàn thành sẽ tạo động lực cho người dân nơi vùng khó này vươn lên thoát nghèo.