Việt Nam có hơn 10,7 triệu ca nhiễm COVID-19 kể từ đầu dịch đến nay

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Việt Nam đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ về số ca nhiễm COVID-19, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 112/227 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động hưởng ứng tiêm vaccine mũi nhắc lại trong ngày phát động. (Ảnh: Minh Quyết/TTXVN)
Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động hưởng ứng tiêm vaccine mũi nhắc lại trong ngày phát động. (Ảnh: Minh Quyết/TTXVN)


Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 10.754.813 ca nhiễm, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 112/227 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 108.526 ca nhiễm).

1. Tình hình điều trị

(Số liệu do Sở Y tế các tỉnh, thành phố báo cáo hàng ngày trên Hệ thống quản lý COVID-19 của Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế - cdc.kcb.vn).

Số bệnh nhân khỏi bệnh

Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 8.477 ca

Tổng số ca được điều trị khỏi: 9.764.864 ca

Số bệnh nhân đang thở ôxy là 17 ca, trong đó thở ôxy qua mặt nạ: 15 ca; thở ôxy dòng cao HFNC: 2 ca; thở máy không xâm lấn: 0 ca; thở máy xâm lấn: 0 ca; ECMO: 0 ca.

Số bệnh nhân tử vong

Từ 17h30 ngày 09/7 đến 17h30 ngày 10/7 ghi nhận 0 ca tử vong.

Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 0 ca.

Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 43.089 ca, chiếm tỷ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm.

Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/227 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 134/227 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 27/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 5 ASEAN).

2. Tình hình tiêm chủng

Trong ngày 9/7 có 371.697 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 235.551.915 liều, trong đó:

Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 207.700.327 liều: Mũi 1 là 71.504.066 liều; Mũi 2 là 68.899.367 liều; Mũi 3 (vaccine Abdala) là 1.511.860 liều; Mũi bổ sung là 14.219.646 liều; Mũi nhắc lại lần 1 là 46.303.851 liều; Mũi nhắc lại lần 2 là 5.261.537 liều.

Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 18.731.882 liều: Mũi 1 là 9.003.643 liều; Mũi 2 là 8.657.964 liều; Mũi nhắc lại lần 1 là 1.070.275 liều.

Số liều tiêm cho trẻ từ 5-11 tuổi là 9.119.706 liều: Mũi 1 là 6.404.137 liều; Mũi 2 là 2.715.569 liều.

Theo Vietnam+

 

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Diễn biến dịch cúm nghiêm trọng ở Mỹ

Diễn biến dịch cúm nghiêm trọng ở Mỹ

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cảnh báo tình hình bệnh cúm trong tuần đầu tháng 2 cao hơn hoặc tương đương với thời điểm cao nhất của mùa cúm và số ca nhập viện cũng như tử vong đều tăng.

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Nhiều nghiên cứu cho thấy tập thể dục giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường và ung thư. Tuy nhiên, chúng ta thường bỏ qua vai trò của việc tập thể dục trong việc giúp não khỏe mạnh.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.