Vì sao Qui Nhân lại trở thành Qui Nhơn?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Vào thế kỷ thứ 17, Qui Nhơn (hay Quy Nhơn) ngày nay có tên gọi là Qui Nhân, được ký âm là Quignin. Đến năm 1935,  trong bộ Niên báo nghiên cứu của Đại học quốc lập Đài Bắc vẫn thấy cách viết này.

Theo 'Đại Nam nhất thống chí', năm 1602, phủ Hoài Nhân được đổi tên thành phủ Qui Nhân ẢNH: T.L
Theo 'Đại Nam nhất thống chí', năm 1602, phủ Hoài Nhân được đổi tên thành phủ Qui Nhân ẢNH: T.L

TP.Qui Nhơn (Quy Nhơn) ngày nay là vùng đất thuộc thành Đồ Bàn của nước Chiêm Thành (khoảng nửa đầu thế kỷ 15). Thời đó, Đồ Bàn có tên là Vijaya (Phạn ngữ: विजय/danh từ giống đực, có nghĩa là thắng lợi hay vùng, miền, khu vực). Năm 1471, sau khi bình định Chiêm Thành, vua Lê Thánh Tông đặt tên vùng này là phủ Hoài Nhân (懷仁). Theo Đại Nam nhất thống chí, năm 1602, phủ Hoài Nhân đổi tên thành phủ Qui Nhân. Xin lưu ý, trong giai đoạn này chưa có chữ Quốc ngữ, cư dân Đàng Trong mới hình thành nên nhiều khả năng địa danh 懷仁 và 歸仁 được gọi là Hoài Nhân và Qui Nhân. 

Hoài Nhân có nghĩa là nghĩ về điều nhân; còn Qui Nhân thường được hiểu là vùng đất qui tụ người tài, người nghĩa hiệp. Song căn cứ vào Hán ngữ thì cần hiểu chính xác Qui nhân (歸仁) là quay về với lòng nhân đức. Điều này thể hiện quan điểm ‘Đức trị’ của vua Lê Thánh Tông.
Qui Nhân thành Qui Nhơn là do kỵ húy?
Trong giai đoạn chữ Quốc ngữ còn phôi thai (thế kỷ 17), địa danh 歸仁 (Qui Nhân) được ký âm là Quignin trong báo cáo của Christoforo Borri năm 1618. Đến năm 1935, trong bộ Niên báo nghiên cứu của Khoa Sử học (Đại học quốc lập Đài Bắc) vẫn cho thấy cách viết Quignin 鄭仁 (tập 2, trang 18). Về sau, phụ âm gn được đổi thành nh nên Quignin được viết là Quinhin. Đây là cách viết trong những bản tường trình thường niên của João Roiz và Gaspar Luís trong giai đoạn năm 1623 - 1626. Chữ nhin chính là ký âm của 2 chữ nhân trong Hán ngữ: 人 (người) và 仁 (lòng nhân).

TP. Qui Nhơn (Quy Nhơn) ngày nay tươi xanh và trù phú ẢNH: LÊ HỒ BẮC
TP. Qui Nhơn (Quy Nhơn) ngày nay tươi xanh và trù phú ẢNH: LÊ HỒ BẮC
Từ điển Việt – Bồ - La (năm 1651) đã ghi nhận điều này: nhin người; nhin đức; nhin nghĩa (tức nhân đức, nhân nghĩa). Như vậy, đến giữa thế kỷ 17, chữ 仁 (nhân) có cách viết chữ Quốc ngữ là nhin, chưa biến thành nhơn trên văn bản, nghĩa là vẫn còn âm Qui Nhân của chữ 歸仁 chứ chưa biến thành Qui Nhơn. Vào thời đó, người phương Tây còn gọi Quinhin là Pullucambi (theo cách của người Bồ Đào Nha) hoặc Qui Nong (cách gọi của người Anh).
Có quan điểm cho rằng do luật kỵ húy thời Minh Mạng và Thiệu Trị nên Qui Nhân được gọi là Qui Nhơn, nhiều địa danh có chữ nhân khác ở Qui Nhơn cũng bị đổi thành nhơn. Tuy nhiên, thời Minh Mạng và Thiệu Trị diễn ra từ giai đoạn cuối thế kỷ 18 đến nửa đầu thế kỷ 19, trong khi đó địa danh 歸仁 được người Việt đọc là Qui Nhân từ đầu thế kỷ 17, vì thế khả năng kỵ húy không thể xảy ra. Điều này chỉ có thể lý giải qua cách phát âm giữa Đàng Ngoài và Đàng Trong. Ví dụ như phần vần an và ân theo thời đã biến thành ơn: đàn/đờn, hán/hớn, san/sơn; ân/ơn, chân/chơn, nhân/nhơn… Những từ biến thể vẫn được công nhận là từ Hán-Việt.
Năm 1773, Từ điển Việt - La của Pigneau de Béhaine cho thấy địa danh Qui Nhơn; Từ điển Taberd (1838) cũng ghi nhận Qui Nhơn với chú thích chữ Nôm là 歸仁 (tr.411). Như vậy, trong giai đoạn này đã xuất hiện cách viết giống nhau giữa chữ Hán và Nôm là 歸仁, và có thể đọc, viết theo âm Hán-Việt hoặc âm Nôm là Qui Nhân hoặc Qui Nhơn.
Phần lớn văn bản tiếng Việt từ nửa cuối thế kỷ 18 đến đầu thế kỷ 20 đều ghi là Qui Nhơn, văn bản tiếng nước ngoài viết là Quinhon hoặc Qui Nhon, nghĩa là chữ Qui đều được viết i ngắn. Tuy nhiên, căn cứ vào ngữ âm và chính tả hiện hành, những từ bắt đầu bằng phụ âm ghép qu (phụ âm q + âm đệm u), khi kết hợp với nguyên âm i ngắn đều phải đổi thành y dài, do đó Qui Nhơn sẽ thành Quy Nhơn.
Vì vậy, nếu căn cứ vào thói quen xã hội thì viết là Qui Nhơn (cách viết cũ), còn dựa vào ngữ âm và chính tả tiếng Việt hiện nay thì đổi thành Quy Nhơn. Dĩ nhiên, cần thận trọng cân nhắc, dựa vào những yếu tố khác nữa để quyết định nên giữ hay thay đổi chính tả tên gọi của địa danh này.
Theo Vương Trung Hiếu (Thanh Niên)

Có thể bạn quan tâm

“Điểm sáng văn hóa vùng biên”

“Điểm sáng văn hóa vùng biên”

(GLO)- Năm 1993, Sở Văn hóa-Thông tin (VH-TT) và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Gia Lai đã ký kết chương trình phối hợp hành động với nhiều hoạt động thiết thực, trong đó có mô hình “Điểm sáng văn hóa vùng biên”.

Mừng lúa mới trên cao nguyên

Mừng lúa mới trên cao nguyên

(GLO)- Sau khi thu hoạch mùa vụ và đưa lúa về kho, đồng bào Jrai náo nức với lễ mừng lúa mới. Nghi lễ nông nghiệp cổ truyền độc đáo này đã được bà con duy trì từ bao đời nay.

Biến sản phẩm văn hóa thành quà tặng du lịch

Biến sản phẩm văn hóa thành quà tặng du lịch

(GLO)- Quà lưu niệm từ sản phẩm văn hóa vừa là “sứ giả” du lịch, vừa góp phần đem lại thu nhập cho người dân. Việc tổ chức các cuộc thi tay nghề đan lát, dệt thổ cẩm nhằm tìm kiếm sản phẩm đặc sắc làm quà tặng đã góp phần nâng cao đời sống người dân và thúc đẩy du lịch nông thôn phát triển.

Tiết mục hát dân ca của em Đinh Doanh và đoàn nghệ nhân xã Pờ Tó trong chương trình “Cồng chiêng cuối tuần-Thưởng thức và trải nghiệm” tại huyện Ia Pa. Ảnh: V.C

Cồng chiêng cuối tuần trở lại Ia Pa

(GLO)- Tối 17-11, chương trình “Cồng chiêng cuối tuần-Thưởng thức và trải nghiệm” tiếp tục được tổ chức tại huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai. Chương trình mang đến nhiều tiết mục đặc sắc làm nức lòng người dân và du khách.

Giá trị của liên hoan

Giá trị của liên hoan

Liên hoan Cải lương toàn quốc năm 2024 tổ chức tại TP Cần Thơ vừa khép lại. Bên cạnh những hồ hởi, vui vẻ, nhiều nỗi niềm của sân khấu cải lương truyền thống cũng đã bộc lộ trong mùa liên hoan năm nay.

Chuyện một “công trình sư” Bahnar

Chuyện một “công trình sư” Bahnar

(GLO)- Sau khi hoàn tất việc cắt lúa, ông Chánh thư thái ngồi trò chuyện cùng chúng tôi bên ghè rượu. Phẩm chất nghệ sĩ của người nông dân với tư cách “công trình sư” một loạt công trình, mô hình ghi dấu bản sắc văn hóa tại Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku) hiện diện trước mặt chúng tôi.

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

(GLO)- Sáng 6-11, tại TP. Pleiku, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai tổ chức hội thảo khoa học di tích lịch sử “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947, xã Kông Bơ La, huyện Kbang” nhằm hoàn thiện hồ sơ, trình cấp có thẩm quyền đề nghị xếp hạng di tích quốc gia.

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

(GLO)- Cách đây gần 18 năm, trong một số công trình điều tra văn hóa các làng đồng bào dân tộc thiểu số ở TP. Pleiku thì người ta xếp một số buôn làng trong khu vực, trong đó có làng Wâu và Ktu (xã Chư Á) là làng tương đối có giá trị, đưa vào diện bảo tồn và phát triển.

Sân trường rộn tiếng cồng chiêng

Sân trường rộn tiếng cồng chiêng

(GLO)- Cứ mỗi buổi sinh hoạt, khuôn viên Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Lơ Pang (xã Lơ Pang, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) lại rộn ràng tiếng cồng chiêng. Âm thanh quen thuộc ấy đến từ đôi tay nhỏ bé của các em học sinh thuộc Câu lạc bộ (CLB) Cồng chiêng của trường.

Ngân vang giai điệu cồng chiêng

Ngân vang giai điệu cồng chiêng

(GLO)- Suốt 1 tháng qua, sau khi hoàn tất công việc gia đình, những người nông dân Jrai chân chất, mộc mạc ở tổ 6 (phường Sông Bờ, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) lại say sưa luyện tập đánh cồng chiêng.