Mâm cỗ cúng Rằm tháng 7 đầy đủ và chuẩn phong tục nhất

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Theo quan niệm từ xưa tới nay, vào dịp cúng Rằm tháng 7, các gia đình Việt thường chuẩn bị mâm cơm cúng để tưởng nhớ đến người thân và làm lễ cúng cho những vong hồn chưa được siêu thoát, không nơi nương tựa.

Cỗ cúng Rằm tháng 7 là phong tục từ lâu đời theo quan niệm dân gian của người Việt. Ảnh: LDO.
Cỗ cúng Rằm tháng 7 là phong tục từ lâu đời theo quan niệm dân gian của người Việt. Ảnh: LDO.


Ý nghĩa cúng Rằm tháng 7

Rằm tháng 7 hay còn gọi là ngày Tết Trung Nguyên, cũng là ngày xá tội vong nhân theo phong tục của các nước Á Đông. Theo phong tục của tín ngưỡng dân gian, tháng 7 Âm lịch cũng là thời điểm Diêm Vương mở cửa Quỷ Môn Quan (cửa địa ngục) để ma quỷ được trở về dương thế. Đó cũng là lí do tháng 7 âm lịch hàng năm được dân gian gọi là tháng cô hồn.

Ngoài ra, tháng 7 còn có ngày lễ Vu Lan, ngày con cái báo hiếu với cha mẹ. Ngày này đã đi vào văn hoá truyền thống của dân tộc Việt Nam như một ngày lễ cổ truyền. Bởi vậy, theo phong tục, ngày Rằm tháng 7, các gia đình Việt thường làm mâm cơm cúng, mời các cụ về với con cháu, sau cũng là dịp để gia đình sum vầy.

Hàng năm, các gia đình thường cúng Rằm tháng 7 từ mùng 10 cho tới 14, 15 âm lịch.

Chuẩn bị mâm cỗ cúng Rằm tháng 7

Trong dịp cúng rằm tháng 7, thường có ba mâm cỗ cúng là mâm cúng Phật, cúng gia tiên và cúng chúng sinh. Về cách bày biện mâm cỗ cúng rằm tháng 7, nghệ nhân ẩm thực dân gian Ánh Tuyết cho rằng, không có quy định cụ thể về mâm cỗ cúng, bởi mỗi mâm cỗ sẽ tuỳ thuộc vào điều kiện của mỗi gia đình.

"Mâm cỗ cúng quan trọng lòng thành của mình là chính. Tuỳ vào mỗi gia đình, có gia đình cúng chay, có gia đình cúng mặn đó là tuỳ nhu cầu. Có người duy tâm, bảo ăn chay để người thân đã khuất được thanh tịnh. Nhưng cũng có những người vẫn cúng mặn, nhìn chung không nhất thiết phải bắt buộc có những món cụ thể, mà nên "tuỳ tiền biện lễ", nghệ nhân Ánh Tuyết chia sẻ.

 

Cúng Rằm tháng 7 nên tuỳ tiền biện lễ. Ảnh: LDO.
Cúng Rằm tháng 7 nên tuỳ tiền biện lễ. Ảnh: LDO.


Mặc dù không liệt kê cách bày biện mâm cỗ cụ thể nhưng nghệ nhân dân gian Ánh Tuyết cũng có những lưu ý riêng về 3 mâm cỗ cúng.

"Cách biện lễ trong mỗi mâm cỗ có những thứ khác nhau. Cúng Phật thường sẽ chỉ là hoa quả, cúng chay, bánh trái không có chút thịt, cá. Còn cúng gia tiên là một mâm cỗ tuỳ gia chủ. Cúng chúng sinh phần nhiều sẽ là những bánh kẹo nho nhỏ", nghệ nhân Ánh Tuyết đưa ra lưu ý riêng

Nghệ nhân Ánh Tuyết cũng nói thêm, nhiều gia đình thường cúng gia tiên và cúng chúng sinh, ai lễ Phật thì mới trình cúng Phật.

 


Văn khấn cúng Rằm tháng 7 âm lịch (Theo Nhà nghiên cứu tâm linh Nguyễn Xuân Cường):

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật! (3 lạy)

Kính lạy đức Bản gia Đông trù tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Kính lạy chư vị Tổ tiên

Kính lạy chư vị Hương linh nội, ngoại.

Hôm nay là ngày rằm tháng Bảy năm .... (Âm lịch)

Tín chủ con là.... cùng toàn gia quyến.

Nhân tiết Trung nguyên động lòng nhớ tới công đức rộng lớn của Tổ tiên, ông bà, cha mẹ đã sinh thành ra chúng con, dạy dỗ chúng con nên người.

Quả là đức cù lao khôn báo, công trời biển khó đền.

Trước linh toạ cúi xin lượng trên thương xót. Linh thiêng giáng lâm chứng giám tấm lòng thành, thụ hưởng lễ vật cùng với kim ngân minh y. Phù hộ độ trì cho con con, cháu cháu được đắc tài, đắc lộc, mọi việc hanh thông, sở cầu như ý, gia đạo hưng long.

Tín chủ con lại mời: Các vị vong linh y thảo phụ mộc, phảng phất trên đất này, nhân lễ Vu Lan cùng về hâm hưởng.

Kính mong chư vị chấp lễ chấp bái, chấp kêu, chấp cầu.

Đồng lai giám cách.

Kính cẩn dâng lời.

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật! (3 lạy)


https://laodong.vn/van-hoa/mam-co-cung-ram-thang-7-day-du-va-chuan-phong-tuc-nhat-832404.ldo

Theo Linh Chi (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Bữa cơm cộng cảm

Bữa cơm cộng cảm

(GLO)- Bữa cơm cộng cảm thể hiện sự cảm thông của người Jrai trước biến cố xảy ra trong một gia đình nào đó. Điều đó xác nhận mối liên hệ giữa các thành viên cùng với sự thống nhất ý chí của cộng đồng.
Địa danh Pleiku nhìn từ bia ký Chăm

Địa danh Pleiku nhìn từ bia ký Chăm

(GLO)- Từ trước đến nay, địa danh Pleiku được cho là xuất phát từ Plơi Aku trong tiếng Jrai. Plơi (Plei) là làng, Aku (Ku) là cái đuôi. Plơi Aku là làng đuôi, sau đó biến đổi thành Pleiku. Dân gian có 2 truyền thuyết về địa danh Pleiku.
Ðộc đáo trang phục bằng vỏ cây

Ðộc đáo trang phục bằng vỏ cây

Để hiểu rõ hơn về loại trang phục độc đáo này, chúng tôi tìm đến nhà nghệ nhân ưu tú Y Der (61 tuổi, ở thôn Kon Sơ Tiu, xã Ngọk Réo, huyện Đăk Hà, Kon Tum)-một trong số ít những người ở xã Ngọk Réo còn biết làm trang phục từ vỏ cây.
Pleiku: Ra mắt đội cồng chiêng nữ làng Chuêt Ngol

Pleiku: Ra mắt đội cồng chiêng nữ làng Chuêt Ngol

(GLO)- Tối 7-3, UBND xã Chư Á (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ xã, Đoàn thanh niên xã tổ chức đêm hội cồng chiêng, ra mắt câu lạc bộ “Cồng chiêng, nhạc cụ truyền thống dân tộc nữ làng Chuêt Ngol”.