Đi rừng, nhóm sinh viên tìm ra pháo đài kho báu huyền thoại 3.200 tuổi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Một pháo đài uy nghi, đầy cổ vật giá trị, tưởng chừng chỉ là một truyền thuyết được nhắc đến trong Kinh Thánh đã hiện ra trước mắt nhóm sinh viên tình nguyện, khi họ thám hiểm rừng Gurvin (Israel).
Nhóm sinh viên từ trường bách khoa Beer Sheva và trường dự bị quân sự Nachshon, làm tình nguyện viên cho Cơ quan thẩm quyền về Cổ vật Israel (IAA), đã có chuyến thám hiểm để đời khi phát hiện ra cả một pháo đài vĩ đại được xây dựng từ thế kỷ thứ 12 trước Công Nguyên.
 
Pháo đài nằm ở một vị trí đắc địa - Ảnh: IAA
Pháo đài nằm ở một vị trí đắc địa - Ảnh: IAA
Các chuyên gia từ IAA nhanh chóng tiếp quản hiện trường và nhanh chóng liên kết với câu chuyện trong Kinh Thánh kể về pháo đài do người Canaan bản địa, dưới sự giúp đỡ của các lãnh chúa Ai Cập, xây dựng nên để chống lại người Philistines xâm lược. Những tàn tích mà nhóm sinh viên phát hiện đích thị là công trình đó, với trình độ kỹ thuật vượt sức tưởng tượng.
 
Hiện trường khai quật - ảnh: IAA
Hiện trường khai quật - ảnh: IAA
Bên trong pháo đài, các nhà khoa học còn đào được vô số cổ vật chứng minh cho nguồn gốc của tòa nhà, bao gồm các mảnh đồ gốm dùng cho nghi lễ với thiết kế "lai" với phong cách Ai Cập. Với tuổi đời 3.200 năm và các giá trị lịch sử, các mảnh gốm này là một kho báu lớn.
 
Một số cổ vật được khai quật từ pháp đài huyền thoại - ảnh: IAA
Một số cổ vật được khai quật từ pháp đài huyền thoại - ảnh: IAA
Pháo đài là một tòa thành nhỏ vững chãi, thiết kế theo các "nhà thống chế" của Ai Cập, tường làm bằng đá dày. Ngưỡng cửa thậm chí được làm từ một khối đá nguyên vẹn nặng tới 3 tấn, được chạm khắc công phu. Pháo đài được đặt trên một vị trí chiến lược, tầm nhìn hướng thẳng ra con đường chính hàng ngàn năm tuổi chạy dọc theo Nahal Gurvin - một khe núi nối đồng bằng ven biển với đồng bằng Judaean. Khu vực chỉ cách thủ đô Tel Aviv hiện tại 57 km.
Công trình sẽ được mở cửa để tham quan miễn phí sau khi công cuộc khai quật được hoàn tất.
Anh Thư (Theo Fox News, Daily Mail/NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Yêu t'rưng như yêu tâm hồn xứ sở

Yêu t'rưng như yêu tâm hồn xứ sở

(GLO)- 

Tròn 70 năm kể từ khi cố Nghệ sĩ Ưu tú Nay Pharr (làng Ơi H'Briu, xã Chư Mố, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) mang chiếc đàn t'rưng giới thiệu đến đông đảo công chúng trong và ngoài nước, loại nhạc cụ độc đáo ấy đã được quảng bá không ngừng.

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

(GLO)- Bao thế hệ người Bahnar ở làng Châu (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn gắn bó với cồng chiêng bởi đó là nguồn cội, là bản sắc văn hóa của dân tộc. Chính sự tiếp nối, trao truyền giữa các thế hệ đã đưa thanh âm cồng chiêng của ngôi làng này vang vọng mãi.
Nồng nàn hương vị rượu cần

Nồng nàn hương vị rượu cần

(GLO)- Trong đời sống văn hóa, tinh thần của bà con các dân tộc thiểu số Tây Nguyên nói chung, người Jrai vùng Ia Pa nói riêng, rượu cần (rượu ghè) là một loại thức uống quý, không thể thiếu trong các buổi sinh hoạt cộng đồng hoặc của từng gia đình, dòng họ.
Phát huy giá trị di tích lịch sử-văn hóa Plei Ơi

Phát huy giá trị di tích lịch sử-văn hóa Plei Ơi

(GLO)- Nhằm phát huy giá trị Khu di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi, huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đã chú trọng đầu tư tôn tạo cũng như tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, về nguồn nhằm xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù tại địa phương.