Vẹn nguyên lời thề giữ đất

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Cách đây 45 năm, gần 20 cán bộ, chiến sĩ Đồn Công an vũ trang 649 (Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh ngày nay) với lời thề “Thà hy sinh tất cả chứ không chịu mất một tấc đất biên cương” đã anh dũng, kiên cường chống lại cuộc tấn công của 1 tiểu đoàn quân Pol Pot được trang bị đầy đủ vũ khí hạng nặng. Ký ức về lời thề giữ đất đến giờ vẫn vẹn nguyên trong lòng các cựu chiến binh tham gia trận đánh năm xưa.

Kiên cường bám trụ

Sau nhiều cuộc hẹn, chúng tôi cũng gặp được cựu chiến binh Đoàn Khánh Tân (tổ 4, phường Ia Kring, TP. Pleiku), người từng tham gia trận đánh bảo vệ Đồn Công an vũ trang 649 năm 1978. Mở đầu câu chuyện, ông chia sẻ: Năm 1977, lực lượng bảo vệ biên giới hai bên vẫn rất đoàn kết, trong căn “nhà giao tế”-được xây dựng để hai bên gặp gỡ, trao đổi thông tin vẫn rộn vang tiếng cười nói. Thế nhưng, sau đó, tình hình trở nên phức tạp. Địch bắt đầu có những hành động khiêu khích, đỉnh điểm là căn “nhà giao tế” bị chúng đốt. Đồng thời, chúng tổ chức nhiều toán trinh sát xâm nhập khu vực biên giới do đơn vị quản lý.

Mùa khô năm 1978, trời biên giới nóng như đổ lửa. Cái nóng không chỉ do thời tiết mà còn do sự căng thẳng leo thang và gây hấn của bọn Pol Pot. Từ tháng 1 đến tháng 4-1978, cán bộ, chiến sĩ Đồn 649 đã phát hiện và làm thất bại 40 lần trinh sát của địch, tháo gỡ, vô hiệu hóa hàng trăm quả mìn do chúng cài vào đất ta. Ngày 19-5, trận đụng độ xảy ra khi tổ trinh sát của đơn vị thấy địch đang đào công sự trên đất ta.

Về trận đánh đó, ông Rơ Lan Din (hiện ở làng Nú, xã Ia Nan, huyện Đức Cơ) kể lại: “Mặc dù đã dự đoán trước chiến tranh sớm muộn gì cũng sẽ đến nhưng vẫn có những tình huống diễn ra rất bất ngờ. Sáng sớm hôm đó, đội tuần tra của Đồn cơ động dọc đường biên giới thì phát hiện 5 tên địch đang hì hục đào công sự bên đất ta. Chỉ huy đội tuần tra ra lệnh cho tôi nổ súng bắn vào đội hình địch, tiêu diệt tại chỗ 1 tên, số còn lại bỏ chạy thục mạng về bên kia biên giới”.

Cựu chiến binh Đoàn Khánh Tân và kỷ vật là quả đạn từng sử dụng để đánh địch. Ảnh: Vĩnh Hoàng

Cựu chiến binh Đoàn Khánh Tân và kỷ vật là quả đạn từng sử dụng để đánh địch. Ảnh: Vĩnh Hoàng

Nhớ lại những ngày cùng cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị bị quân Pol Pot vây ráp, cựu chiến binh Đoàn Khánh Tân cho biết: Tiểu đoàn 2 (Trung đoàn 95) và Tiểu đoàn 3 (Tỉnh đội Gia Lai-Kon Tum) đang làm nhiệm vụ đánh địch ở khu vực biên giới phía Nam và Bắc đường 19 thì được lệnh rút về phía sau. Lúc này, trên khu vực biên giới chỉ còn lực lượng của Đồn 649 và 1 chốt của Huyện đội Chư Păh được bố trí ở hướng Tây Bắc, cách vị trí đóng quân của Đồn 649 khoảng 1.500 m. Đánh hơi thấy 2 tiểu đoàn của ta rút quân, địch lập tức triển khai 1 tiểu đoàn có pháo 105 mm yểm trợ áp sát vị trí Đồn 649 và chốt của Huyện đội Chư Păh nhằm thực hiện ý đồ vây ép, tập kích đánh chiếm. Trong thời gian này, do quân số có hạn nên chỉ huy Đồn 649 không thể đưa quân ra đánh địch từ xa mà chỉ tổ chức các tổ trinh sát vũ trang hoạt động nắm tình hình địch, lực lượng còn lại củng cố hầm hào, công sự sẵn sàng chiến đấu.

Ngày 16-6, tổ trinh sát của Đồn 649 phát hiện một lực lượng địch khá đông ở phía Nam đường 19. Vào lúc 18 giờ 30 phút ngày 18-6, bọn Pol Pot dùng pháo 105 mm, cối 82 mm, cối 60 mm và các loại súng đại liên từ các hướng đồng loạt bắn vào Đồn 649 và trụ sở các cơ quan đứng chân trên khu vực. Chỉ trong 3 ngày (từ 19 đến 21-6), Đồn 649 phải hứng chịu không dưới 5.000 quả đạn cối các loại. Khuôn viên của đơn vị gần như bị băm nát dưới đạn pháo quân thù. Cán bộ, chiến sĩ phải sinh hoạt dưới hầm hào nhưng vẫn bình tĩnh bám trụ chiến đấu với kẻ địch. Sau đó, địch cho quân áp sát và tổ chức bắn phá cả ngày và đêm nhằm làm lung lay ý chí chiến đấu của cán bộ, chiến sĩ ta. Vòng vây của địch ngày càng siết chặt. Lúc này, những trận mưa rừng đổ xuống dồn dập khiến hệ thống giao thông hào trong đơn vị nhầy nhụa bùn đất, nước ngập đến đầu gối.

“Tôi đảm nhận súng B41 để tiêu diệt địch. Chúng tôi nhô đầu lên khỏi công sự là bị chúng bắn tỉa. Vì vậy, tôi phải chạy khắp đường hào để bắn vào đội hình địch. Làm như vậy vừa tránh được địch bắn tỉa, vừa làm cho địch không dám tiến sát vì tưởng quân ta đông người. Có đồng đội của tôi bị thương ở chân, mặc cho mưa đạn vẫn bình tĩnh băng bó vết thương và cầm súng chiến đấu, nhiều ngày đêm phải căng mình trong công sự không dám ngủ vì sợ địch tràn lên”-cựu chiến binh Đoàn Khánh Tân kể.

Còn một người cũng chiến đấu

Trước tình hình quân Pol Pot vây hãm, cô lập Đồn 649 dài ngày, Ban chỉ huy tiền phương Công an vũ trang tỉnh đã điện báo cáo, đề nghị cấp trên nhanh chóng điều động lực lượng chi viện đánh địch ở vòng ngoài, qua đó phá vòng vây đang ngày một siết chặt như gọng kìm trên biên giới. Tuy nhiên, trong bức điện trả lời, Bộ Tư lệnh Quân khu 5 chỉ đạo: “Yêu cầu Đồn Công an nhân dân vũ trang 649 bằng mọi giá phải giữ cho được mục tiêu trong vòng 1 tuần, nhằm thu hút địch để Quân khu thực hiện theo yêu cầu của chiến dịch”. Ý kiến chỉ đạo của Quân khu cũng đồng nghĩa với mệnh lệnh “tử thủ” để bảo vệ biên cương.

Cựu chiến binh Trần Công Ân (phường Trà Bá, TP. Pleiku) nhớ lại: “Chỉ mười mấy anh em thôi nhưng chúng tôi xác định sẽ hy sinh đến cùng, còn một người cũng chiến đấu, miễn là cầm cự càng lâu càng tốt, không cho địch chiếm đồn. Những ngày chiến đấu bảo vệ đồn, chúng tôi không thể chợp mắt vì địch đông, trong khi quân ta quá ít, phải chia nhỏ đội hình, chạy khắp công sự để đánh địch. Hồi đó, nếu địch biết chúng ta chỉ có hơn chục người thì mọi chuyện có lẽ bi thương hơn”.

Cựu chiến binh Đoàn Khánh Tân và những kỷ vật đời binh nghiệp của mình. Ảnh: Vĩnh Hoàng

Cựu chiến binh Đoàn Khánh Tân và những kỷ vật đời binh nghiệp của mình. Ảnh: Vĩnh Hoàng

Cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam đã đi qua 45 năm, nhưng mỗi lần nhớ lại, cựu chiến binh Đoàn Khánh Tân vẫn không quên những khoảnh khắc “vào sinh ra tử” cùng đồng đội chiến đấu bảo vệ từng tấc đất biên cương.

Theo ông kể, những ngày đầu cuộc chiến đấu giữ đồn, tâm lý của những chiến sĩ trẻ cũng có phần lo lắng. Nhưng rồi sự lo lắng nhanh chóng qua đi, tất cả đều quyết tâm bám trụ, chiến đấu đến cùng với quân địch. Như trường hợp chiến sĩ nuôi quân Rơ Châm Ụ mỗi lần ra suối lấy nước đều bị địch bắn xối xả nhưng anh không hề nao núng, vẫn cố gắng mang được nước về phục vụ sinh hoạt cho anh em. Có lần, 2 chiếc thùng gánh nước bị đạn địch bắn biến dạng nhưng may mắn anh không hề hấn gì. Khi không ra suối được, anh dùng lá chuối hứng từng giọt nước mưa và sương đọng để nấu cơm hay đưa đồng đội uống. Khi địch tấn công, anh lại bỏ dở nồi cơm để cầm súng chiến đấu.

Với tinh thần còn một người cũng chiến đấu, cán bộ, chiến sĩ Đồn 649 đã anh dũng cầm chân địch trong 9 ngày đêm để các lực lượng của ta chi viện đánh đuổi, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Trong cuộc chiến ấy, 10 cán bộ, chiến sĩ của Đồn đã anh dũng hy sinh, một số đồng chí bị thương. Với chiến công đó, tháng 12-1979, Đồn Biên phòng 649 vinh dự được Đảng, Nhà nước tuyên dương danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Có thể bạn quan tâm

Dìu dặt Kon Chênh

Dìu dặt Kon Chênh

Dìu dặt mấy mươi năm giữ lấy vốn liếng Mơ Nâm trên chốn chênh vênh này, lão nghệ nhân đã có thể yên tâm khi văn hóa của làng mình được mọi người biết đến, nhớ đến, và đổi thay cuộc sống nhờ những điều nho nhỏ.

Đề án 06: Động lực xây dựng tỉnh nhà hiện đại, văn minh - Kỳ cuối: Tháo gỡ điểm nghẽn để về đích đúng tiến độ

Đề án 06: Động lực xây dựng Gia Lai hiện đại, văn minh - Kỳ cuối: Tháo gỡ điểm nghẽn để về đích đúng tiến độ

(GLO)- Triển khai Đề án 06 về phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030, các cơ quan, ban, ngành, đơn vị phối hợp chặt chẽ để tháo gỡ những điểm nghẽn, khó khăn, bất cập nhằm thực hiện đúng tiến độ.

Pháo đài Đồng Đăng được công nhận Di tích Lịch sử Quốc gia - Kỳ 4: Ba ngày đêm máu lửa

Pháo đài Đồng Đăng được công nhận Di tích Lịch sử Quốc gia - Kỳ 4: Ba ngày đêm máu lửa

Cùng với mục tiêu đánh chiếm pháo đài Đồng Đăng, quân địch dồn lực lượng để bao vây, đánh chiếm cứ điểm hang Đền Mẫu án ngữ con đường dẫn đến thị trấn Đồng Đăng. Tại đây, quân và dân địa phương đã kiên cường bám trụ 3 ngày đêm chống lại quân xâm lược.

Nhân sự kiện pháo đài Đồng Đăng được công nhận di tích lịch sử quốc gia - Kỳ 3: Chứng tích bi hùng

Nhân sự kiện pháo đài Đồng Đăng được công nhận di tích lịch sử quốc gia - Kỳ 3: Chứng tích bi hùng

Đối với cư dân sống ở thị trấn miền biên viễn Đồng Đăng, những ngày tháng đối đầu với quân xâm lược tháng 2/1979 giống như những thước phim quay chậm bi thương mà hào hùng. Họ đã sống, chiến đấu cùng bộ đội hiên ngang như thành đồng lũy thép ngay tuyến đầu Tổ quốc.

Tình yêu từ chiến hào: Bất tử Pò Hèn

Tình yêu từ chiến hào: Bất tử Pò Hèn

Trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, rất nhiều người lính đã không chỉ cống hiến xương máu, bảo vệ từng tấc đất biên cương, mà còn coi nơi mình chiến đấu là quê hương thứ 2 để ươm mầm tình yêu, cho hạnh phúc hôm nay.

Ở góc Tây Nam

Ở góc Tây Nam

Bà chủ homestay đầu tiên trên đảo Hòn Đốc (Kiên Giang) - Phương Thảo - kể hồi mới theo chồng ra đảo, ở đây cái gì cũng thiếu. Nước ngọt mỗi ngày đều phải chờ xà-lan chở từ Hà Tiên ra, mỗi nhà xách theo một can 30l ra cầu cảng nhận phát nước.

Rừng dừa Kinh Giang

Rừng dừa Kinh Giang

Rừng dừa nước bên bờ dòng Kinh Giang, xã Tịnh Khê (TP.Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) gắn liền với lịch sử kháng chiến thống nhất đất nước. Hiện đây là nơi mưu sinh của người dân và là điểm du lịch hấp dẫn.

"Đã có thầy ở đây..."

"Đã có thầy ở đây..."

Có thầy ở đây, trái tim trẻ thơ được sưởi ấm giữa những giông gió cuộc đời. Có cô ở đây, trẻ thơ vững bước trên hành trình gom nhặt kiến thức. Có thầy, cô ở đây, các em không chỉ học cách viết những con chữ mà còn học cách sống, cách yêu thương, cách đứng dậy sau vấp ngã…

Đổi thay ở làng phong Quy Hòa

Đổi thay ở làng phong Quy Hòa

Làng Quy Hòa, ngôi làng nhỏ nằm nép mình bên bờ biển Quy Nhơn, là nơi trú ngụ cho những bệnh nhân phong trong nhiều thập kỷ. Trải qua nhiều biến động, cùng với tiến bộ của y học, căn bệnh nan y ngày nào đã không còn là nỗi ám ảnh.