Về nơi lưu giữ 85 đạo sắc phong thần triều Nguyễn

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Nằm ở hữu ngạn dòng Cổ Chiên, Công Thần miếu (ở phường 5, TP.Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long) hiện đang lưu giữ 85 đạo sắc phong thần triều Nguyễn, hiện đây là nơi còn giữ được số lượng đạo sắc phong thần triều Nguyễn nhiều nhất Việt Nam.

Công Thần miếu có tên là miếu Hội Đồng, được xây dựng vào năm Minh Mạng thứ 17 (1837). Ảnh: N.Tri
Công Thần miếu có tên là miếu Hội Đồng, được xây dựng vào năm Minh Mạng thứ 17 (1837). Ảnh: N.Tri


85 “báu vật” quý giá

Theo Đại Nam nhất thống chí, trước đây, Công Thần miếu có tên là miếu Hội Đồng, được xây dựng vào năm Minh Mạng thứ 17 (1837). Người dân trong vùng thường gọi đây là Đình Khao, vì các quan ở thành Vĩnh Long thường sử dụng để mở tiệc khao thưởng binh lính.

Đến năm 1867, thực dân Pháp chiếm được 3 tỉnh Nam Kỳ (trong đó có Vĩnh Long) và bắt đầu công cuộc triệt hạ tất cả công trình văn hóa nhà Nguyễn. Lúc bấy giờ, 85 đạo sắc và phần lớn đồ tự khí ở miếu Hội Đồng được nhân dân quyết tâm bảo vệ giữ gìn, đem về cất giữ ở đình làng Thiềng Đức.

Đến năm 1915, do ảnh hưởng của phong trào chấn hưng văn hóa nên con gái bá hộ Trương Ngọc Lang (là bà Trương Thị Loan) đã cùng các nhân sĩ Vĩnh Long vận động xin tái lập miếu.

 

85 tấm đạo sắc được niêm phong khóa lại rất kỹ. Ảnh: N.Tri
85 tấm đạo sắc được niêm phong khóa lại rất kỹ. Ảnh: N.Tri



3 năm sau, Tổng đốc Nam Kỳ đã ký ban hành bảng công nhận miếu. Từ đó về sau, giới thân hào thi sĩ cùng bà con trong vùng đóng góp công sức, tiền của để dựng lại miếu. Riêng ông Nguyễn Văn Kỷ hiến một mẫu đất, bà Trương Thị Loan đóng góp 4.000 đồng Đông Dương. Sau khi việc tái thiết miếu hoàn tất, để tránh sự dòm ngó của chính quyền thực dân, nhân dân quyết định đổi tên miếu Hội Đồng thành Công Thần miếu.

Công Thần miếu được Bộ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) công nhận di tích lịch sử, văn hóa cấp quốc gia vào năm 1998. Những người tham gia giữ gìn 85 đạo sắc quý ở đây đều là dân địa phương, là con cháu nhiều đời thế hệ trước.

Ông Phan Văn Khải (72 tuổi) - cố vấn Ban quản lý Công thần miếu - cho biết: “Năm 2000, một đoàn du khách giàu có đến đây tham quan, có một người gặp riêng tôi rồi ngỏ ý mua lại một tấm đạo sắc với giá 10.000 USD. Nhưng tôi nhất quyết không bán. Vì bản thân tôi cũng như bao đời trước đến nay đều xem đạo sắc là báu vật vô giá”.

Quyết tâm giữ gìn

Cũng theo ông Khải, hiện, ban quản lý miếu có 29 thành viên thường trực, 92 hội viên, tất đều tự nguyện tham gia gìn giữ 85 đạo sắc không công. Người lớn nhất năm nay đã 90 tuổi, trẻ nhất cũng trên 30 tuổi.

Để bảo vệ cho 85 tấm đạo sắc, có một đội dân phòng thay phiên tuần tra xuyên suốt để bảo vệ. Bên cạnh đó, người dân ở đây đều đồng lòng bảo vệ “báu vật” vì đa số đều là con cháu của thế hệ trước.

Đặc biệt, các bảo vật ở đây đều được đóng gói kín vào thùng kẽm, rồi cho vào thùng gỗ trang nghiêm, bên ngoài thêm lớp kính, lớp khung sắt và khóa niêm phong lại rất kỹ. Công Thần miếu được gắn rất nhiều camera an ninh, hệ thống báo động kết nối đến tất cả thành viên ban quản lý để bất cứ ai cũng có thể ngày đêm giám sát.

 

Công Thần miếu được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận di tích lịch sử, văn hóa cấp quốc gia vào năm 1998. Ảnh: N.Tri
Công Thần miếu được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận di tích lịch sử, văn hóa cấp quốc gia vào năm 1998. Ảnh: N.Tri


Ông Khải còn cho hay, Công Thần miếu đã có 4 đời người trực tiếp ăn ngủ lại canh miếu, canh “báu vật”. Những người này được bầu, đặt tên bắt đầu bằng chữ Từ. Đó là ông Từ Thìn, Từ Sổ, Từ Ky và Từ Hiếu (vừa mới mất). Tất cả họ đều sống có đạo lý, có tâm huyết canh giữ đạo sắc cho đến hết đời.

“Trải qua nhiều thời điểm chiến tranh nhưng đạo sắc vẫn nguyên vẹn cho đến giờ. Tôi nhớ, thời kháng chiến chống Mỹ, đình làng Thiềng Đức bị cháy nhưng rất may bà con đã kịp mang toàn bộ đạo sắc vào Công Thần miếu lánh nạn. Không nhờ lúc đó nhanh trí thì coi như chẳng còn gì rồi” - ông Khải tâm sự.

Theo lãnh đạo Sở VHTTDL tỉnh Vĩnh Long, đối với 85 đạo sắc phong thần, UBND tỉnh cũng hỗ trợ đầu tư hệ thống camera giám sát. Ngoài ra, tỉnh đang mời các chuyên gia và thành lập hội đồng nghiên cứu đề nghị công nhận là bảo vật quốc gia.

“Với 85 đạo sắc còn lưu giữ, Công Thần miếu hiện là nơi duy nhất cả nước còn giữ được số lượng đạo sắc phong thần triều Nguyễn nhiều nhất Việt Nam. Ngoài ra, người dân đang bảo vệ rất tốt cho 85 đạo sắc phong” - vị lãnh đạo này cho biết thêm.

Theo NGUYỄN TRI (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

(GLO)- Sáng 6-11, tại TP. Pleiku, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai tổ chức hội thảo khoa học di tích lịch sử “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947, xã Kông Bơ La, huyện Kbang” nhằm hoàn thiện hồ sơ, trình cấp có thẩm quyền đề nghị xếp hạng di tích quốc gia.

Trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống tạo ra các sản phẩm lưu niệm phục vụ du khách

Trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống tạo ra các sản phẩm lưu niệm phục vụ du khách

(GLO)- Nằm trong khuôn khổ Tuần lễ hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đang Ya, chiều 9-11, tại khu vực sân nhà rông làng Gri, xã Chư Đang Ya (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai), Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND huyện Chư Păh tổ chức trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống.

Các nghệ nhân làng Chuet 2 (phường Thắng Lợi) phục dựng lễ báo hiếu cha mẹ tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam. Ảnh: Thu

Lễ báo hiếu của người Jrai

(GLO)- Lễ báo hiếu cha mẹ là tập tục văn hóa truyền thống đã có từ xa xưa trong đời sống của cộng đồng người Jrai. Đây là dịp để những người con đền đáp công ơn sinh thành, dưỡng dục và cầu mong thần linh ban sức khỏe cho cha mẹ.

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

(GLO)- Cách đây gần 18 năm, trong một số công trình điều tra văn hóa các làng đồng bào dân tộc thiểu số ở TP. Pleiku thì người ta xếp một số buôn làng trong khu vực, trong đó có làng Wâu và Ktu (xã Chư Á) là làng tương đối có giá trị, đưa vào diện bảo tồn và phát triển.

Sân trường rộn tiếng cồng chiêng

Sân trường rộn tiếng cồng chiêng

(GLO)- Cứ mỗi buổi sinh hoạt, khuôn viên Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Lơ Pang (xã Lơ Pang, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) lại rộn ràng tiếng cồng chiêng. Âm thanh quen thuộc ấy đến từ đôi tay nhỏ bé của các em học sinh thuộc Câu lạc bộ (CLB) Cồng chiêng của trường.

Người giữ nghề dệt thổ cẩm ở Ia Rsươm

Người giữ nghề dệt thổ cẩm ở Ia Rsươm

(GLO)- Không chỉ dệt thổ cẩm giỏi, chị Rah Lan H’Nghí (SN 1988, buôn Toát, xã Ia Rsươm, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) còn nhiệt tình chỉ dạy cho chị em trong buôn để góp phần bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc.

Bảo tồn bản sắc văn hóa ở TP. Pleiku dưới góc nhìn mới - Kỳ cuối: Giữ gìn, phát huy giá trị di sản văn hóa

Bảo tồn bản sắc văn hóa ở TP. Pleiku dưới góc nhìn mới - Kỳ cuối: Giữ gìn, phát huy giá trị di sản văn hóa

(GLO)- Chính quyền TP. Pleiku đã dành nguồn lực đầu tư để Plei Ốp thành điểm đến của du khách trải nghiệm văn hóa truyền thống và bản sắc dân tộc Jrai thông qua phục dựng một số lễ hội cộng đồng như: cúng giọt nước, pơ thi…

Rơ Châm Nguyên nặng tình với dân ca Jrai

Rơ Châm Nguyên nặng tình với dân ca Jrai

(GLO)-Nhiều năm qua, người dân làng Kte (xã Ia Phí, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) luôn dành sự yêu mến và kính trọng đối với bà Rơ Châm Nguyên bởi bà biết hát và lưu giữ nhiều bài dân ca của dân tộc Jrai.