Vẻ đẹp mong manh và bất tận của văn học Nhật Bản

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Khởi nguyên văn chương với waka (hòa ca - một thể loại văn học cổ của người Nhật Bản) và thần thoại, người Nhật Bản như ký thác vào nghệ thuật ngôn từ nhiều tư tưởng về cái đẹp và bản chất vô thường của thế giới.

Sống hết mình với hoạt động sáng tạo, thưởng thức, trân trọng và bảo tồn cái đẹp, vì vậy nền văn học Nhật luôn đề cao thân phận con người, mang tính hiện thực ở tầm vóc nhân loại và đặc biệt là có giá trị thẩm mỹ sâu sắc.

 


Trên tinh thần đó, tác phẩm mới Văn học Nhật Bản - vẻ đẹp mong manh và bất tận của tác giả Lam Anh (NXB Tổng hợp TP.HCM ấn hành), là sự đồng hành với độc giả, cùng khám phá nền văn chương phát triển vô cùng rực rỡ của đất nước mặt trời mọc. Ở đó từng trang sách là những cảnh ngộ của đời sống con người, bao câu chuyện rung lên trong từng cung bậc cảm xúc khác nhau: có khi hoài nghi, đôi lúc hoang mang nhưng như thế càng có điều kiện cảm nhận nền văn hóa thật và đầy đủ hơn, từ những thông điệp mà chính chủ nhân của nền văn hóa ấy lan tỏa vào từng bài viết. Đó là: Những nghịch lý nhân sinh trong truyện ngắn của Akutagawa Ryūnosuke, Vấn đề cái đẹp trong tiểu thuyết kim các tự của Mishima Yukio, hay Lý giải hiện tượng truyện Genji từ nền tảng văn hóa xã hội Nhật Bản, Thể loại monogatari trong thế giới văn chương tự sự…

Là sản phẩm được tạo nên từ tinh thần duy mỹ của người Nhật, văn học xứ Phù Tang được hiểu trong sự gắn kết với cảm thức thẩm mỹ và những nét đặc trưng của văn hóa truyền thống. Đó là điều quan trọng, nhưng đối với độc giả sinh trưởng bên ngoài không gian văn hóa đã hình thành nền văn học ấy thì mọi việc không đơn giản. Cái đẹp trong văn chương Nhật Bản gắn với sự vô thường của thế giới, sự mong manh của kiếp người nên thường phảng phất nét buồn và tâm thái trầm tư - đó là một đặc trưng quan trọng tồn tại xuyên suốt cả một quá trình.

Lịch sử văn hóa xứ sở mặt trời mọc là một tiến trình dài với rất nhiều thành tựu thuộc về nhiều loại hình nghệ thuật khác nhau nên văn chương cũng không nằm ngoại lệ, mà hòa trong dòng chảy chung đó. Đặc trưng này biểu hiện ở nhiều sắc độ khác nhau trong nhiều giai đoạn, nhiều loại hình văn chương từ waka truyền thống, truyện Genji (Truyện kể Genji - được coi là trường thiên tiểu thuyết theo nghĩa hiện đại đầu tiên của nhân loại, của nữ sĩ cung đình Nhật Bản Murasaki Shikibu) đến những sáng tác của các nhà văn hiện đại và đương đại.

Dưới góc nhìn của một nhà nghiên cứu ở khoa Nhật Bản học Trường ĐH KHXH-NV TP.HCM, những bài viết trong sách Văn học Nhật Bản - vẻ đẹp mong manh và bất tận là kết quả gặt hái được sau những tháng ngày âm thầm vun xới, tìm kiếm vẻ đẹp trong văn học Nhật Bản của tác giả Lam Anh.

Lam Anh hiện là một dịch giả văn học Nhật Bản tên tuổi và có uy tín. Nhiều tác phẩm chuyển ngữ thành công của chị đã xuất bản tại VN và được độc giả đón nhận, như: Gối đầu lên cỏ, Ngày 210, Cỏ ven đường, Xứ tuyết… Vì vậy, với khối lượng kiến thức đồ sộ mà cuốn sách Văn học Nhật Bản - vẻ đẹp mong manh và bất tận mang lại, tác giả tiếp tục giúp người đọc hiểu thêm về vẻ đẹp của văn học xứ Phù Tang, có lúc mong manh giữa hai miền sáng tối, giữa thực tại nghiệt ngã và mộng ước thanh cao, nhưng lại bất tận giữa nhịp sống xô bồ và sự tĩnh lặng trong tâm hồn mỗi người.

Theo Quỳnh Trân (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

(GLO)- Thường thì người Nghệ hay đi làm ăn xa và họ thành đạt ở đấy. Văn nghệ sĩ lại càng thế. Là tôi nhận ra điều này từ những người bạn văn của mình, tất nhiên, vẫn có ngoại lệ hoặc có thể tôi sai.
Ban tế lễ thực hiện nghi thức cúng. Ảnh: Vũ Chi

Người dân Phú Thiện Giỗ Tổ Hùng Vương

(GLO)- Tối 18-4 (nhằm mùng 10-3 âm lịch), người dân tổ dân phố 8 (thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) tập trung đông đủ về nhà văn hóa của tổ để tổ chức lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương, tưởng nhớ Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

(GLO)- 

Cảnh vật trên đỉnh Nghĩa Lĩnh cũ xưa như nghìn năm vẫn thế. Tác giả như lạc về nghìn xưa ấy và cảm nhận được bước luân chuyển vần vũ của thời gian. Vật đổi sao dời, chỉ có những buổi chiều nơi đây luôn mãi trong xanh…

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).
Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

(GLO)- "Hoàng hôn" của nhà thơ Nguyễn Tấn Hỷ là tác phẩm nhiều cảm xúc trước bóng chiều hoàng hôn. Trong tia nắng le lói cuối ngày, những cánh chim mải miết tìm về tổ ấm, những đôi chân lam lũ mải miết về nhà...
Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

(GLO)- Được đào tạo chuyên ngành Văn học, khi ra trường lại quyết liệt theo đuổi nghề báo, sau đó “đầu quân” vào ngành Công an và bất chợt tìm thấy niềm hạnh phúc với văn chương-đó là những bước ngoặt bất ngờ trong cuộc sống của Thượng úy Nguyễn Thị Thanh Thúy (Phòng ANCT nội bộ, Công an tỉnh).

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

(GLO)- Nắng hòa cùng bốn mùa xuân, hạ, thu, đông thành những gam màu khác nhau. Trong bài thơ mới của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng, nắng được hóa thân thành "cô bé" với những tính cách nhí nhảnh, đáng yêu...
Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

(GLO)- Tôi quen và chơi với Nguyễn Ngọc Tư đã mấy chục năm và cũng hết sức bất ngờ khi mới đây chị công bố... thơ, mà tới 2 tập liên tiếp và bán tơi tới. Thì cả nước đều biết Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn nổi tiếng, nhất là sau khi “Cánh đồng bất tận” xuất hiện.
Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

(GLO)- "Cỏ mây" của nhà thơ Lê Từ Hiển như một khúc tự tình của hoa dại, của mây trời, thỏa sức sống đời thảnh thơi nơi triền sông, cô độc trong sự ngọt ngào, hồn nhiên, ngất ngưởng...