Vẽ biển trên những con sò

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Thoạt nhìn Long như võ sư với hình tướng vạm vỡ và gương mặt có “chất”. Nhưng vẻ ngoài đánh lừa bạn, khi đó là một họa sĩ vẽ tinh tế, tỉ mỉ với từng vỏ sò, vỏ ốc để tạo nên những tác phẩm, trong có bộ sưu tập “Nữ thần Việt” được ghi vào kỷ lục Guinness của Việt Nam.

 

 La Như Long là một người cởi mở và thân thiện. Ảnh: V.VĂN
La Như Long là một người cởi mở và thân thiện. Ảnh: V.VĂN




Câu chuyện với La Như Long diễn ra tại xưởng của anh ở Phú Nhuận (TPHCM) trong khung cảnh mấy bạn trẻ cùng nhóm đang dát vàng lên tranh sơn mài. Long bảo, ngoài mảng sơn mài, hiện anh đang tìm cách dung hợp tranh lụa và tranh sơn dầu, sao cho sơn dầu có chất lụa về độ màu, hình ảnh và cách điệu để giàu bản sắc Việt. 

 

Vẽ ngọn hải đăng. Ảnh: V.VĂN
Vẽ ngọn hải đăng. Ảnh: V.VĂN



Tuy nhiên, nhiều người biết đến Long lại là mảnh tranh vỏ sò với hình ảnh thiên nhiên, con người, đặc biệt là vẻ đẹp của biển. Long bảo anh yêu biển từ khi còn là sinh viên trường Đại học Mỹ thuật TPHCM. Thấy vỏ sò rất bền, bao năm sau vẫn giữ được nguyên hiện trạng, một ý tưởng lóe lên trong anh: Tại sao không vẽ và tạo nên những bức tranh sò, vừa tạo thêm việc làm cho người dân nhất là trẻ em vùng biển đi thu gom vỏ sò, vỏ ốc lại vừa góp phần bảo vệ môi trường biển? Cái hay cũng là sáng tạo của La Như Long là cố gắng thể hiện nét đẹp, phong tục tập quán đa dạng của các miền biển khác nhau. Như với Phan Rang là các tranh sò mang đường nét của đồi cát, vẻ đẹp của đàn cừu dưới nắng chiều, của Tháp Chàm cổ kính…

Rời bỏ những công việc có mức thu nhập cao (thiết kế quảng cáo, họa sĩ tạo mẫu cho một công ty vàng bạc đá quý…), La Như Long tập hợp một số bạn trẻ thực hiện nhiều tranh trên vỏ sò, vỏ ốc tạo nên các sản phẩm trang sức như mặt dây chuyền, hoa tai… 


 

Một số sản phẩm của La Như Long. Ảnh: V.VĂN
Một số sản phẩm của La Như Long. Ảnh: V.VĂN


Vẽ lên sò khó nhất là điểm gì? Vỏ sò nhỏ, có gân nên vẽ sao cho liền lạc là rất khó, còn mặt trong láng của vỏ thì Long muốn giữ nguyên không vẽ. Long dùng màu của sơn mài và sơn acrylic cao cấp để tạo ra những sản phẩm vừa mang tính nghệ thuật vừa có độ bền. Con mắt của một họa sĩ kết hợp với những trải nghiệm giúp cho Long có được sự đa dạng trong hình và màu của tranh vỏ sò, bắt mắt người xem, trong đó bộ sưu tập “Nữ thần biển” của anh và các cộng sự cùng làm trong 8 tháng là khá ấn tượng.

Mong ước của La Như Long là  sống được với tranh vỏ sò, chia sẻ với nhiều người và làm sao để mọi người có thêm nghề mới thu nhập tốt hơn.

 

https://laodong.vn/van-hoa-giai-tri/ve-bien-tren-nhung-con-so-817097.ldo

Theo Việt Văn (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Âm sắc Tây Nguyên trên quê Bác

Âm sắc Tây Nguyên trên quê Bác

(GLO)- Từ ngày 16 đến 20-5, gần 40 ca sĩ, diễn viên, nghệ nhân Gia Lai đã tham gia 2 sự kiện vô cùng ý nghĩa tại tỉnh Nghệ An. Đó là hội diễn nghệ thuật quần chúng “Tiếng hát Làng Sen” và triển lãm “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người” năm 2025.

Khai mạc triển lãm ảnh “Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tại Bình Định - Sắc màu hội tụ”

Khai mạc triển lãm ảnh “Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tại Bình Định - Sắc màu hội tụ”

Nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2023); 47 năm Ngày Quốc tế Bảo tàng (18/5/1978 - 18/5/2025), sáng 12-5, Bảo tàng tỉnh Bình Định phối hợp Bảo tàng Quang Trung khai mạc triển lãm ảnh chủ đề “Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tại Bình Định - Sắc màu hội tụ”.

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Gia Lai một hai ba

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Gia Lai một hai ba

(GLO)- "Gia Lai một hai ba" của Nguyễn Thanh Mừng dẫn người đọc qua những nẻo đường dốc đèo, qua tiếng thác reo và chiêng cồng, để gặp lại khí phách người xưa. Mỗi hình ảnh, mỗi nhịp thơ là một lát cắt vừa hoang sơ, vừa tự hào về bản sắc không thể phai mờ của đại ngàn Tây Nguyên.

Thơ Lê Thành Văn: Nghe con đọc thơ về Tổ quốc

Thơ Lê Thành Văn: Nghe con đọc thơ về Tổ quốc

(GLO)- Trong bài thơ "Nghe con đọc thơ về Tổ quốc", tác giả Lê Thành Văn để mạch cảm xúc tuôn chảy tự nhiên: từ sự rưng rưng khi nhớ về chiến tranh đến niềm tin lặng lẽ gửi gắm vào thế hệ mai sau. Bài thơ như một nhịp cầu nối liền quá khứ đau thương và hiện tại bình yên.

Thơ Lê Vi Thủy: Biên cương mùa gió

Thơ Lê Vi Thủy: Biên cương mùa gió

(GLO)- Giữa những cơn gió xào xạc của núi rừng Tây Nguyên bỏng rát, bài thơ “Biên cương mùa gió” của Lê Vi Thủy như thổi vào lòng người nỗi xúc động lặng thầm. Từ ánh mắt trẻ thơ đến no ấm buôn làng và những giọt mồ hôi người lính, tất cả hòa quyện trong khát vọng yên bình nơi địa đầu Tổ quốc.

Tổ quốc trong tim

Thơ Lenguyen: Tổ quốc trong tim

(GLO)- Bài thơ “Tổ quốc trong tim” của tác giả Lenguyen là lời tri ân sâu sắc với cha ông đã hy sinh vì độc lập dân tộc. Từ Cửu Long đến Trường Sơn, từ Điện Biên đến Sài Gòn, một Việt Nam bất khuất vươn lên giữa máu và hoa, rạng ngời sắc cờ Tổ quốc.

Thơ Đào An Duyên: Lòng quê

Thơ Đào An Duyên: Lòng quê

(GLO)- Trong nhịp sống hiện đại hối hả, bài thơ "Lòng quê" của tác giả Đào An Duyên là tiếng vọng thầm lặng mà day dứt. Người xa quê, dù ở đâu chăng nữa vẫn mang trong tim nỗi nhớ cội nguồn. Qua hình ảnh nước xuôi nước ngược, bài thơ gợi về sự gắn bó thiêng liêng giữa con người và quê hương.

Người nặng lòng với dân ca Tày

Người nặng lòng với dân ca Tày

(GLO)-Hơn 30 năm kể từ ngày rời quê hương Cao Bằng vào Gia Lai lập nghiệp, ông Mã Văn Chức (SN 1961, tổ 3, thị trấn Phú Thiện) vẫn nặng lòng với văn hóa dân tộc Tày. Hơn 100 bài hát đã được ông sáng tác theo làn điệu dân ca Tày với mong muốn “giữ lửa” cho âm nhạc dân gian.

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

(GLO)- Bằng hình ảnh thiên nhiên giàu biểu cảm, bài thơ "Những gương mặt hoa cài" của Lữ Hồng gợi nên vẻ đẹp bình yên ẩn sâu trong nhịp sống phố thị. Lời thơ không chỉ là hoài niệm, mà còn là nơi gửi gắm tình yêu, ký ức và những giấc mơ không lời giữa tháng năm xoay vần.