Vào "thủ phủ" Voọc Chà vá chân đen

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Chúng tôi đến Vườn Quốc gia (VQG) Núi Chúa thuộc tỉnh Ninh Thuận nơi vừa phát hiện vụ săn Vọoc Chà vá chân đen gây xôn xao dư luận, khi 2 thợ săn giết 5 con vọoc thuộc nhóm 1B-nhóm cực kỳ nguy cấp cần bảo tồn.

VQG Núi Chúa tháng cuối năm, gió biển từ cửa vịnh Cam Ranh thổi vào lồng lộng mang theo hơi lạnh của khí hậu miền Trung. Dẫn chúng tôi luồn rừng hướng về đỉnh Núi Chúa, anh Co Yum, Phó Trạm kiểm lâm Bình Tiên (đóng tại xã Cam Hải, huyện Thuận Bắc, Ninh Thuận) cho biết, khu vực rừng thuộc quản lý bảo vệ của trạm rộng hơn 2.000 ha thuộc tiểu khu 139, 140  là nơi tập trung sinh sống của Vọoc Chà vá chân đen với khoảng 6 đàn, mỗi đàn 10 đến hơn 20 con. Anh Yum nói: “Thông thường mùa này gió lạnh đàn vọoc ít di chuyển xuống núi kiếm ăn, mà ở sâu trong núi tránh gió”.

 

Hai đối tượng Tuấn và Chương bị bắt ngày 30-11.
Hai đối tượng Tuấn và Chương bị bắt ngày 30-11.

Chúng tôi chuẩn bị tinh thần và dụng cụ đi rừng cho khoảng 3 giờ leo núi vào sâu lãnh địa cư trú của các đàn vọoc. Nhưng thật bất ngờ, mới đi một quãng đường, anh Trần Thanh Tùng, Trạm trưởng Trạm kiểm lâm Thái An cùng đi với chúng tôi ra hiệu đứng lại, hướng về chòm cây lớn cách xa khoảng 100 m là những con vọoc đang đu cành cây ăn lá non.  Một con vọoc to lớn với chiếc đuôi trắng nổi bật ngồi vắt vẻo trên cành cây cao nhất, cảnh giác hướng về phía chúng tôi nơi đã phát ra những tiếng động bất thường. Anh Tùng cho biết: Đây có thể là con đầu đàn, có nhiệm vụ cảnh giới và báo động cho cả đàn chạy trốn khi có mối nguy hiểm đe dọa.

Loài vọoc rất nhạy với màu sắc đỏ, vàng, trắng nên cách cả trăm mét chúng đã phát hiện và sẽ bỏ chạy ngay khi mối nguy hiểm đến gần hơn. Vì vậy chúng tôi chỉ có thể quan sát đàn vọoc từ rất xa, ống kính máy ảnh 18 - 200 zoom hết mức cũng chỉ thấy những con vọoc thoắt ẩn, thoắt hiện dưới tàn lá. Hạt phó Yum nói: “Đây là khu vực sinh sống của vọoc, nhưng không phải lúc nào anh em kiểm lâm cũng gặp vọoc đâu. Bởi nghe động từ xa là chúng đã chạy biến hết. Muốn quan sát vọoc phải biết khu vực chúng thường ra ăn và ẩn phục”.

Cảnh giác cao độ, nhưng vọoc cũng không thoát khỏi tay thợ săn. Chính tập tính sống bầy đàn, phục tùng theo con đầu đàn, từ điểm tốt đã thành yếu điểm và trở thành thảm kịch đẫm máu cho chúng. Mỗi khi rơi vào bẫy thợ săn là cả gia đình nhà vọoc gần như bị xóa sổ. Kinh nghiệm nhiều năm bảo vệ, bảo tồn loài vọoc ở Núi Chúa, Trạm trưởng Tùng cho biết: “Cả đàn vọoc, nhất cử nhất động đều theo con đầu đàn. Mỗi khi con đầu đàn bị bắn hạ, đàn vọoc chạy tản ra xung quanh, nhưng rồi mất phương hướng khi không còn con chỉ huy, chúng đứng yên một chỗ, run rẩy úp mặt vào thân cây, thợ săn chỉ việc ngắm bắn”.

Nhiều năm được bảo vệ, bảo tồn, vọoc Núi Chúa đã phát triển bầy đàn ngày càng đông hơn. Trạm trưởng Tùng cho biết số lượng vọoc con sinh ra hàng năm đã đánh giá được điều này. Công tác bảo vệ vọoc không chỉ mỗi lực lượng kiểm lâm, công an, các cơ quan chức năng mà còn ý thức người dân địa phương đã được nâng cao. Trong các vụ săn vọoc phát hiện được là người từ địa khác đến xâm nhập săn bắn.

Dẫn chúng tôi đến khu vực một bờ suối, anh Co Yum cho biết đây là địa điểm phát hiện 2 thợ săn bắn 5 con vọoc Chà vá chân đen vào ngày 30/11 vừa qua. Anh Yum kể lại, hôm đó tổ tuần tra kiểm lâm trạm Bình Tiên đi tuần phát hiện dấu xe máy đi vào một lối mòn ven rừng. Tổ tuần tra đi vào một đoạn thì phát hiện chiếc xe máy cùng với giỏ xách để bên bụi rậm. Đi tiếp về phía con suối, bất ngờ có 2 đối tượng đang tắm suối nhìn thấy kiểm lâm liền bỏ chạy. Quay ra kiểm tra, tổ kiểm lâm phát hiện trong chiếc túi xách du lịch là xác 5 con vọoc đã bị mổ bụng lấy hết nội tạng, kẻ thợ săn bỏ trốn để lại 1 chiếc ví đựng giấy tờ có tên Nguyễn Văn Chương.

Ngay lập tức lực lượng công an huyện Thuận Bắc, bộ đội biên phòng cùng kiểm lâm VQG Núi Chúa được triển khai truy lùng đối tượng săn bắn vọoc. Đến 16 giờ cùng ngày, lực lượng chức năng phát hiện 3 người khả nghi di chuyển trên xe máy. Qua kiểm tra, đối chiếu nhận dạng với giấy CMND thu được, lực lượng chức năng đã bắt giữ 2 đối tượng là Nguyễn Phương Tuấn (43 tuổi) và Nguyễn Văn Chương (36 tuổi), cả 2 cùng ngụ tại huyện Ninh Hòa (Khánh Hòa). Ông Nguyễn Trọng Huynh, Phó hạt trưởng Hạt kiểm lâm VQG Núi Chúa phát hiện ra đối tượng Tuấn “là người quen” khi vào năm 2011, Tuấn đã bị kiểm lâm bắt giữ trong vụ săn 15 con vọoc tại đây.

Mạnh Thắng-Thanh Quang/tienphong

Có thể bạn quan tâm

Thầy Nguyễn Quang Tưởng và cô RCom H’Ni (thứ 3 từ phải sang) tâm huyết với mô hình “Làng văn hóa dân tộc”. Ảnh: T.D

Người thầy làm “sống dậy” văn hóa dân tộc thiểu số trong trường học

(GLO)- Mong muốn xây dựng môi trường giáo dục đặc thù mang đậm bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số, năm 2023, thầy Nguyễn Quang Tưởng-Hiệu trưởng Trường THCS Dân tộc nội trú huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã phục dựng thành công “Làng văn hóa dân tộc” trong khuôn viên trường học.

Nghề của niềm đam mê

Nghề của niềm đam mê

Ở xã Nghĩa Hiệp (Tư Nghĩa), nhiều người biết anh Mai Ngọc Trương Vinh (35 tuổi), bởi anh nổi tiếng với nghề đúc chậu hoa, cây cảnh, có hoa văn, họa tiết độc đáo.

Đi biển mùa xuân

Đi biển mùa xuân

Làng biển rộn ràng trong ngày hội Nghinh Ông. Lễ hội đã trở thành Tết biển, một nét đẹp văn hóa của người dân nơi đầu sóng ngọn gió Cần Giờ. Sau 3 ngày chơi lễ, những con tàu đánh cá lại vươn mình ra khơi, bám biển ngày đêm, đi suốt mùa xuân... 

Đâu rồi tranh Tết làng Sình?

Đâu rồi tranh Tết làng Sình?

Nếu Kinh Bắc nổi danh với tranh dân gian Đông Hồ và Thăng Long - Hà Nội vang tiếng với tranh Hàng Trống, tranh Kim Hoàng (Hoài Đức - Hà Nội) thì miền Trung gió Lào cát trắng lừng danh với tranh dân gian làng Sình.

Tôi là du kích Ba Tơ...

Tôi là du kích Ba Tơ...

“Cả đời cống hiến cho cách mạng, trải qua nhiều chức vụ, nhưng điều tôi tự hào nhất là mình từng là đội viên Đội Du kích Ba Tơ”. Đó là tâm sự của Đại tá Thân Hoạt, năm nay 98 tuổi đời, 80 tuổi Đảng, người con của quê hương Quảng Ngãi.

Người của bách khoa

Người của bách khoa

Thật ra sáu mươi không chỉ là mốc quy ước để có tuổi hưu trí mà còn là tuổi của “nhi nhĩ thuận” (tai đã nghe đủ chuyện đời nên giờ là lúc biết lẽ thuận, nghịch), GS Trần Văn Nam là người nhi nhĩ thuận đã mấy năm rồi.

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

(GLO)- Hơn 30 năm cầm cương, ông Phan Xuân Định (SN 1966, thôn Đồng Bằng, xã Biển Hồ, TP. Pleiku) vẫn luôn nhớ về những ngày tháng rong ruổi cùng tiếng vó ngựa trên cao nguyên. Lão xà ích ấy vẫn âm thầm nuôi dưỡng đàn ngựa để thỏa chí tang bồng và giữ cho phố núi Pleiku nét riêng độc đáo.