'Văn nghệ sỹ đóng vai trò then chốt, gìn giữ và phát triển văn hóa'

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng nêu rõ văn nghệ sỹ là những người thắp lên ngọn đuốc soi đường, giữ lửa và truyền lửa, đóng vai trò then chốt đối với việc gìn giữ và phát triển văn hóa...
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng phát biểu. (Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN)

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng phát biểu. (Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN)

Ngày 19/5, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức trọng thể Lễ trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng dự và phát biểu tại lễ trao giải.

Cùng dự có Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn; Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến, đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương, các tác giả, đồng tác giả, thân nhân các tác giả được tặng, truy tặng các Giải thưởng đợt này.

Vun trồng các giá trị tốt đẹp, khơi dậy niềm tự hào, tự tôn dân tộc

Phát biểu tại Lễ trao giải, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng biểu dương, chúc mừng những thành tựu to lớn mà đội ngũ văn nghệ sỹ Việt Nam đã đạt được trong những năm qua; chúc mừng các tác giả, thân nhân các tác giả có tác phẩm, cụm tác phẩm được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật năm 2022.

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng nêu rõ: Những nhà hoạt động và sáng tạo văn hóa, văn nghệ sỹ là những người thắp lên ngọn đuốc soi đường, giữ lửa và truyền lửa, đóng vai trò then chốt đối với việc gìn giữ và phát triển văn hóa, là lực lượng trí thức tiêu biểu, luôn mẫn cảm với thời cuộc, nhiều dự cảm về tương lai, bằng những sáng tạo nghệ thuật có khả năng định hướng về tư tưởng, thẩm mỹ và vun trồng các giá trị tiến bộ, nhân văn.

Chủ tịch nước khẳng định, đất nước ta đang từng bước vững vàng trong giai đoạn phát triển mới, đòi hỏi phải phát huy mạnh mẽ sức mạnh con người Việt Nam, nền văn hóa Việt Nam - động lực và là nguồn lực nội sinh quan trọng cho phát triển bền vững. Trước những thách thức đang đặt ra hiện nay, đất nước ta cần nhiều hơn nữa các tác phẩm có giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật.

Đó là những tác phẩm phản ánh được thực tiễn sinh động của đời sống xã hội, tầm vóc của công cuộc Đổi Mới ở mọi lĩnh vực, thúc đẩy một đời sống dân chủ lành mạnh, phản ánh vẻ đẹp tâm hồn con người Việt Nam và khát vọng lớn lao của toàn dân tộc.

Hơn lúc nào hết, Tổ quốc, nhân dân đang rất cần sự dấn thân, lòng dũng cảm của văn nghệ sỹ. Bằng tâm thế sáng tạo, trách nhiệm, tâm huyết với sự nghiệp chung, trước những biến động của thời đại, các văn nghệ sỹ cần có bản lĩnh vững vàng, sự tỉnh táo để vượt qua những thách thức bên ngoài và vượt lên chính mình; khám phá, phản ánh những chiều kích đa dạng của đời sống xã hội, khẳng định những dòng chảy chủ lưu, tích cực.

Đồng thời, các nghệ sỹ cần khám phá chiều sâu thế giới nội tâm của con người, giải mã các tầng nấc phong phú của cảm xúc, giải quyết xung đột về nhận thức của cuộc đấu tranh giữa cái tốt và cái xấu, cái cao thượng và thấp hèn, giữa phụng sự nhân dân bằng tình yêu, trách nhiệm và những toan tính lợi ích cá nhân vị kỷ.

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng với đại biểu tham dự buổi lễ. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng với đại biểu tham dự buổi lễ. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng khẳng định, Đảng, Nhà nước, nhân dân tiếp tục tin tưởng, chờ đợi những tác phẩm văn học nghệ thuật mới, ngang tầm với sự nghiệp cách mạng của Đảng, nhân dân ta. Thông qua các hình thức văn học nghệ thuật đa dạng, phong phú, trực tiếp bồi đắp, nâng cao phẩm chất công dân, phẩm chất con người Việt Nam trong thời đại mới, lan tỏa, vun trồng các giá trị tốt đẹp, khơi dậy tinh thần lạc quan, niềm say mê lao động, trách nhiệm, kỷ luật, sáng tạo, niềm tự hào, tự tôn dân tộc, khơi dậy chủ nghĩa anh hùng cách mạng, tinh thần đại đoàn kết, ý chí tự lực, tự cường và khát vọng phát triển đất nước Việt Nam giàu mạnh, phồn vinh, hạnh phúc.

Chủ tịch nước cũng đề nghị các cơ quan, tổ chức, bộ, ngành, địa phương, tiếp tục nhận thức sâu sắc về vai trò của văn hóa, văn học, nghệ thuật và của văn nghệ sỹ trong phát triển văn học nghệ thuật và xây dựng nền văn hóa Việt Nam; tiếp tục tập hợp, đoàn kết lực lượng văn nghệ sỹ người Việt Nam, kịp thời tôn vinh, biểu dương các văn nghệ sỹ có nhiều thành tựu, cống hiến cho đất nước; chú trọng thiết lập môi trường dân chủ, tôn trọng đặc trưng sáng tạo nghệ thuật, mở rộng biên độ tự do trong sáng tác hơn nữa, phát huy tài năng văn học nghệ thuật; chăm lo đời sống của văn nghệ sỹ, để văn nghệ sỹ có thể sống được với nghề, bằng tài năng và sự cống hiến.

Đặc biệt, các cơ quan, tổ chức cần quan tâm, khuyến khích các văn nghệ sỹ trẻ dấn thân vào thực tiễn rộng lớn, sinh động của đời sống xã hội, khám phá những vẻ đẹp con người Việt Nam; đổi mới tư duy sáng tạo, tìm kiếm những thủ pháp nghệ thuật mới mẻ nhằm truyền tải một cách thuyết phục chiều sâu tư tưởng và nhân văn, phù hợp với giới trẻ, hấp dẫn được công chúng, đưa văn hóa truyền thống đi cùng với thời đại, lan tỏa tình yêu cuộc sống và những khát vọng đẹp đẽ.

Các cơ quan cần nghiên cứu, xây dựng những cơ chế hiệu quả để quảng bá, giới thiệu các tác phẩm hay, xuất sắc đến với công chúng trong và ngoài nước. Thông qua văn học, nghệ thuật, nâng cao sức hấp dẫn của bản sắc văn hóa dân tộc; tiếp thu, tiếp biến có chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại; góp phần phát huy sức mạnh văn hóa, con người Việt Nam; đưa hình ảnh, đất nước, con người Việt Nam ra với thế giới đồng thời xây dựng Việt Nam trở thành địa chỉ hấp dẫn về giao lưu văn hóa quốc tế.

Thời gian qua, các cơ quan đã cố gắng trong việc đổi mới công tác xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật đáp ứng yêu cầu, mục đích của giải thưởng cao quý này để phù hợp với thực tiễn văn học, nghệ thuật thời kỳ mới.

"Tôi đề nghị thời gian tới, với tinh thần tôn vinh những văn nghệ sĩ đã dâng hiến trọn đời cho Cách mạng, cho nền văn học nghệ thuật nước nhà, thấu hiểu sự sáng tạo đặc biệt, sự đóng góp vô giá và ảnh hưởng rộng lớn của các văn nghệ sỹ cho Cách mạng và cho dân tộc, để đúng với tấm lòng biết ơn chân thành và sâu sắc của chúng ta, không được “bỏ sót” các tác phẩm thực sự có giá trị, không để các văn nghệ sỹ xứng đáng nhưng chưa được vinh danh,” Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng nhấn mạnh.

Ghi nhận những cống hiến, vì sự phát triển của nền văn học nghệ thuật nước nhà

Tại lễ trao giải, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã trao tặng giải thưởng cho các tác giả, đồng tác giả được nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh; Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn; Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến; Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng trao tặng Giải thưởng Nhà nước cho các tác giả, đồng tác giả.

Giải thưởng Hồ Chí Minh, giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật được tổ chức 5 năm một lần, là những phần thưởng cao quý dành cho những tác phẩm đặc biệt xuất sắc, có giá trị cao về văn học, nghệ thuật, về nội dung tư tưởng; là sự ghi nhận, đánh giá của Đảng, Nhà nước, nhân dân đối với văn nghệ sỹ, trí thức đã có nhiều cống hiến, vì sự phát triển của nền văn học nghệ thuật nước nhà. Qua các lần trao giải, những giải thưởng cao quý này đã tôn vinh hàng trăm tác phẩm, cụm tác phẩm của các tác giả, những tên tuổi đã có nhiều cống hiến.

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh cho tác giả Chu Chí Thành, nguyên phóng viên Thông tấn xã Việt Nam với bộ ảnh 'Hai người lính'. (Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN)

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh cho tác giả Chu Chí Thành, nguyên phóng viên Thông tấn xã Việt Nam với bộ ảnh 'Hai người lính'. (Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN)

Tại lễ trao giải, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng, Chủ tịch Hội đồng cấp Nhà nước cho biết: Công tác xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật năm 2021 được thực hiện theo đúng quy trình, thủ tục hồ sơ quy định tại Nghị định số 90/2014/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 133/2018/NĐ-CP của Chính phủ và Kế hoạch xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành. Các hồ sơ đề nghị xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật được thực hiện qua 3 cấp Hội đồng: Hội đồng cấp cơ sở; Hội đồng chuyên ngành cấp Nhà nước và Hội đồng cấp Nhà nước.

Trong đợt này, có 128 tác giả, đồng tác giả được trao, truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật; trong đó, có 16 tác giả, đồng tác giả được tặng, truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh; 112 tác giả, đồng tác giả được trao, truy tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật.

Thông tấn xã Việt Nam (TXVN) có 7 nghệ sỹ nhiếp ảnh có các tác phẩm được trao Giải thưởng đợt này, gồm: Cố Nghệ sỹ Nhiếp ảnh Võ An Khánh được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh với bộ ảnh "Anh hùng-Bất khuất-Trung hậu-Đảm đang," gồm 10 ảnh.

Nghệ sỹ Nhiếp ảnh Chu Chí Thành, được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh với bộ ảnh "Hai người lính", gồm 4 ảnh. Nghệ sỹ Nhiếp ảnh Nguyễn Hữu Lộc, được tặng Giải thưởng Nhà nước với bộ ảnh "Phụ nữ miền Bắc trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước," 8 ảnh.

Nghệ sỹ Nhiếp ảnh Phạm Văn Thính, được tặng Giải thưởng Nhà nước với hai tác phẩm "Cầu người" và "Trên vành đai thép Tây Ninh".

Nghệ sỹ Nhiếp ảnh Đinh Quang Thành, được tặng Giải thưởng Nhà nước với bộ ảnh "Địch phá ta cứ đi," gồm 5 ảnh. Nghệ sỹ Nhiếp ảnh Trần Văn Tuấn, được tặng Giải thưởng Nhà nước với bộ ảnh "Sự giản dị hiếm thấy của một vĩ nhân," gồm 8 ảnh. Cố Nghệ sỹ Nhiếp ảnh Nguyễn Đặng được truy tặng Giải thưởng Nhà nước với bộ ảnh "Nam bộ - Thành đồng Tổ quốc," gồm 10 ảnh.

Có thể bạn quan tâm

"Núi trên đất bằng"

"Núi trên đất bằng"

(GLO)- Tiến sĩ Hà Thanh Vân đã nhận xét Tiểu thuyết "Núi trên đất bằng" của Võ Đình Duy là một tác phẩm văn chương đầu tay ra mắt năm 2025, đánh dấu bước chuyển đầy bất ngờ từ một kiến trúc sư trẻ sống ở Gia Lai sang hành trình kiến tạo thế giới văn chương.

NHÀ THƠ ĐÀO AN DUYÊN: Thiết tha giữ lại những xanh tươi cuộc đời

Nhà thơ Đào An Duyên: Thiết tha giữ lại những xanh tươi cuộc đời

(GLO)- Với nhà thơ Đào An Duyên, đọc và viết chính là hành trình nuôi chữ. Trong hành trình ấy, chị chọn một lối đi riêng, chắt chiu xúc cảm, gửi tiếng lòng vào từng con chữ với niềm mong giữ lại những xanh tươi cuộc đời, từ đó góp thêm một giọng thơ giàu hương sắc cho văn chương Gia Lai.

BẢO TỒN CÁC KỊCH BẢN TIÊU BIỂU CỦA HÁT BỘI BÌNH ĐỊNH: Nên tìm hướng đi mới, phù hợp thực tế

Bảo tồn các kịch bản tiêu biểu của hát bội Bình Định: Nên tìm hướng đi mới, phù hợp thực tế

(GLO)- Hát bội Bình Định là một di sản văn hóa đặc sắc với nhiều vở tuồng kinh điển như: Sơn Hậu, Tam nữ đồ vương, Ngũ hổ Bình Tây, Hồ Nguyệt Cô hóa cáo (còn có tên khác là Chém cáo, Cổ miếu vãn ca) của Nguyễn Diêu, Trầm hương các, Diễn võ đình và Cổ thành… của Đào Tấn.

Đèo An Khê: Dấu ấn lịch sử

Đèo An Khê: Dấu ấn lịch sử

(GLO)- Nếu như Tây Bắc có “tứ đại danh đèo”: Mã Pí Lèng, Ô Quy Hồ, Pha Đin, Khau Phạ thì vùng duyên hải miền Trung lên đại ngàn Tây Nguyên cũng có “ngũ danh đèo”: An Khê, Phượng Hoàng, Khánh Lê, Ngoạn Mục, Violak.

default

Địa phận Phủ Hoài Nhơn được xác lập năm Hồng Đức thứ 2 (1471), là miền “viễn châu” khá rộng; sau hơn 550 năm, vùng đất rộng lớn lúc ban đầu được phân chia thành nhiều tỉnh thuộc Nam Trung bộ và Bắc Tây Nguyên. 
Pleiku, miền nhớ...

Pleiku, miền nhớ...

(GLO)- Nếu tính từ dấu mốc ký Nghị định Toàn quyền Đông Dương thành lập đại lý hành chính Pleiku thuộc tỉnh Kon Tum ngày 24-5-1925, Pleiku với ý nghĩa một địa danh cả về cách đọc và cách viết đã ra đời và tồn tại đến ngày nay đã được 100 năm.

Ðại ngàn nối liền những niềm vui

Ðại ngàn nối liền những niềm vui

Trong ngôi nhà sàn dưới chân núi ở làng K8, xã Vĩnh Sơn (huyện Vĩnh Thạnh), Nghệ nhân nhân dân Ðinh Chương nở nụ cười sảng khoái, hồ hởi nói: “Bà con trong làng đang trông chờ ngày 1.7.2025, để không chỉ núi liền núi, sông liền sông mà đồng bào Bana ở hai tỉnh trước đây sẽ về chung mái nhà tỉnh Gia Lai mới”.
Tổng Bí thư Tô Lâm dự khai mạc Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp”

Tổng Bí thư Tô Lâm dự khai mạc Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp”

Nhân dịp kỷ niệm 110 năm ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh (1.7.1915 – 1.7.2025), sáng 29.6, tại Hà Nội, Văn phòng Trung ương Đảng tổ chức Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp” nhằm tri ân những cống hiến to lớn của đồng chí Nguyễn Văn Linh đối với Đảng, đất nước và nhân dân. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và cắt băng khai mạc Triển lãm.
Cuộc thi thơ, truyện ngắn tỉnh Bình Ðịnh năm 2024 - 2025: Góp phần khơi dậy tiềm năng sáng tạo

Cuộc thi thơ, truyện ngắn tỉnh Bình Ðịnh năm 2024 - 2025: Góp phần khơi dậy tiềm năng sáng tạo

Triển khai trong thời gian chưa tròn 1 năm, Cuộc thi thơ, truyện ngắn tỉnh Bình Ðịnh năm 2024 - 2025 đã thu hút nhiều người yêu văn chương trong và ngoài tỉnh tham gia. Tác phẩm được gửi về không chỉ thể hiện sự đầu tư công phu về nội dung và hình thức, mà còn góp phần lan tỏa hình ảnh vùng đất Bình Ðịnh giàu bản sắc văn hóa, chiều sâu lịch sử.
Núi lửa Chư Đang Ya (huyện Chư Păh) đã đi vào thơ của tác giả Nguyễn Thanh Mừng. Ảnh: Phạm Quý

Cao nguyên trong thơ Nguyễn Thanh Mừng

(GLO)- Tên tuổi nhà thơ Nguyễn Thanh Mừng gắn liền với các tập thơ “Rượu đắng”, “Ngàn xưa”, .... Viết không nhiều nhưng thơ ông lại có mặt trong hầu hết các tuyển tập danh tiếng thơ Việt Nam hiện đại. Mấy năm gần đây, ông dành tình thương mến với Tây Nguyên và viết nhiều về vùng đất này.

Nơi chắp cánh đam mê âm nhạc

Nơi chắp cánh đam mê âm nhạc

(GLO)- Với đặc thù làm việc trong sự cô đơn, tĩnh lặng, nhiều kỹ thuật viên (KTV) có kinh nghiệm tại một số phòng thu trên địa bàn TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang âm thầm đứng sau những bản thu chất lượng của các ca sĩ chuyên và không chuyên, chắp cánh cho đam mê âm nhạc.

null