Tạo điều kiện để trí thức, văn nghệ sĩ, người làm báo phát huy khả năng sáng tạo

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Đó là chỉ đạo của Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Gia Lai Châu Ngọc Tuấn tại buổi gặp mặt đại diện trí thức, văn nghệ sĩ và đội ngũ người làm báo nhân dịp đầu Xuân Quý Mão 2023 vào sáng 6-2 tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku).

Chủ trì buổi gặp mặt có các đồng chí: Châu Ngọc Tuấn-Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Trương Hải Long-Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Rah Lan Chung-Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy. Tham dự buổi gặp mặt có lãnh đạo các sở, ban, ngành cùng gần 230 đại biểu đại diện trí thức, văn nghệ sĩ và đội ngũ người làm báo trên địa bàn tỉnh.

Lãnh đạo tỉnh chụp ảnh lưu niệm cùng đại diện trí thức, văn nghệ sĩ và đội ngũ người làm báo tại buổi gặp mặt. Ảnh: Đức Thụy

Lãnh đạo tỉnh chụp ảnh lưu niệm cùng đại diện trí thức, văn nghệ sĩ và đội ngũ người làm báo tại buổi gặp mặt. Ảnh: Đức Thụy

Biểu dương những đóng góp, cống hiến

Phát biểu tại buổi gặp mặt, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Châu Ngọc Tuấn khẳng định: Năm 2022, mặc dù tình hình thế giới, khu vực, trong nước và trong tỉnh có nhiều khó khăn, thách thức, song dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, giám sát của HĐND, sự chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh, sự vào cuộc quyết liệt của toàn hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở cùng sự nỗ lực, phấn đấu của các tầng lớp nhân dân, việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị của tỉnh đạt được những kết quả tích cực. Hầu hết các chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng-an ninh, xây dựng hệ thống chính trị đều đạt và vượt so với kế hoạch đề ra. Những kết quả đó có sự đóng góp quan trọng của đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ, nhà báo và các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh.

Những năm qua, đội ngũ trí thức của tỉnh có bước phát triển nhanh về số lượng, nâng cao về chất lượng. Một số trí thức của tỉnh đã khẳng định tên tuổi, được vinh danh là trí thức khoa học và công nghệ tiêu biểu của đất nước. Trong giai đoạn phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội sau đại dịch Covid-19, đội ngũ trí thức đã tăng cường các hoạt động nghiên cứu, cung cấp luận cứ khoa học và thực tiễn làm cơ sở cho việc hoạch định chính sách của cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp; đề xuất, phản biện các chủ trương, chính sách, tham gia vào quá trình khởi nghiệp, sáng tạo, phát huy nhân tố con người, giải phóng sức lao động, tạo ra những chuyển biến trong tăng trưởng kinh tế-xã hội của tỉnh.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Châu Ngọc Tuấn phát biểu tại buổi gặp mặt. Ảnh: Đức Thụy

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Châu Ngọc Tuấn phát biểu tại buổi gặp mặt. Ảnh: Đức Thụy

Hoạt động văn học nghệ thuật trên địa bàn tỉnh năm qua cũng có nhiều khởi sắc. Các tác phẩm văn học, nghệ thuật và công trình sưu tầm, nghiên cứu của đội ngũ văn nghệ sĩ xuất hiện ngày càng nhiều. Một số tác phẩm sáng tác trên các lĩnh vực như: văn học, nhiếp ảnh, âm nhạc, văn nghệ dân gian, mỹ thuật... đạt giải cao trong khu vực, quốc gia và quốc tế. Hoạt động của đội ngũ văn nghệ sĩ đã góp phần quan trọng trong việc xây dựng, giữ gìn và phát huy những giá trị đặc sắc của nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Hoạt động truyền thông, báo chí đã làm tốt chức năng nhiệm vụ, góp phần định hướng dư luận, tạo sự đồng thuận trong xã hội, phản ánh kịp thời các hoạt động, sự kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương. Báo chí trên địa bàn tỉnh đã có sự phát triển không ngừng cả về tổ chức, nội dung và hình thức, ngày càng khẳng định vai trò to lớn, thực sự trở thành lực lượng xung kích trên mặt trận tư tưởng-văn hóa. Nhiều tác phẩm báo chí được các nhà báo, phóng viên dày công nghiên cứu, đầu tư, thể hiện sự quan tâm, tình cảm sâu sắc cũng như những trăn trở với các khó khăn, thách thức của tỉnh trong giai đoạn hiện nay và đã đạt giải cao tại các giải báo chí toàn quốc.

“Để có được những kết quả trên, hoạt động sáng tạo, cống hiến của đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ và phóng viên, nhà báo trên địa bàn tỉnh đã xuất phát từ tình yêu, trách nhiệm với địa phương; thực sự mong muốn được đóng góp cho sự phát triển chung của tỉnh. Anh chị em đã đầu tư công sức, nỗ lực để có những tác phẩm hay, những sáng kiến, sáng tạo có ý nghĩa thiết thực phục vụ cuộc sống và nhiệm vụ chính trị của địa phương”-Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy nhấn mạnh.

Nhiều ý kiến tâm huyết

Tại buổi gặp mặt, đại diện trí thức, văn nghệ sĩ và người làm báo trên địa bàn tỉnh đã bày tỏ lời cảm ơn đối với sự quan tâm, đánh giá cao của các đồng chí lãnh đạo tỉnh dành cho những cống hiến của đội ngũ này trong sự phát triển của địa phương. Bên cạnh đó, các đại biểu cũng nêu nhiều đề xuất, kiến nghị liên quan đến việc quan tâm tạo điều kiện về cơ chế, kinh phí, chủ trương, giải pháp nhằm khuyến khích đội ngũ này tiếp tục phát triển cả về số lượng, chất lượng, tạo động lực thúc đẩy sự sáng tạo và cống hiến.

Các đồng chí Thường trực Tỉnh ủy chủ trì buổi gặp mặt. Ảnh: Đức Thụy

Các đồng chí Thường trực Tỉnh ủy chủ trì buổi gặp mặt. Ảnh: Đức Thụy

Phó Giáo sư-Tiến sĩ Nguyễn Danh-Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh đề xuất tỉnh cần có chỉ số định lượng cụ thể để đánh giá về khả năng đóng góp của đội ngũ trí thức khoa học công nghệ, làm cơ sở để huy động sự tham gia của họ vào các hoạch định chung của đất nước. “Thực tế cho thấy, Liên hiệp hội Việt Nam và liên hiệp hội một số tỉnh, thành hàng năm đã được giao phản biện nhiều quy hoạch, dự án, đề án... làm lợi cho Nhà nước nhiều tỷ đồng. Tỉnh ta đã triển khai thực hiện Quyết định số 14/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam cũng như ban hành công văn đề nghị các cấp, ngành, cơ quan phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh tổ chức phản biện một số nhiệm vụ. Nhưng rất tiếc vì chưa có sự ràng buộc nên những nhiệm vụ giao Liên hiệp hội phản biện độc lập hầu như chưa có, chưa tận dụng đầy đủ trí tuệ của đội ngũ trí thức vào việc phản biện”-Phó Giáo sư-Tiến sĩ Nguyễn Danh cho biết.

Đồng quan điểm, Tiến sĩ Trần Trưng đề xuất cần tạo môi trường làm việc thực sự phát huy dân chủ và khuyến khích tự do sáng tạo trong nghiên cứu, sáng tạo và triển khai ứng dụng khoa học. Cùng với đó, có cơ chế, chính sách xây dựng đội ngũ chuyên gia đầu ngành trên các lĩnh vực và thu hút, trọng dụng nhân tài; quan tâm đến hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh, từ đó có thêm căn cứ khoa học để xem xét, quyết định các vấn đề phát triển kinh tế-xã hội phù hợp.

Đại diện cho ý kiến của đội ngũ người làm báo, nhà báo Huỳnh Kiên-Tổng Biên tập Báo Gia Lai, Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh-thông tin: Hiện nay, Hội Nhà báo tỉnh có 287 hội viên tham gia sinh hoạt tại 6 chi hội. Đây là số lượng hội viên đông nhất từ trước đến nay. Năm qua, theo thống kê của Hội, Gia Lai có đến 17 tác phẩm đạt các giải báo chí toàn quốc. “Điều này đã khẳng định chất lượng đội ngũ của người làm báo trên địa bàn. Có được kết quả này là nhờ sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh, sự tạo điều kiện, hỗ trợ của các sở, ngành, địa phương đối với phóng viên trong quá trình tác nghiệp”-Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh đánh giá. Nhà báo Huỳnh Kiên cũng kỳ vọng thời gian tới, tỉnh tiếp tục quan tâm chỉ đạo các sở, ngành có cơ chế cởi mở trong quá trình hợp tác, cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời, giúp đội ngũ người làm báo làm tròn trách nhiệm chuyên môn.

Nhà báo Huỳnh Kiên-Tổng Biên tập Báo Gia Lai, Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh phát biểu. Ảnh: Đức Thụy

Nhà báo Huỳnh Kiên-Tổng Biên tập Báo Gia Lai, Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh phát biểu. Ảnh: Đức Thụy

Tại buổi gặp mặt, Nghệ sĩ Ưu tú Đặng Công Hưng-Phó Chủ tịch phụ trách Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh đã trao đổi một số ý kiến xung quanh việc Tạp chí Văn nghệ Gia Lai bị đình bản từ đầu năm 2021 do chưa bổ nhiệm được Tổng Biên tập. Nghệ sĩ Ưu tú Đặng Công Hưng đề xuất: “Trong thời gian chờ quyết định của Bộ Thông tin và Truyền thông, nếu quý II-2023 vẫn chưa giải quyết được thì chúng tôi xin được chuyển nguồn kinh phí từ tạp chí sang làm đặc san để đảm bảo hoạt động cho Hội”. Phó Chủ tịch phụ trách Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh cũng nêu sự cần thiết của việc duy trì hỗ trợ giải thưởng hàng năm của tỉnh đối với Hội; quan tâm biểu dương các nghệ sĩ được vinh dự trao tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân, Nghệ sĩ Ưu tú, các tác giả được trao tặng Giải thưởng Nhà nước nhằm kịp thời động viên, xây dựng môi trường sáng tạo văn học nghệ thuật.

Trong khi đó, nhà văn Thu Loan kiến nghị lãnh đạo tỉnh quan tâm xây dựng Đề án Văn học nghệ thuật tỉnh Gia Lai để có chủ trương, chính sách, kế hoạch hoạt động và kinh phí cho việc sáng tạo tác phẩm. Cụ thể là văn nghệ sĩ đề xuất tác phẩm, tỉnh có cơ chế đặt hàng. Liên quan đến nguồn quỹ của các tổ chức nước ngoài đã hỗ trợ công tác bảo tồn và phát triển văn hóa trên địa bàn tỉnh thời gian qua, trong đó có dự án “Di sản văn hóa sống” của Hội đồng Anh tại Việt Nam, nhà văn Thu Loan đề nghị nên phân cấp cho địa phương nơi dự án thực hiện quản lý để dự án được triển khai nhanh hơn, hiệu quả hơn.

Ghi nhận những ý kiến tâm huyết tại buổi gặp mặt, Chủ tịch UBND tỉnh Trương Hải Long mong muốn đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ, báo chí sẽ tiếp tục đồng hành cùng tỉnh trong thời gian tới; đồng thời khẳng định, tỉnh sẽ có sự quan tâm kịp thời và cơ chế phù hợp để tháo gỡ những vướng mắc trong quá trình hoạt động. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Châu Ngọc Tuấn đề nghị các cấp, các ngành cần tiếp tục quan tâm, tạo điều kiện tốt hơn nữa để đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ, phóng viên, nhà báo phát huy hết khả năng sáng tạo của mình; lắng nghe ý kiến, đối thoại với trí thức, văn nghệ sĩ, phóng viên, nhà báo trong những vấn đề quan trọng, tạo sự cởi mở chân thành và củng cố hơn nữa sự đồng thuận của xã hội trong thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị. Mặt khác, chủ động nghiên cứu, tham mưu với tỉnh các cơ chế, chính sách thu hút, đãi ngộ, tôn vinh trí thức có tài năng, có phẩm chất đạo đức tốt, có nhiều cống hiến cho sự phát triển của tỉnh.

Có thể bạn quan tâm

“Tổ quốc bên bờ sóng”

“Tổ quốc bên bờ sóng”

(GLO)- Đó là chủ đề cuộc thi và triển lãm ảnh nghệ thuật cấp quốc gia do Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức nhằm thực hiện kế hoạch tuyên truyền về biển, đảo năm 2025.

Sáng tạo văn học nghệ thuật: Hành trình không đơn độc

Sáng tạo văn học nghệ thuật: Hành trình không đơn độc

(GLO)- Mặc nhiên, việc sáng tạo văn học nghệ thuật luôn mang tính độc lập và tự giác cao độ của mỗi văn nghệ sĩ, nhưng hành trình ấy sẽ không đơn độc nếu có sự dìu dắt chân tình của người đi trước. Tại phố núi Pleiku, nhiều tác giả trẻ đã tìm được điểm tựa tinh thần đáng quý như thế.

Nhạc sĩ Thụy Kha qua đời

Nhạc sĩ Thụy Kha qua đời

Nhạc sĩ Thụy Kha qua đời lúc 10h45 sáng 13/3 tại Hà Nội. Năm cuối đời, ông chống chọi với bệnh ung thư. Vài tháng gần đây, nhiều đồng nghiệp chia sẻ hình ảnh thăm nhạc sĩ Thụy Kha trong bệnh viện. 

Tiết mục múa của đơn vị Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng trình diễn tại Liên hoan nghệ thuật quần chúng huyện Ia Grai năm 2025.

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang huyện Ia Grai: Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng giành giải nhất toàn đoàn

(GLO)- Trong 2 đêm (11 và 12-3), huyện Ia Grai tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang năm 2025. Liên hoan quy tụ 13 đơn vị tham gia. Mỗi đơn vị đăng ký trình diễn từ 3 đến 5 tiết mục ca, múa và diễn tấu các loại nhạc cụ.

Thơ Bút Biển: Nắng chưa qua

Thơ Bút Biển: Nắng chưa qua

(GLO)- "Nắng chưa qua" của Bút Biển là một bài thơ đầy hoài niệm. Bằng những câu thơ nhẹ nhàng mà day dứt, tác giả khắc họa nỗi buồn của sự xa cách, khi ký ức vẫn còn đó nhưng hiện tại chỉ còn lại gió lùa, hoa rụng và căn phòng trống,... dường như có ai đang ngóng về một vệt nắng chưa qua.

Bản hòa ca cùng triền ký ức

Bản hòa ca cùng triền ký ức

(GLO)- Dù đã có hơn 30 năm sống ở Pleiku nhưng khi đọc tập “Vân môi say phố” của Ngô Thanh Vân (NXB Hội Nhà văn, 2024), tôi lại có cảm tưởng được khám phá một miền đất tưởng chừng quá đỗi quen thuộc.

Giao lưu văn hóa, văn nghệ kỷ niệm 50 năm Giải phóng tỉnh tại xã Gào

Giao lưu văn hóa, văn nghệ kỷ niệm 50 năm Giải phóng tỉnh tại xã Gào

(GLO)- Tối 10-3, tại làng C (xã Gào), Đội Thông tin lưu động-Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao TP. Pleiku tổ chức chương trình giao lưu văn hóa, văn nghệ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng tỉnh (17/3/1975-17/3/2025), chào mừng Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV.

Hội viên Chi hội Nhạc sĩ Việt Nam tỉnh tại chương trình chào mừng Ngày Âm nhạc Việt Nam năm 2024. Ảnh: H.N

Nhạc sĩ Gia Lai kiếm tìm tác phẩm có sức ảnh hưởng lớn

(GLO)- Bám sát hơi thở cuộc sống và đưa bản sắc dân tộc vào tác phẩm, các nhạc sĩ Chi hội Nhạc sĩ Việt Nam tỉnh Gia Lai đã thực sự cố gắng trong hoạt động sáng tác nhằm ghi dấu ấn. Song, làm gì để tác phẩm lan tỏa rộng rãi, ghi đậm trong tâm trí người nghe đang là trăn trở của những người tâm huyết.

Thơ Sơn Trần: Nhớ Pleiku

Thơ Sơn Trần: Nhớ Pleiku

(GLO)- "Nhớ Pleiku" là một tác phẩm đầy cảm xúc của tác giả Sơn Trần. Từng câu thơ vẽ nên bức tranh phố núi đẹp mơ mộng với cảnh sắc yên bình, quyện hòa cùng ký ức, tình yêu và nỗi nhớ...

Thơ Vân Phi: Lâu không về nhà

Thơ Vân Phi: Lâu không về nhà

(GLO)- Bài thơ "Lâu không về nhà" của tác giả Vân Phi thấm đượm nỗi nhớ quê hương da diết của người con xa xứ-nơi cánh đồng, dòng sông và mẹ già vẫn chờ đợi theo tháng năm lở bồi. Từng câu thơ như những thước phim chậm rãi, gợi lại ký ức tuổi thơ ấm áp bên ánh đèn dầu, bên những thân gần mẹ cha.