"Vạn Lý Trường Thành" thứ 2 ở Trung Quốc rất ít người biết

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Bức tường thành này nằm ở bên bờ sông Dương Tử, đóng một vai trò rất quan trọng trong lịch sử Trung Quốc, được coi là “Vạn Lý Trường Thành” thứ 2.

Vạn Lý Trường Thành vốn là công trình nổi tiếng bậc nhất ở Trung Quốc, được xây bằng đất và đá từ thế kỷ thứ 5 trước công nguyên đến thế kỷ 16 để bảo vệ khỏi những cuộc tấn công của người Mông Cổ, Hung Nô, hay các bộ tộc du mục khác. Suốt hàng trăm năm qua, công trình được coi là niềm tự hào của người Trung Hoa.

 

"Vạn Lý Trường Thành" thứ 2 nằm tại phía nam sông Dương Tử, là nơi ít người biết
"Vạn Lý Trường Thành" thứ 2 nằm tại phía nam sông Dương Tử, là nơi ít người biết

Cũng vì lẽ đó, nơi này vốn từ lâu trở thành điểm du lịch bậc nhất khi đặt chân tới Trung Quốc. Tuy nhiên, đây lại không phải bức tường thành duy nhất ở quốc gia này. Vậy “Vạn Lý Trường Thành” thứ 2 nằm ở đâu?

Bức tường thành thứ 2 nằm ở thành phố Nam Kinh, tọa lạc gần bờ sông Dương Tử. Công trình cũng đóng một vai trò quan trọng, là một trong những di tích lịch sử văn hóa quan trọng triều đại nhà Minh, đồng thời là kiệt tác của kiến trúc cổ xưa Trung Hoa.

Bức tường xây dựng cách đây khoảng 600 năm từ 350 triệu viên gạch, do Hoàng đế nhà Minh Chu Nguyên Chương (khoảng 1328-1398) khởi xướng. Sau khi thành lập triều đại nhà Minh (1368-1644) và lập Nam Kinh là thủ đô, để củng cố chủ quyền tránh kẻ xâm lược, Hoàng đế Chu Nguyên Chương cùng cố vấn Zhu Sheng đã cho xây bức tường thành trong suốt 21 năm.


 

Bức tường thành xây từ đời nhà Minh do Hoàng đế Chu Nguyên Chương khởi xướng
Bức tường thành xây từ đời nhà Minh do Hoàng đế Chu Nguyên Chương khởi xướng



Sử sách ghi lại, hơn 200.000 người được huy động từ khắp các tỉnh thành lân cận tới xây thành, vận chuyển gần 7 triệu m3 đất. Ước tính, bức tường thành này sử dụng tới 350 triệu viên gạch. Chúng được gắn kết với nhau nhờ hỗn hợp nước gạo, vôi và những nguyên liệu khác. Tường cao từ 14-20m, rộng 14m, trên đỉnh có các lỗ châu mai phòng thủ trong trường hợp bất trắc.

Phần còn lại của bức tường ngày nay dài chừng 21km, so với chiều dài trước kia là 35km.

Nằm ở bờ phía nam của sông Dương Tử với lượng mưa dồi dào, đồi núi và sông uốn lượn là nhiệm vụ khó để thực hiện dự án lớn. Tuy nhiên, người Trung Quốc cổ đại đã chinh phục tất cả, thể hiện kỹ năng và dùng vật liệu phù hợp với địa hình.

“Vạn Lý Trường Thành” ở Nam Kinh được chia thành 4 phần, được quây tròn bao bọc vùng đất rộng lớn quanh nội đô. Trải qua hàng trăm năm lịch sử nhưng công trình vẫn đứng vững cùng tuế nguyệt, chứng tỏ trình độ đỉnh cao xây dựng và kiến trúc của người Trung Quốc xưa. Bức tường còn lại ngày nay du khách có thể chiêm ngưỡng chủ yếu là di tích của nội thành.

Nam Kinh hiện là một trong số ít các thành phố ở Trung Quốc vẫn còn lưu giữ khá nguyên vẹn những bức tường thành cổ, có giá trị lớn về mặt lịch sử văn hóa.


 

 Bức tường thể hiện trình độ khoa học kỹ thuật đỉnh cao của người Trung Quốc cổ xưa
Bức tường thể hiện trình độ khoa học kỹ thuật đỉnh cao của người Trung Quốc cổ xưa



Ngày nay khi đến Nam Kinh, du khách có thể tham quan bức tường thành cổ từ 6 điểm: Trung Hoa Môn tới An Môn, cổng Trung Sơn tới đường Đông Guanghua, Đông Thủy Quan tới Tây Thủy Quan, Qing Ling tới Vườn quốc phòng, cổng Ding Huai tới núi Sư Tử và đường Zhong Fu tới cổng Zhong Fang.

Hoàng Hà (Dantri)
Theo BBC/travelchinaguide

Có thể bạn quan tâm

Đi du lịch trước Tết, cảm nhận sắc Xuân sớm

Đi du lịch trước Tết, cảm nhận sắc Xuân sớm

Với mong muốn mang đến cho du khách trải nghiệm đặc biệt, chứng kiến không khí chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Quý Mão ở các đô thị hay vùng quê, nhiều doanh nghiệp dịch vụ lữ hành, điểm đến ở Nam Bộ đã sớm hoàn thiện sản phẩm, khai thác chùm tour, tuyến du lịch đón Xuân sớm.