Vắc xin do Việt Nam nghiên cứu đáp ứng miễn dịch phòng Covid-19

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Chiều 28.6, trao đổi với Thanh Niên, TS Đỗ Tuấn Đạt, Chủ tịch Công ty TNHH MTV vắc xin và sinh phẩm số 1 (VABIOTECH, Bộ Y tế), cho biết đơn vị này đã phát triển thành công dự tuyển vắc xin phòng Covid-19 ở quy mô phòng thí nghiệm.
Các nhà khoa học của VABIOTEC và Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư (Bộ Y tế) nghiên cứu, đánh giá vắc xin Covid-19 “made in VN” tạo được đáp ứng miễn dịch chống lại vi rút SARS-CoV-2 trên động vật thí nghiệm ẢNH: THÚY ANH
Các nhà khoa học của VABIOTEC và Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư (Bộ Y tế) nghiên cứu, đánh giá vắc xin Covid-19 “made in VN” tạo được đáp ứng miễn dịch chống lại vi rút SARS-CoV-2 trên động vật thí nghiệm ẢNH: THÚY ANH

Từ tháng 4 vừa qua, lô vắc xin dự tuyển đã được tiêm thử nghiệm trên chuột, đánh giá khả năng sinh kháng thể chống lại vi rút SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19. Sau 2 tháng thử nghiệm, kết quả cho thấy, kháng nguyên của dự tuyển vắc xin có đáp ứng miễn dịch trên động vật, nghĩa là vắc xin đảm bảo tính an toàn và hiệu quả, phòng được Covid-19. Cụ thể, có 8 lô chuột thí nghiệm được tiêm vắc xin Covid-19 đã tạo được miễn dịch sau tiêm. Kết quả trên khẳng định, vắc xin Covid-19 “made in VN” tạo được đáp ứng miễn dịch chống lại vi rút SARS-CoV-2 trên động vật thí nghiệm.

Trong thời gian tới, các nhà khoa học sẽ tiếp tục định lượng kháng thể, đánh giá về khả năng bảo vệ bền vững, tính ổn định của vắc xin. Quá trình thử nghiệm tiếp theo này có thể cần 8 - 9 tháng và nhóm nghiên cứu cũng sẽ tiếp tục hoàn thiện, tối ưu hóa quy trình công nghệ sản xuất vắc xin để có thể sản xuất quy mô lớn với số lượng hàng triệu liều. Trước khi được thử nghiệm lâm sàng (trên người tình nguyện), vắc xin dự tuyển tiếp tục được thử nghiệm trên động vật. Với tiến độ như vừa qua, vắc xin Covid-19 do VABIOTECH nghiên cứu phát triển dự kiến sẽ hoàn thiện trong năm 2021.
Trước đó, từ tháng 2, VABIOTECH đã hợp tác cùng các nhà khoa học của Đại học Bristol (Anh) tiến hành nghiên cứu vắc xin phòng bệnh Covid-19 dựa trên công nghệ vector vi rút. Nghiên cứu đã thành công trong việc tạo chủng mang vùng kháng nguyên đặc hiệu của vi rút SARS-CoV-2. Đây là “nguyên liệu” quan trọng cho sản xuất vắc xin. Kháng nguyên của SARS-CoV-2 trong thành phần vắc xin khi tiêm sẽ giúp cơ thể sinh ra kháng thể chủ động chống lại SARS-CoV-2, tránh nguy cơ bị mắc bệnh Covid-19.
Cùng lúc đó, thế giới cũng tiếp tục chạy đua phát triển vắc xin phòng Covid-19. Hiện có hơn 100 vắc xin đang được thử nghiệm trên toàn cầu, và một số ít đang thử nghiệm trên người, bao gồm vắc xin của AstraZeneca (Anh), Moderna (Mỹ), CNBG và Sinovac Biotech (Trung Quốc). CNBG cho biết đang chuẩn bị thử nghiệm giai đoạn 3 vắc xin vào ngày 30.6. Trước đó, vắc xin của Hãng AstraZeneca là một trong những vắc xin đầu tiên tiến vào giai đoạn 3, được WHO đánh giá là ứng viên dẫn đầu trong nỗ lực phát triển vắc xin phòng Covid-19. Vắc xin của hãng Moderna và Sinovac Biotech cũng sẽ bước vào giai đoạn 3 trong tháng 7.
Theo Liên Châu-H.G (Thanh Niên)

Có thể bạn quan tâm

Cảnh báo nguy cơ bùng phát bệnh sởi

Cảnh báo nguy cơ bùng phát bệnh sởi

(GLO)- Những ngày gần đây, số ca mắc sởi trên địa bàn tỉnh Gia Lai có chiều hướng tăng nhanh. Trước tình hình đó, ngành Y tế đang triển khai đồng bộ nhiều biện pháp phòng ngừa, quyết tâm không để bệnh sởi bùng phát và lây lan trên diện rộng.