Vắc xin Covid-19 có thể bảo vệ cơ thể khỏi virus bao lâu?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Hiện nay, các chuyên gia trên thế giới vẫn chưa có nghiên cứu chính xác về tác dụng của các loại vaccine COVID-19 sẽ kéo dài trong bao lâu.
Theo AP, các chuyên gia vẫn đang tiếp tục nghiên cứu đối với những người đã được tiêm vaccine COVID-19. Cùng với đó là những nghiên cứu về hiệu quả của các loại vaccine với các biến thể mới cũng sẽ giúp xác định xem mọi người có thể cần tiêm các mũi bổ sung hay không.
Deborah Fuller - nhà nghiên cứu vaccine tại Đại học Washington (Mỹ) - cho biết: “Chúng tôi chỉ có câu trả lời khi nào nào vaccine đã được nghiên cứu hết. Chúng tôi phải tiếp tục nghiên cứu những người đã được tiêm vaccine và xem tại thời điểm nào, những người đó dễ dàng bị virus tấn công trở lại".

Vaccine COVID-19 Pfizer vẫn có hiệu quả chống lại virus sau 6 tháng. Ảnh: AFP
Vaccine COVID-19 Pfizer vẫn có hiệu quả chống lại virus sau 6 tháng. Ảnh: AFP
Cho đến nay, cuộc thử nghiệm đang diễn ra của Pfizer cho thấy, 2 liều vaccine của công ty vẫn có hiệu quả cao trong ít nhất 6 tháng và có thể lâu hơn. Những người được tiêm vaccine Moderna cũng vẫn có mức kháng thể cao sau 6 tháng sau khi tiêm mũi thứ hai.
Để chống lại virus, hệ thống miễn dịch của chúng ta có một tuyến phòng thủ khác được gọi là tế bào B và T, một số tế bào có thể tồn tại lâu sau khi lượng kháng thể suy giảm. Nếu chúng gặp cùng một loại virus trong tương lai, những tế bào đã được ghi nhớ chống lại virus đó có thể hoạt động nhanh hơn.
Ngay cả khi không thể ngăn ngừa bệnh hoàn toàn, nhưng nó có thể giúp làm giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh. Tuy nhiên, cho đến nay, những tế bào "bộ nhớ" có thể chống lại virus SARS-CoV-2 vẫn là điều các nhà khoa học chưa thể biết được chắc chắn.
Tiến sĩ Kathleen Neuzil - một chuyên gia về vaccine tại Đại học Y Maryland (Mỹ) - cho hay, vaccine COVID-19 hiện tại có hiệu quả ít nhất khoảng một năm và có thể sẽ không có tác dụng bảo vệ suốt đời.
Trong khi đó, Mehul Suthar thuộc Trung tâm vaccine Emory (Mỹ) cho rằng, các loại vaccine COVID-19 hiện tại được thiết kế để chống lại virus SARS-CoV-2. Nếu virus biến đổi theo thời gian, các loại vaccine này có thể phải được nâng cấp để tăng hiệu quả.
Cho đến nay, vaccine COVID-19 được nghiên cứu là có khả năng bảo vệ trước các biến thể đáng chú ý đã xuất hiện, mặc dù có phần kém hiệu quả hơn so với biến thể đầu tiên.
THÁI ANH (THEO AP/LĐO)

Có thể bạn quan tâm

TP. HCM: Bắt đầu công bố hết dịch sởi

TP. HCM: Bắt đầu công bố hết dịch sởi

Sáng 27-3, Sở Y tế TPHCM cho biết, hiện có 22 phường, xã thuộc Quận 1, 4 và huyện Củ Chi đủ điều kiện công bố hết dịch sởi, Sở Y tế đã có báo cáo và đề nghị UBND TPHCM ban hành quyết định công bố hết dịch sởi tại các phường xã này theo quy định.

Bác sĩ khám bệnh cho chị Ksor Hlai (làng Chan, xã Ia Pnôn, huyện Đức Cơ). Ảnh: N.N

Bệnh lao tiềm ẩn trong cộng đồng

(GLO)- Mỗi năm, toàn tỉnh Gia Lai phát hiện khoảng 700 bệnh nhân lao. Hiện vẫn còn khoảng 40% bệnh nhân lao tiềm ẩn trong cộng đồng, là nguồn lây lan bệnh nếu không kịp thời điều trị. Ngoài ra, số bệnh nhân lao kháng thuốc gia tăng đang là gánh nặng trong công tác phòng-chống lao tại tỉnh.

5 khuyến cáo của Bộ Y tế đưa ra phòng chống bệnh sởi

5 khuyến cáo của Bộ Y tế đưa ra phòng-chống bệnh sởi

(GLO)- Theo thống kê của Bộ Y tế, từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước ghi nhận khoảng 40.000 trường hợp nghi sởi, 5 trường hợp tử vong liên quan đến sởi; số trường hợp nghi sởi ghi nhận cao nhất tại khu vực miền Nam (57%), miền Trung (19,2%), miền Bắc (15,1%), Tây Nguyên (8,7%).