Tỷ lệ giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính đúng hạn đạt 98,8%

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Theo báo cáo của UBND tỉnh Gia Lai, toàn tỉnh có 1.942 thủ tục hành chính (TTHC) thuộc thẩm quyền giải quyết của địa phương, trong đó, 1.939 TTHC do Trung ương quy định, 3 TTHC do địa phương quy định.
Người dân đến giải quyết thủ tục hành chính tại Bưu điện tỉnh. Ảnh: Hà Phương
Người dân đến giải quyết thủ tục hành chính tại Bưu điện tỉnh. Ảnh: Hà Phương

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 20/20 sở, ban, ngành, 17/17 UBND huyện, thị xã, thành phố và 220/220 UBND xã, phường, thị trấn đã triển khai mô hình “Một cửa điện tử liên thông”. Đồng thời, các cơ quan, đơn vị, địa phương tổ chức kiện toàn, phê duyệt danh sách nhân sự được cử ra bộ phận một cửa; ban hành quy chế hoạt động của bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của đơn vị.

Tỉnh đang thí điểm mô hình chuyển giao một số nhiệm vụ dịch vụ hành chính công trên địa bàn để Bưu điện thực hiện tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh, 17/17 UBND cấp huyện, 14/220 UBND cấp xã.

Trong 6 tháng đầu năm 2023, các sở, ban, ngành và UBND cấp huyện, cấp xã đã giải quyết 279.612 hồ sơ TTHC, trong đó, 276.266 hồ sơ được giải quyết đúng hạn, đạt tỷ lệ 98,8%. Cụ thể, các sở, ban, ngành của tỉnh giải quyết 138.073 hồ sơ TTHC, trong đó, 135.993 hồ sơ được giải quyết đúng hạn, đạt tỷ lệ 98,49%; UBND cấp huyện giải quyết 29.604 hồ sơ TTHC, trong đó, 28.919 hồ sơ được giải quyết đúng hạn, đạt tỷ lệ 97,69%; UBND cấp xã giải quyết 111.935 hồ sơ TTHC, trong đó, 111.354 hồ sơ được giải quyết đúng hạn, đạt tỷ lệ 99,48%.

Có thể bạn quan tâm

Giải bài toán nguồn nhân lực để tạo đột phá phát triển

Giải bài toán nguồn nhân lực để tạo đột phá phát triển

(GLO)- Phấn đấu đến năm 2030, trên 25% lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ; hàng năm thu hút khoảng 3.000 lao động nông thôn tham gia học nghề ở các cấp trình độ thuộc lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp là những mục tiêu quan trọng để giải “bài toán” nguồn nhân lực nhằm tạo đột phá phát triển.

Hút chất xám vào khu vực công

Hút chất xám vào khu vực công

Đầu những năm 1990, khi Việt Nam bắt đầu mở cửa phát triển kinh tế, đã có ý kiến của các Việt kiều kiến nghị Chính phủ cần có chính sách sử dụng các chuyên gia giỏi người Việt ở nước ngoài bổ trợ cho phát triển kinh tế đất nước.

null