Từng có bài thơ được mua giá 300 triệu đồng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Trước đây, bài thơ Ở hai đầu nỗi nhớ của tác giả Trần Hoài Thu (tức Trần Đình Chính) được nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu phổ nhạc cho bài hát cùng tên rất nổi tiếng nên khi tác giả bài thơ lâm trọng bệnh, ông Nguyễn Xuân Hàn - Tổng giám đốc Công ty Maseco Phú Nhuận đã mua bản quyền bài thơ với giá 300 triệu đồng.
Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu, người phổ nhạc cho bài thơ Ở hai đầu nỗi nhớ Độc Lập
Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu, người phổ nhạc cho bài thơ Ở hai đầu nỗi nhớ Độc Lập
Bài thơ Màu tím hoa sim của thi sĩ Hữu Loan được một công ty điện tử (có liên quan đến việc phát hành các bản karaoke) mua độc quyền với mức giá 100 triệu, bài thơ Lá diêu bông của thi sĩ Hoàng Cầm bán được 200 triệu, khai thác trong vòng 50 năm.
Nhiều nhà thơ có những thi phẩm gắn liền với các bài hát nổi tiếng: Hữu Thỉnh với ca khúc Biển nỗi nhớ và em (nhạc sĩ Phú Quang), Nguyễn Phan Hách với Làng quan họ quê tôi và Lê Huy Mậu với Khúc hát sông quê (nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo); Giáng Vân với Đâu phải bởi mùa thu (nhạc sĩ Phú Quang)... đều được Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc thường xuyên chuyển trả tiền bản quyền và đây là khoản thu nhập khá ổn định cho các nhà thơ này.
Theo Công Sơn (thanhnien)

Có thể bạn quan tâm

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

(GLO)- Bằng hình ảnh thiên nhiên giàu biểu cảm, bài thơ "Những gương mặt hoa cài" của Lữ Hồng gợi nên vẻ đẹp bình yên ẩn sâu trong nhịp sống phố thị. Lời thơ không chỉ là hoài niệm, mà còn là nơi gửi gắm tình yêu, ký ức và những giấc mơ không lời giữa tháng năm xoay vần.

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

(GLO)- Bài thơ "Phía Trường Sơn" của Sơn Trần là khúc trầm sâu lắng về nỗi nhớ và sự hy sinh lặng thầm phía hậu phương. Tháng Tư về trên biên cương đầy cỏ xanh và chiều sương phủ trắng, nỗi nhớ hòa quyện cùng đất trời, tạo nên một bản tình ca sâu lắng dành cho cha-người lính năm xưa.

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

(GLO)- Đó là phát biểu của Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Châu Ngọc Tuấn tại hội nghị tổng kết 50 năm nền văn học nghệ thuật tỉnh Gia Lai sau ngày thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) diễn ra vào sáng 23-4 tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku).

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

(GLO)- Trong kho tàng âm nhạc Việt Nam có nhiều ca khúc không chỉ đơn thuần là tác phẩm nghệ thuật mà còn là biểu tượng của một vùng quê. Nơi ấy, tình yêu và nỗi nhớ không thể phai mờ. “Ngọn lửa cao nguyên” của nhạc sĩ Trần Tiến chính là một trong những ca khúc như thế.

“Lặng lẽ trưởng thành” cùng sách

“Lặng lẽ trưởng thành” cùng sách

(GLO)- “Dáng vẻ của một người yên lặng đọc sách khá giống với những gì tôi cảm thấy khi nghĩ về một người đang trưởng thành trong lặng lẽ”-đó là cảm nhận của chị Trần Thị Kim Phùng Thủy-Trưởng ban Điều hành dự án “Văn hóa đọc Gia Lai” về giá trị sâu bền mà sách mang lại.