Từ vùng đất chết,lão nông Gia Lai thu hàng trăm triệu đồng từ cam

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Đầu tư hàng trăm triệu đồng vào cây tiêu nhưng vì tiêu bệnh chết dần khiến nhiều người dân vùng huyện Chư Pưh trắng tay, lâm vào cảnh nợ nần chồng chất. Cũng rơi vào hoàn cảnh đó nhưng ông Phan Minh Tân (43 tuổi, trú tại xã Iale, huyện Chư Pưh, Gia Lai) đã mạnh dạn chuyển đổi sang trồng cam. Nhờ vậy, vùng đất “chết” của ông đã đem lại thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm.
Năm 1997, ông Phan Minh Tân đi từ Bình Phước lên Gia Lai lập nghiệp. Lúc bấy giờ, nơi vùng đất huyện Chư Pưh chỉ là đồi núi, cây cỏ. Sau khi khai hoang, vợ chồng ông Tân vay vốn khắp nơi để đầu tư hơn 1.700 trụ tiêu. Tưởng rằng cây tiêu sẽ mang lại thu nhập cao vì lúc này giá cả tiêu đang vượt mốc lên đỉnh hơn 200.000 đồng/kg thì đột nhiên cả vườn bị bệnh vàng lá rồi tiêu chết dần.
Quần quật chăm hơn 1.700 trụ tiêu với mong muốn đổi đời nhưng tiêu chết trắng khiến gia đình ông lâm vào cảnh “trắng tay”. Tương tự, các hộ dân trên địa bàn tiêu chết hết nên không có tiền trả nợ, nhiều người buông xuôi. Thất bại với cây tiêu, ông Tân đã quyết định loại bỏ hết diện tích hồ tiêu để thay vào 2.700 gốc cam sành.
 
Từ một vùng đất chết, lão nông Phan Minh Tân đã chuyển đổi sang trồng cam sành và thu về hàng tỷ đồng
Trò chuyện với chúng tôi, ông Tân chia sẻ: “ Ngày đó cũng định quay lại trồng tiêu nhưng nghĩ thấy không khả thi nên mua thêm đất thử nghiệm giống cam sành. Nghĩ lại cũng thấy liều vì bản thân là người đầu tiên đưa giống cam này về với Chư Pưh, cũng chẳng được học hành gì. Đa số kinh nghiệm đều là tự học hỏi trên mạng và các chuyến đi thực tế ở miền Tây. Ấy vậy mà, giống cam này phát triển rất tốt lại cho năng suất cao, công cán và chi phí đầu tư ban đầu cũng không nhiều…”.
 
Vì cam hợp với thổ nhưỡng nên hàng năm đều rất đạt năng suất và cho quả ngọt, thanh
Những quả cam to tròn, căng mọng của ông Tân cũng chẳng kém cạnh gì so với cam ở xứ sở miệt vườn, nhiều quả cam ở vườn ông Tân nặng đến 6 lạng, rất thơm và ngọt. Năm 2017, chỉ mới vào vụ hái bói đầu tiên ông Tân đã thu về 12 tấn, với giá bán 20.000 đồng/kg ông rủng rỉnh bỏ túi 240 triệu đồng. Trong năm 2018, dù cam không được giá cao như năm ngoái nhưng lại vượt trội về năng suất. Vụ mùa mới đây ông đã thu về 70 tấn, trừ hết các công cán chi phí, ông lãi 700 triệu đồng vụ cam này.
 
Từ vườn tiêu chết, ông Tân đã chuyển đổ và cho ra những chùm quả đầu mùa
“Cây cam là loại cây ăn quả có múi nên khá nhiều sâu bệnh, vì thế cần phải nắm vững kỹ thuật. Từ việc chọn giống đến các khâu chăm sóc, bón phân, xịt thuốc… làm sao để cam cho trái đều, quả không bị sâu bệnh. Để phòng sâu bệnh cho loại cây này, ngoài việc xịt thuốc bảo vệ thực vật, nhà vườn cần tưới nước thường xuyên để rửa các loại nấm bệnh, côn trùng bám đậu trên lá. Đặc biệt, cần phải bổ sung chất dinh dưỡng và nguồn nước khi cây ra hoa, kết trái đến khi thu hoạch.Việc bọc lưới xốp cho từng quả tuy tốn công nhưng lại hạn chế được sâu bệnh, cam không bị rám nắng, giữ được màu xanh, cho nhiều nước và ngọt hơn…”, ông Tân cho biết thêm.
Trong khi mọi người đang loay hoay tìm giải pháp cứu tiêu, ông Tân đã mạnh dạn phá bỏ tiêu và đưa cam về thử nghiệm. Và giờ đây khi mọi người chuẩn bị trồng cam thì ông lại đi theo hướng khác là đan xen canh giữa chanh và nhãn. Tuy nhiên, không vì 2 loại quả mới mà ông quên mất vườn cam xanh tốt. Hiện ông Tân vẫn đang phát triển đan xen các loại quả này.
 
Vườn cam của ông Tân khiến nhiều người phải nể phục sự mạnh chuyển đổi cây trồng
Ông Nguyễn Long Khánh – Phó phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Chư Pưh cho biết: “Những năm qua do thời tiết diễn biến thất thường nên dịch bệnh xuất hiện tràn lan trên cây hồ tiêu. Cũng chính vì vậy mà hàng nghìn ha tiêu trên địa bàn huyện đã bị xóa sổ. Hiện tại, chúng tôi cũng đang xây dựng dự án hỗ trợ chuyển đổi cây trồng, khuyến cáo nông dân luân chuyên cây trồng từ 2-3 năm, đợi diệt hết mầm bệnh trong đất trước khi trồng lại vườn tiêu mới. Một số cây trồng mà huyện đang khuyến khích nông dân xen canh như bơ, sầu riêng, cam...Bước đầu đã có những hiệu quả tích cực, bà con cũng đang dần chuyển đổi sang trồng xen cây ăn quả, phá bỏ diện tích tiêu chết…”.
Phạm Hoàng (Dân Trí)

Có thể bạn quan tâm

Phòng-chống cháy mía

Kbang tích cực xây dựng phương án phòng-chống cháy mía

(GLO)- Để chuẩn bị tốt thu hoạch mía niên vụ 2024-2025, phòng ngừa cháy mía gây thiệt hại cho người dân, UBND huyện Kbang đã chỉ đạo các xã, thị trấn đăng ký kế hoạch thu mua mía với Nhà máy đường An Khê, đồng thời tích cực xây dựng phương án phòng-chống cháy mía.

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

(GLO)- Thời điểm này, nông dân các huyện phía Tây tỉnh Gia Lai đang nhộn nhịp thu hoạch cà phê niên vụ 2024-2025. Đây cũng là lúc hàng ngàn người lao động từ khắp nơi trong và ngoài tỉnh đổ về các địa phương nhận khoán vườn cây cùng thu hái để kiếm thêm thu nhập, chuẩn bị cho một cái Tết đủ đầy.

Đại diện xã Chư Drăng và Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa kiểm tra các diện tích đất rừng giao cho người dân tại xã Chư Drăng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

(GLO)- Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 5-11-2021 của Huyện ủy Krông Pa về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Đak Pơ hỗ trợ hộ nghèo phát triển chăn nuôi

Đak Pơ hỗ trợ hộ nghèo phát triển chăn nuôi

(GLO)- Thực hiện Tiểu dự án 1-Dự án 3 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, từ năm 2022 đến nay, các xã, thị trấn của huyện Đak Pơ chủ động xây dựng dự án hỗ trợ bò lai sinh sản theo nhóm cộng đồng để giúp hộ nghèo và cận nghèo phát triển chăn nuôi.

Nhiều hộ dân xã Tơ Tung (huyện Kbang) phát triển kinh tế, làm giàu từ chăn nuôi trâu. Ảnh: N.M

Nuôi trâu làm giàu cơ nghiệp

(GLO)- Cách đây hơn 40 năm, các hộ dân tộc Tày, Nùng từ một số tỉnh phía Bắc vào xã Tơ Tung (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lập nghiệp đã mang theo tập quán chăn nuôi trâu để phục vụ sản xuất. Về sau, người dân chuyển sang nuôi trâu thương phẩm để phát triển kinh tế gia đình.

Với 29 ha, được sản xuất theo cánh đồng lớn, ứng dụng khoa học kỹ thuật, cơ giới hóa đã giúp gia đình chị Vũ Thị Nhung-tổ 9 (thị trấn Phú Túc) (ở giữa), thu lợi nhuận khoảng 1,5 tỷ đồng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa hiệu quả ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất

(GLO)- Từ năm 2021 đến nay, thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/HU Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Krông Pa khóa XVII, nhiệm kỳ 2020-2025 về đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ trong sản xuất, ngành nông nghiệp địa phương đã góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và tăng thu nhập cho người dân.

Tái canh cà phê không đạt kế hoạch

Tái canh cà phê không đạt kế hoạch

(GLO)- Theo kế hoạch năm 2024, toàn tỉnh Gia Lai tái canh 2.370 ha và ghép cải tạo 30 ha cà phê. Mặc dù mùa mưa đã qua gần hết nhưng đến nay, diện tích cà phê tái canh và ghép cải tạo mới được hơn 1.840 ha, đạt 76,7% kế hoạch.