"Từ trong đại ngàn": Lời của trái tim

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Tôi rưng rưng cầm cuốn sách “Từ trong đại ngàn” của Phùng Sơn mà anh gửi tặng vào đầu xuân 2022. Giữa mùa dịch Covid-19 hoành hành nhưng Phùng Sơn và Nhà xuất bản Thuận Hóa đã làm việc tích cực để đứa con tinh thần này kịp trình làng dịp Xuân Nhâm Dần.
Khác với những tập sách của anh xuất bản trước đây vốn mang dấu ấn nghề nghiệp là một họa sĩ gắn bó với công tác nghiên cứu văn hóa dân gian ở Tây Nguyên, “Từ trong đại ngàn” mang tính tổng hợp như một lời tự sự của tác giả gắn bó với mảnh đất Bắc Tây Nguyên, bao gồm cả phần đời cầm bút của mình: thơ, truyện, bút ký, hội họa (phần phụ lục).
Vốn xuất thân từ Thừa Thiên-Huế, sau khi học Cao đẳng Mỹ thuật Huế, Phùng Sơn đã tình nguyện về Tây Nguyên và được bố trí làm họa sĩ thiết kế mỹ thuật cho Đoàn Nghệ thuật Đam San (nay là Nhà hát Ca múa nhạc tổng hợp Đam San) từ năm 1984. Ngay sau đó, chàng họa sĩ trẻ này có duyên cùng các nhà nghiên cứu Folklore như: Giáo sư Tô Ngọc Thanh, Giáo sư Trần Từ… đi sưu tầm, nghiên cứu mỹ thuật dân gian. Từ những hiểu biết ban đầu đó, cộng với thực tiễn sinh động, phong phú trong văn hóa của các dân tộc vùng Bắc Tây Nguyên đã làm cho chàng trai xứ Huế say mê với mảng văn hóa các dân tộc bản địa nơi này. Cuốn sách đầu tay của anh khá khiêm tốn với cái tên: “Một số tư liệu mỹ thuật dân gian của đồng bào các dân tộc thiểu số tỉnh Kon Tum” do Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Kon Tum xuất bản năm 2007. Từ khi chia tách tỉnh Gia Lai-Kon Tum năm 1991, Phùng Sơn về công tác tại Trung tâm Văn hóa thể thao-Thanh thiếu nhi tỉnh Kon Tum. Tại đây, anh tiếp tục với công việc sưu tầm, nghiên cứu văn hóa dân gian địa phương và có một số công trình đã được công bố và nhận được giải thưởng của Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam và Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.
Bìa sách “Từ trong đại ngàn”. Ảnh: Bùi Quang Vinh
Bìa sách “Từ trong đại ngàn”. Ảnh: Bùi Quang Vinh
Có thể nói, văn chương đối với Phùng Sơn cũng là một đam mê. Ngay từ khi còn là sinh viên mỹ thuật, anh là thành viên Câu lạc bộ Thơ trẻ của Tạp chí Sông Hương đình đám một thời. Khi về Tây Nguyên công tác, Phùng Sơn tiếp tục sáng tác thơ, truyện ngắn, được các báo, tạp chí đăng tải thường xuyên. Anh xem đó là niềm vui và là một nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống.
Trong tập sách này, anh chọn lọc 24 tác phẩm thơ, truyện gần đây để giới thiệu với độc giả. Còn lại một nửa cuốn sách “Từ trong đại ngàn”, tác giả trình làng 20 bút ký về vùng đất đầy nắng gió và ký chân dung nhằm khắc họa gương mặt các nghệ sĩ tài hoa ở Tây Nguyên, bạn bè mà anh đã từng tiếp cận và quý trọng như: họa sĩ Xu Man, Nghệ sĩ Nhân dân Y Brơm, Nghệ sĩ Ưu tú Quang Tâm, nhà nghiên cứu văn hóa Tây Nguyên Linh Nga Niê Kdăm... Có lẽ ẩn ý của tác giả trong tập sách lần này là tri ân những con người ở Tây Nguyên đã đem lại niềm cảm hứng nghệ thuật cũng như tạo điều kiện để anh có được những thành công trong sự nghiệp của mình.
BÙI QUANG VINH

Có thể bạn quan tâm

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Ngày 4-4, tại Hà Nội, Bộ VH-TT-DL tổ chức hội thảo lấy ý kiến xây dựng Nghị định về khuyến khích phát triển văn học. Đây là một bước quan trọng nhằm tạo dựng hành lang pháp lý hỗ trợ nền văn học Việt Nam phát triển bền vững trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0.

“Gạn đục khơi trong” để phát triển văn hóa

“Gạn đục khơi trong” để phát triển văn hóa

(GLO)- Sau nửa thế kỷ đất nước thống nhất, đời sống văn hóa tại nhiều ngôi làng Bahnar, Jrai có nhiều đổi mới, nhất là xóa bỏ những gánh nặng liên quan đến hủ tục. Nhưng để bảo tồn những giá trị cốt lõi của văn hóa vẫn là một hành trình cần “gạn đục khơi trong”.

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

(GLO)- Sinh ra trong một gia đình trí thức người Jrai ở thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai), cô Kpă H’Nina-Giáo viên môn Tiếng Anh ở Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (huyện Ia Grai) không chỉ được rèn giũa tinh thần ham học, mở mang kiến thức mà còn được thừa hưởng vẻ đẹp của cả bố và mẹ.

Sáng tạo văn học nghệ thuật: Hành trình không đơn độc

Sáng tạo văn học nghệ thuật: Hành trình không đơn độc

(GLO)- Mặc nhiên, việc sáng tạo văn học nghệ thuật luôn mang tính độc lập và tự giác cao độ của mỗi văn nghệ sĩ, nhưng hành trình ấy sẽ không đơn độc nếu có sự dìu dắt chân tình của người đi trước. Tại phố núi Pleiku, nhiều tác giả trẻ đã tìm được điểm tựa tinh thần đáng quý như thế.