Tủ thuốc dành cho F0 điều trị tại nhà

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Đối với F0 không triệu chứng hoặc có triệu chứng nhẹ đang cách ly điều trị tại nhà, việc sử dụng thuốc đúng cách rất quan trọng.

Một số loại thuốc thông dụng: Mimosa - thuốc an thần nguồn gốc thảo dược; Hapacol, Effer-Paralmax với hoạt chất chính là Paracetamol có tác dụng giảm đau, hạ sốt. Ảnh: Xuân Thu Thủy
Một số loại thuốc thông dụng: Mimosa - thuốc an thần nguồn gốc thảo dược; Hapacol, Effer-Paralmax với hoạt chất chính là Paracetamol có tác dụng giảm đau, hạ sốt. Ảnh: Xuân Thu Thủy
Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm, nguyên Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM), khi có triệu chứng sốt, đau đầu, người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc hạ sốt, giảm đau như Paracetamol hoặc Ibuprofen. Có thể uống xen kẽ 2 loại thuốc này. Tuy nhiên, Ibuprofen có tác dụng giảm đau tốt hơn.
Bác sĩ Khanh lưu ý người bệnh không được uống cùng lúc 2 viên Paracetamol biệt dược khác nhau. Chỉ dùng tối đa 500 mg/lần, và uống trở lại sau 4 - 6 tiếng nếu còn sốt. Người có cân nặng trên 60 kg có thể uống 600 mg/lần.
F0 cũng thể có thể trang bị một số loại thuốc ho có thành phần thảo dược, thuốc ho dành cho trẻ em hoặc các loại thuốc ho dạng siro như Prospan, Theralene để dùng khi có dấu hiệu đau họng, ho.
Một trong những biểu hiện lâm sàng của bệnh nhân Covid-19 là tiêu chảy. Một số loại thuốc dùng để hỗ trợ tiêu hóa được bác sĩ Trương Hữu Khanh gợi ý là Smecta và Hidrasec. Ngoài ra, có thể sử dụng Spasmaverine để giảm đau bụng, đau thắt ở vùng bụng dưới. Người bệnh cũng có thể uống trà gừng để cải thiện quá trình trao đổi chất, hỗ trợ hệ thống tiêu hóa, tăng cường miễn dịch.
Bệnh nhân mất ngủ do lo lắng, mệt mỏi có thể sử dụng các loại thuốc an thần có nguồn gốc thảo dược như Mimosa, Rotunda để có giấc ngủ tốt hơn. Người bệnh cần lưu ý sử dụng thuốc theo chỉ định có trên bao bì hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Đối với thuốc kháng viêm, kháng đông dạng uống, cần phải có chỉ định từ bác sĩ. Theo cập nhật mới nhất từ Sở Y tế về hướng dẫn chăm sóc người bệnh Covid-19 tại nhà, 2 loại thuốc này được dùng cho bệnh nhân có triệu chứng suy hô hấp, khi chỉ số SpO2 dưới 95% và có các dấu hiệu khó thở, nhịp thở nhanh.
Theo hướng dẫn của Sở Y tế, thuốc kháng viêm Dexamethasone liều dùng cho người lớn là 6 mg/lần/ngày, với trẻ em là 0,15 mg/lần/ngày sau khi ăn (tốt nhất vào buổi sáng). Trong trường hợp không có, có thể thay thế bằng Prednisolone hoặc Methylprednisolone. Prednisolone liều dùng cho người lớn là 40 mg/lần/ngày, trẻ em 1 mg/lần/ngày sau khi ăn (tốt nhất vào buổi sáng). Methylprednisolone liều dùng 2 lần/ngày cách nhau 12 tiếng, đối với người lớn là 16 mg/lần, với trẻ em là 0,8 mg/lần sau khi ăn (buổi sáng và buổi tối). Người bệnh dạ dày cần uống kèm thuốc dạ dày khi dùng kháng viêm.
Kháng đông dạng uống Rivaroxaban chỉ dùng cho người trên 18 tuổi và sử dụng thận trọng nếu bệnh nhân từ 80 tuổi trở lên, liều 10 mg, uống 1 lần/ngày. Có thể thay thế bằng Apixaban liều 2,5 mg, uống 2 lần/ngày. Hoặc Dabigatran liều 220 mg, uống 1 lần/ngày. Phụ nữ có thai và cho con bú, người có tiền sử suy gan, suy thận, có tiền căn xuất huyết tiêu hóa, xuất huyết tiết niệu hoặc có các bệnh lý dễ chảy máu không được sử dụng thuốc.
Lưu ý, thời gian tối đa sử dụng kháng viêm và kháng đông dạng uống là 7 ngày.
Theo Xuân Thu Thủy (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Diễn biến dịch cúm nghiêm trọng ở Mỹ

Diễn biến dịch cúm nghiêm trọng ở Mỹ

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cảnh báo tình hình bệnh cúm trong tuần đầu tháng 2 cao hơn hoặc tương đương với thời điểm cao nhất của mùa cúm và số ca nhập viện cũng như tử vong đều tăng.

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Nhiều nghiên cứu cho thấy tập thể dục giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường và ung thư. Tuy nhiên, chúng ta thường bỏ qua vai trò của việc tập thể dục trong việc giúp não khỏe mạnh.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.

Bị cúm có nên ngủ máy lạnh?

Bị cúm có nên ngủ máy lạnh?

Bên cạnh các yếu tố phòng ngừa cúm mùa như dinh dưỡng, vệ sinh, tập thể dục tăng đề kháng…, thì nhiệt độ khi ngủ cũng đóng vai trò quan trọng, nhất là đối với những người có thói quen ngủ máy lạnh.