Tự tạo cơ hội cho mình

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Tự tạo cơ hội cho chính mình, bước ra khỏi những giới hạn của bản thân, thông thạo công nghệ thông tin và ngoại ngữ để mở cánh cửa bước ra thế giới… nhiều người trẻ đã và đang làm nên diện mạo tươi sáng của giới trẻ Việt.
Đinh Phương Nam (bìa trái) cùng đồng nghiệp
Đinh Phương Nam (bìa trái) cùng đồng nghiệp
Cơ hội trong tay mình
Đinh Phương Nam (25 tuổi), cựu sinh viên Trường ĐH Xây dựng Hà Nội, lớn lên trong một gia đình nông dân nghèo ở Yên Bái. Tuổi thơ của Nam là những ngày gặt lúa, chăn trâu rát mồ hôi. 5 năm học ĐH là quãng thời gian vô cùng khó khăn với Nam, khi trải qua đủ các công việc làm thêm từ bưng bê nhà hàng, bán quần áo, bê tráp đám cưới... để trang trải cuộc sống.
Muốn phát triển thêm các kỹ năng, Nam tham gia một lớp học MC (người dẫn chương trình), từ đây mở ra bước ngoặt trong cuộc đời của Nam.
Vượt qua 2 vòng thử hình, Nam trúng tuyển và trở thành người dẫn chương trình truyền hình, anh xuất hiện trong nhiều chương trình... và được khán giả yêu thích. Chia sẻ với chúng tôi, Nam cho hay thành công có lẽ sẽ không bao giờ mỉm cười, nếu anh không tự tạo cơ hội bằng việc đi học thêm kỹ năng. “Gia đình khó khăn là động lực để tôi cố gắng. Tôi rất tự hào khi bố mẹ dù không thể cho tôi được điều kiện tốt nhất ở điểm khởi đầu nhưng họ luôn cho tôi những lời động viên, sự ủng hộ và tin tưởng tuyệt đối trong những lựa chọn của tôi, kể cả khi tôi quyết định đến với một công việc trái ngành, miễn đó là đam mê”, Nam bộc bạch.
Bạch Khánh Vân năng động tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa
Bạch Khánh Vân năng động tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa
Bước ra khỏi mọi giới hạn
“Đừng làm nữa, có ích gì đâu”, “Mấy cái vớ vẩn đó, tâm huyết làm gì”, bỏ qua tất cả những lời bình luận không hay đó, nhiều bạn trẻ kiên định với giấc mơ của mình và đã chạm tới thành công.
Lê Hải Đoàn (28 tuổi), cựu sinh viên Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, đang dạy tiếng Anh tại một trung tâm. Đoàn quê ở xã An Tiến, H.An Lão (Hải Phòng), đã tìm thấy ý nghĩa của cuộc sống từ những trang sách, khi hiện tại anh đã có bộ sưu tập 5.000 cuốn sách và khoảng 1.000 cuốn báo cũ. Trong thư viện nhỏ của Đoàn, điều khiến anh tâm đắc nhất là hàng chục cuốn sách giáo khoa cũ như tập đọc, đạo đức... thời chưa cải cách.
Lê Hải Đoàn say mê sách
Lê Hải Đoàn say mê sách
Đoàn chụp ảnh những trang sách giáo khoa ấn tượng và đăng trên một diễn đàn về sách do anh tự xây dựng, từ đó anh đã kết nối được với nhiều bạn trẻ cùng có lòng mê sách như anh. Rồi họ cùng gặp gỡ, cùng trao đổi về nghề sư phạm, về sách. Những trang sách xưa cũ cũng giúp anh có nhiều bài giảng thú vị với các học trò ở trung tâm tiếng Anh. “Nhiều người khi thấy tôi sưu tầm sách báo cũ thì cho rằng tôi làm việc tào lao, vô ích. Nếu tôi bận tâm về những điều đó, có lẽ bây giờ đã không có tôi của ngày hôm nay”, Đoàn bày tỏ.
Trịnh Xuân Thành trong một lần đi nhặt rác
Trịnh Xuân Thành trong một lần đi nhặt rác
Trong khi đó, Trịnh Xuân Thành (27 tuổi), cựu sinh viên Trường ĐH Xây dựng Hà Nội, đang là kỹ sư xây dựng của một công ty trên đường Hoàng Đạo Thúy, Q.Cầu Giấy (Hà Nội), cho hay anh cũng từng nghe rất nhiều lời ngăn cản của mọi người khi đi nhặt rác. Nhưng, vượt qua mọi rào cản, Thành vẫn quyết tâm làm, đến hiện tại Thành đã có 3 năm tự mình đi nhặt rác ở công viên, bờ sông; anh cũng dành tiền túi mua sách báo làm thành một thư viện cho trẻ em Trường THCS Thanh Hưng, H.Thanh Chương (Nghệ An). “Tôi từng cảm thấy tổn thương khi mọi người bảo tôi là “rảnh”, “làm việc bao đồng tào lao” nhưng sau này tôi hiểu ra, câu trả lời hay nhất đó là làm thật tốt điều mình đã chọn”, Thành nói.
Tiếng Anh mở cửa bước ra thế giới
Càng ngày, việc các bạn trẻ Việt lưu loát giao tiếp, thuyết trình, ca hát, viết bài luận… bằng tiếng Anh càng quen thuộc. Bên cạnh tiếng Anh, công nghệ thông tin, các kỹ năng như: dựng video, làm đồ họa trình chiếu… được người trẻ tự học và làm trong sự say mê.
Bạch Khánh Vân (18 tuổi), học sinh Trường THPT chuyên Nguyễn Huệ (Hà Nội) giao tiếp, ca hát tiếng Anh lưu loát. Cô gái đa năng này còn có tố chất lãnh đạo khi là trưởng ban tổ chức dự án Legato; trưởng ban truyền thông của CLB báo chí Trường chuyên Nguyễn Huệ, điều hành nhiều sự kiện lớn… Vân cho hay, tất cả những việc cô làm thời học sinh là bước đệm quan trọng để cô có thêm cơ hội trúng tuyển trường ĐH chất lượng cao, đồng thời có thể thành công với ngành truyền thông mà cô lựa chọn trong tương lai.
Còn với Lâm Thanh Mỹ, 13 tuổi, nữ diễn viên nhí được yêu thích trong phim Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh cho hay rất quan tâm đến tiếng Anh và các kỹ năng mềm khác, điều này giúp em mở rộng hơn cánh cửa bước ra thế giới.
Thúy Hằng (thanhnien)

Có thể bạn quan tâm

Cựu cán bộ Đoàn TP. Pleiku"truyền lửa" yêu thương

Cựu cán bộ Đoàn TP. Pleiku"truyền lửa" yêu thương

(GLO)- “Kết nối tình nguyện-cháy mãi nhiệt huyết của tuổi trẻ“ là phương châm hoạt động của nhóm cựu cán bộ Đoàn cơ sở TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai. Sau hơn 2 năm thành lập, nhóm không chỉ mang niềm vui đến cho những hoàn cảnh khó khăn mà còn là nơi các thế hệ cán bộ Đoàn gắn kết, “truyền lửa“ tình yêu với Đoàn.
Ý nghĩa lớn từ mô hình nhỏ

Ý nghĩa lớn từ mô hình nhỏ

(GLO)- Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là một trong những nội dung được các đơn vị trường học ở huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) đặc biệt quan tâm. Trong đó, mô hình “Vườn rau em chăm“ mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần cải thiện bữa ăn và khơi dậy tình yêu lao động trong học sinh.
Đôi vũ công đặc biệt

Đôi vũ công đặc biệt

(GLO)- Đến với khiêu vũ một cách tình cờ, đôi vận động viên (VĐV) Trần Nam Dũng-Lê Phương Thảo đã từng bước khẳng định vị thế ở môn thể thao đầy tính nghệ thuật này. Tấm huy chương bạc tại Đại hội Thể thao toàn quốc lần thứ IX-2022 là sự ghi nhận cho những nỗ lực không biết mệt mỏi cùng tâm huyết của các vũ công.
Tín hiệu vui cho bệnh nhân ung thư

Tín hiệu vui cho bệnh nhân ung thư

(GLO)- Với mong muốn nâng cao chất lượng sống cho bệnh nhân ung thư, bác sĩ Nguyễn Đình Hùng-Phó Trưởng khoa Ung bướu và Y học hạt nhân (Bệnh viện Đa khoa tỉnh) đã nghiên cứu, áp dụng hiệu quả các phác đồ chữa trị mới, giúp người dân sớm phát hiện và điều trị ung thư tại chỗ. Một trong số đó là hóa trị trong điều trị ung thư đại trực tràng di căn.
Tỉnh Đoàn Gia Lai tổ chức chương trình "Ấm áp mùa đông" năm 2022

Tỉnh Đoàn Gia Lai tổ chức chương trình "Ấm áp mùa đông" năm 2022

(GLO)- Hưởng ứng chương trình “Tình nguyện mùa đông“ năm 2022 và “Xuân tình nguyện“ năm 2023. Trong 2 ngày (23 và 24-12), tại xã Đất Bằng, huyện Krông Pa và xã An Thành, huyện Đak Pơ, Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn Gia Lai phối hợp với Đoàn công tác xã hội TP. Hồ Chí Minh tổ chức Chương trình “Ấm áp mùa đông“ năm 2022.
Ngày thanh niên cùng hành động: Sôi nổi, thiết thực

Ngày thanh niên cùng hành động: Sôi nổi, thiết thực

(GLO)- Sau khi Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII (nhiệm kỳ 2022-2027) thành công tốt đẹp, 63 tỉnh, thành trong cả nước đã đồng loạt tổ chức “Ngày thanh niên cùng hành động“. Trong đó, Gia Lai là 1 trong 7 điểm cầu được lựa chọn tổ chức cấp trung ương. Chuỗi hoạt động góp phần nâng cao nhận thức, thể hiện quyết tâm của tuổi trẻ trong triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII.
Phát động thí điểm ứng dụng kết nối thanh thiếu niên

Phát động thí điểm ứng dụng kết nối thanh thiếu niên

(GLO)- Sáng 18-12, tại Trường THPT Hoàng Hoa Thám (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai), Quỹ Phòng chống thương vong Châu Á phối hợp với Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia, Bộ Giáo dục-Đào tạo tổ chức lễ phát động thí điểm Ứng dụng kết nối thanh thiếu niên (YEA). Đây là hoạt động nằm trong dự án “Tuổi trẻ và những cung đường biết nói“ được triển khai tại TP. Hồ Chí Minh, tỉnh Gia Lai và tỉnh Yên Bái.
Chung tay giúp trẻ em nghèo

Chung tay giúp trẻ em nghèo

(GLO)- Đối với trẻ em vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn thì chiếc áo ấm hay những đồ chơi tự chế rất có ý nghĩa. Thấu hiểu điều đó, chương trình “Áo ấm cho em“ đã trao tặng những chiếc áo ấm cùng những phần quà ý nghĩa cho trẻ em ở 2 huyện Ia Pa và Chư Păh (tỉnh Gia Lai).