Từ ngày 21.5, người dân có thể đóng phạt nguội tại công an nơi cư trú

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Thông tư 15/2022/TT-BCA về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 65/2020/TT-BCA quy định, từ ngày 21.5.2022 người dân có thể đóng phạt nguội tại trụ sở công an cấp xã hoặc công an cấp huyện nơi cư trú.

Thông tư 15/2022/TT-BCA về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 65/2020/TT-BCA của Bộ Công an quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung và quy trình tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính về giao thông đường bộ của CSGT có hiệu lực từ ngày 21.5.2022 .

Trong đó, Thông tư 15/2022/TT-BCA quy định, trường hợp chủ phương tiện, tổ chức, cá nhân có liên quan đến vi phạm hành chính không cư trú, đóng trụ sở tại địa bàn cấp huyện nơi cơ quan công an đã phát hiện vi phạm hành chính có thể chuyển kết quả thu thập được bằng phương tiện, kỹ thuật nghiệp vụ về nơi cư trú của người vi phạm để xử lý.

 

Thời hạn xử lý phạt nguội trong vòng 10 ngày

Hiện Thông tư 65/2020/TT-BCA (đang có hiệu lực) quy định, trường hợp không dừng ngay được phương tiện giao thông để kiểm soát, xử lý vi phạm thì người có thẩm quyền xử phạt thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, tiến hành xử phạt trong thời hạn 5 ngày làm việc.

Còn tại khoản 2, Điều 4 Thông tư 15/2022/TT-BCA bổ sung Điều 19a Thông tư 65/2020/TT-BCA quy định, trường hợp không dừng được phương tiện giao thông vi phạm để kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền xử phạt thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, tiến hành xử phạt trong thời hạn 10 ngày làm việc...


Người vi phạm đóng phạt nguội tại trụ sở công an nơi cư trú

Cũng theo khoản 2 Điều 4 Thông tư 15/2022/TT-BCA, nếu chủ phương tiện vi phạm giao thông đi lại gặp khó khăn và không có điều kiện trực tiếp đến trụ sở cơ quan Công an nơi phát hiện vi phạm thì Công an nơi phát hiện vi phạm sẽ gửi thông báo yêu cầu chủ phương tiện trụ sở công an cấp xã, công an cấp huyện nơi cư trú, đóng trụ sở để giải quyết.

Khi người vi phạm đến làm việc thì trưởng công an cấp xã hoặc trưởng công an cấp huyện phải xử lý vụ việc vi phạm theo quy định.

Hiện Thông tư 65/2020/TT-BCA quy định, công an cấp xã có trách nhiệm mời người vi phạm giao thông đến trụ sở đơn vị để tiếp nhận thông báo và yêu cầu đến cơ quan công an đã ra thông báo vi phạm để giải quyết.

Công an cấp xã, công an cấp huyện nơi cư trú xử lý phạt nguội thế nào?

Thông tư 15/2022/TT-BCA quy định, trường hợp phát hiện hành vi vi phạm giao thông nhưng không dừng được phương tiện giao thông vi phạm để kiểm soát, xử lý thì người có thẩm quyền xử phạt của cơ quan công an nơi phát hiện vi phạm thực hiện quy trình.

Theo đó, xác định thông tin về người vi phạm giao thông thông qua cơ quan đăng ký xe và Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư... Trường hợp người vi phạm giao thông không cư trú, đóng trụ sở tại địa bàn cấp huyện nơi cơ quan công an phát hiện vi phạm hành chính thì có thể chuyển kết quả thu thập được bằng phương tiện, kỹ thuật nghiệp vụ về nơi cư trú của người vi phạm để xử lý.

Theo đó, nếu xác định vi phạm hành chính đó thuộc thẩm quyền xử phạt của Trưởng công an cấp xã thì chuyển kết quả thu thập được đến công an cấp xã nơi chủ phương tiện, tổ chức, cá nhân có liên quan đến vi phạm hành chính cư trú, đóng trụ sở để giải quyết.

Trường hợp hành vi vi phạm hành chính không thuộc thẩm quyền xử phạt của trưởng công an cấp xã hoặc thuộc thẩm quyền xử phạt của trưởng công an cấp xã nhưng công an cấp xã chưa được trang bị hệ thống mạng kết nối thì công an nơi phát hiện vi phạm hành chính chuyển đến công an cấp huyện nơi cư trú nơi chủ phương tiện, tổ chức, cá nhân có liên quan đến vi phạm hành chính cư trú, đóng trụ sở để giải quyết.

Ngoài ra, theo khoản 4, Điều 4 Thông tư 15/2022/TT-BCA bổ sung khoản 4, Điều 20 Thông tư 65/2020/TT-BCA cũng quy định, người vi phạm giao thông có thể nộp phạt nguội trực tuyến thông qua Cổng Dịch vụ công quốc gia của Bộ Công an.

Theo BÍCH NGÂN (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

(GLO)- Nhờ tích cực hỗ trợ về sinh kế, xây dựng nhà ở và các chương trình hỗ trợ thiết thực khác đến cuối năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo của thành phố Pleiku giảm còn 0,12%, vượt 0,04% so với chỉ tiêu giảm nghèo năm 2024 mà UBND tỉnh giao (kế hoạch giao 0,16%).

Sau khi được hỗ trợ làm nhà, gia đình anh Đàm Văn Kim (thôn 4, xã Ia Vê) yên tâm phát triển kinh tế và đã thoát nghèo. Ảnh: L.N

Chư Prông hỗ trợ hộ nghèo an cư

(GLO)- Triển khai Dự án 1 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) đã xây dựng hàng trăm căn nhà giúp hộ nghèo “an cư lạc nghiệp”.

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

(GLO)- Thời điểm này, nông dân các huyện phía Tây tỉnh Gia Lai đang nhộn nhịp thu hoạch cà phê niên vụ 2024-2025. Đây cũng là lúc hàng ngàn người lao động từ khắp nơi trong và ngoài tỉnh đổ về các địa phương nhận khoán vườn cây cùng thu hái để kiếm thêm thu nhập, chuẩn bị cho một cái Tết đủ đầy.

Khoảng lặng ở Tây Hồ

Khoảng lặng thôn Tây Hồ

(GLO)- Khoảng lặng chúng tôi muốn nói đến chính là cuộc sống của những người từng mắc bệnh phong, sống lặng lẽ ở xóm cùi thuộc thôn Tây Hồ (xã Bàu Cạn, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai).

Khởi sắc những vùng quê nông thôn mới

Khởi sắc những vùng quê nông thôn mới

(GLO)-Với việc huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc tuyên truyền, huy động nguồn lực thực hiện, đến nay, nhiều xã trên địa bàn tỉnh đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Bên cạnh diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc, đời sống của người dân tại các xã nông thôn mới cũng được nâng lên rõ rệt.

Xã Gào đẩy mạnh truyền thông giảm nghèo

Xã Gào đẩy mạnh truyền thông giảm nghèo

(GLO)- Bên cạnh phát huy hiệu quả các nguồn lực của Nhà nước, thời gian qua, xã Gào (TP. Pleiku) đã đẩy mạnh công tác truyền thông giảm nghèo bằng nhiều hình thức. Qua đó, góp phần thay đổi nếp nghĩ, cách làm, nâng cao thu nhập của người dân và giảm nghèo bền vững.