Từ một chuyến đi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Tôi luôn nghĩ đến một chuyến đi khi đã thật sự trở về. Nghĩa là khi chính thức quay lại với những gì thân thuộc. Nửa tháng xa nhà, nửa tháng có công việc mà cứ như rong chơi. Nghe nói lần hạnh ngộ nào cũng để lại dư âm. Tôi chuẩn bị tâm thế rồi mà vẫn có đôi chút trống trải thật khó nói.

Lần đầu tham dự trại sáng tác của Tạp chí Văn nghệ Quân đội. Lần đầu đến Ninh Bình. Chỉ chừng ấy thôi cũng đủ khiến cho chuyến đi này đáng quý với tôi. Cuộc gặp gỡ trọn vẹn đến mức không ai dám mang về một niềm tiếc nuối. Ninh Bình với cố đô Hoa Lư từ lâu đã trở thành một chương khúc trong sử sách. Hơn 20 tác giả từ 3 miền đất nước hội tụ về đây để hiểu rằng, sử sách luôn mở ra chứ không bao giờ khép lại. Trong niềm vui chung đó, hẳn mỗi người đều góp nhặt cho mình chút riêng tư. Còn tôi, sau chuyến đi này, lại có thêm những hình dung tươi mới về cuộc đời.

Các thành viên tham gia trại sáng tác của Tạp chí Văn nghệ Quân đội tham quan tại một di tích lịch sử tỉnh Ninh Bình. Ảnh: Trương Chí Hùng

Các thành viên tham gia trại sáng tác của Tạp chí Văn nghệ Quân đội tham quan tại một di tích lịch sử tỉnh Ninh Bình. Ảnh: Trương Chí Hùng

Tôi nhớ mình từng rảo bước cùng người thương binh già dưới chân núi Thúy, ở ngã ba nơi sông Vân đổ vào sông Đáy. Chỉ còn một cánh tay và nửa đời còn lại, ông nói chuyện xưa như đã “nằm lòng”. Tôi nhớ đoàn tàu ra Bắc không còn mang dư cảm của biệt ly trong buổi chiều đứng ở chùa Non Nước nhìn ra đồng bãi nằm im. Nhớ cả mái đền thấp tự ngàn năm để người biết cúi đầu trước khi vào dâng lễ. Người ta bảo kỷ niệm buồn bao giờ cũng mạnh mẽ hơn vì chúng bao trùm lên tất cả. Nhưng chẳng thể chối bỏ rằng, kỷ niệm vui cũng có cái hay riêng. Để khi rời đi, tôi vẫn chưa kịp trả lời câu hỏi của chính mình: “Vãn hội chùa, em có ở lại không/Đi qua ngày sông với con đò luống tuổi/Thôn xóm còn tiếng cười/Hàng cau còn óng/Chỉ sông vẫn buồn như lần nhòa với biển/Quên mất tên xưa”.

Cuộc hội ngộ gần như trọn vẹn trong cả phút chia tay dù nụ cười không giấu được nước mắt. Gặp gỡ lần này nối rừng với biển, nối đồng bằng với trung du. Người với người hòa vào nhau trong lời thơ, câu tuồng cổ mang từ quê cha đất mẹ. Cái nắm tay trao những ân cần như thể “Điều chưa nói thì bàn tay đã nói” (Lưu Quang Vũ), khó lòng quên được. Tôi dần trưởng thành sau mỗi chuyến đi. Thấy mình kiệm lời hơn nhưng cũng rộng lòng hơn. Biết mình nợ cuộc đời trong từng niềm vui nhỏ. “Năm tháng chỉ vừa đủ cho một đời sống”, huống hồ là một chuyến đi. Những gì muốn nói luôn dài hơn thời hạn cho phép. Vậy nên, niềm xúc động dịu ngọt vừa qua, xin cất lại trong tâm trí của một người ham rong ruổi.

Tôi đi để không lặp lại chính mình trong những bài thơ. Sách vở và cuộc sống luôn cần cho người viết, dẫu đường dài hay đường ngắn. Nhưng đi xa tới đâu rồi cũng muốn trở về, bởi núi đồi trong tôi gần như là hơi thở. Cứ qua thêm một vùng đất, hiểu thêm một con người, chúng ta lại càng phải thương chính nơi mình được sinh ra và khôn lớn. Và cũng vì biết hổ thẹn khi đứng trước một người Ninh Bình am hiểu về bề dày văn hóa-lịch sử của quê hương mà tôi lại càng nung nấu ý nghĩ phải tìm hiểu thật nghiêm túc về Tây Nguyên. Nơi mẹ cha gặp gỡ. Nơi tôi viết bài thơ đầu tiên giữa những sáng-tối cuộc đời.

Mỗi chuyến đi là một giấc mơ. Tôi tin, sẽ luôn có “giấc mơ ban ngày theo ta” nếu trái tim còn ước vọng. Những buổi sáng sót lại của kỳ nghỉ hè, tôi cuộn mình trong dư âm. Kỷ niệm ắp dần lên khi nỗi nhớ vơi đi. Ngày tháng băng băng đi tới nhưng chúng không bỏ quên lời hẹn. Chỉ một tích tắc nhẹ nhàng là đến được ngày mai…

Có thể bạn quan tâm

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

(GLO)- Sinh ra trong một gia đình trí thức người Jrai ở thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai), cô Kpă H’Nina-Giáo viên môn Tiếng Anh ở Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (huyện Ia Grai) không chỉ được rèn giũa tinh thần ham học, mở mang kiến thức mà còn được thừa hưởng vẻ đẹp của cả bố và mẹ.

“Tổ quốc bên bờ sóng”

“Tổ quốc bên bờ sóng”

(GLO)- Đó là chủ đề cuộc thi và triển lãm ảnh nghệ thuật cấp quốc gia do Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức nhằm thực hiện kế hoạch tuyên truyền về biển, đảo năm 2025.

Báo Gia Lai: Phụng sự và kiến tạo

Báo Gia Lai phụng sự và kiến tạo

(GLO)- Qua 78 năm xây dựng và trưởng thành (16/3/1947-16/3/2025), Báo Gia Lai xứng đáng là cơ quan ngôn luận của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Trong xu thế hiện nay, Báo Gia Lai chú trọng phát huy vai trò kiến tạo nhằm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền.

Nhạc sĩ Thụy Kha qua đời

Nhạc sĩ Thụy Kha qua đời

Nhạc sĩ Thụy Kha qua đời lúc 10h45 sáng 13/3 tại Hà Nội. Năm cuối đời, ông chống chọi với bệnh ung thư. Vài tháng gần đây, nhiều đồng nghiệp chia sẻ hình ảnh thăm nhạc sĩ Thụy Kha trong bệnh viện. 

Tiết mục múa của đơn vị Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng trình diễn tại Liên hoan nghệ thuật quần chúng huyện Ia Grai năm 2025.

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang huyện Ia Grai: Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng giành giải nhất toàn đoàn

(GLO)- Trong 2 đêm (11 và 12-3), huyện Ia Grai tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang năm 2025. Liên hoan quy tụ 13 đơn vị tham gia. Mỗi đơn vị đăng ký trình diễn từ 3 đến 5 tiết mục ca, múa và diễn tấu các loại nhạc cụ.

Thơ Bút Biển: Nắng chưa qua

Thơ Bút Biển: Nắng chưa qua

(GLO)- "Nắng chưa qua" của Bút Biển là một bài thơ đầy hoài niệm. Bằng những câu thơ nhẹ nhàng mà day dứt, tác giả khắc họa nỗi buồn của sự xa cách, khi ký ức vẫn còn đó nhưng hiện tại chỉ còn lại gió lùa, hoa rụng và căn phòng trống,... dường như có ai đang ngóng về một vệt nắng chưa qua.

Bản hòa ca cùng triền ký ức

Bản hòa ca cùng triền ký ức

(GLO)- Dù đã có hơn 30 năm sống ở Pleiku nhưng khi đọc tập “Vân môi say phố” của Ngô Thanh Vân (NXB Hội Nhà văn, 2024), tôi lại có cảm tưởng được khám phá một miền đất tưởng chừng quá đỗi quen thuộc.

Giao lưu văn hóa, văn nghệ kỷ niệm 50 năm Giải phóng tỉnh tại xã Gào

Giao lưu văn hóa, văn nghệ kỷ niệm 50 năm Giải phóng tỉnh tại xã Gào

(GLO)- Tối 10-3, tại làng C (xã Gào), Đội Thông tin lưu động-Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao TP. Pleiku tổ chức chương trình giao lưu văn hóa, văn nghệ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng tỉnh (17/3/1975-17/3/2025), chào mừng Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV.

Hội viên Chi hội Nhạc sĩ Việt Nam tỉnh tại chương trình chào mừng Ngày Âm nhạc Việt Nam năm 2024. Ảnh: H.N

Nhạc sĩ Gia Lai kiếm tìm tác phẩm có sức ảnh hưởng lớn

(GLO)- Bám sát hơi thở cuộc sống và đưa bản sắc dân tộc vào tác phẩm, các nhạc sĩ Chi hội Nhạc sĩ Việt Nam tỉnh Gia Lai đã thực sự cố gắng trong hoạt động sáng tác nhằm ghi dấu ấn. Song, làm gì để tác phẩm lan tỏa rộng rãi, ghi đậm trong tâm trí người nghe đang là trăn trở của những người tâm huyết.

Thi vẽ tranh chào mừng Đại hội Đảng và Đại hội cháu ngoan Bác Hồ các cấp: Sáng tạo, ý nghĩa

Thi vẽ tranh chào mừng Đại hội Đảng và Đại hội cháu ngoan Bác Hồ các cấp: Sáng tạo, ý nghĩa

(GLO)- Độc đáo, sáng tạo, ý nghĩa là những đánh giá chung về hơn 300 bức tranh của các tác giả “nhí” gửi về tham gia cuộc thi vẽ tranh chào mừng Đại hội Đảng, Đại hội cháu ngoan Bác Hồ các cấp do Hội đồng Đội thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) phát động gần 1 tháng qua.

Thơ Sơn Trần: Nhớ Pleiku

Thơ Sơn Trần: Nhớ Pleiku

(GLO)- "Nhớ Pleiku" là một tác phẩm đầy cảm xúc của tác giả Sơn Trần. Từng câu thơ vẽ nên bức tranh phố núi đẹp mơ mộng với cảnh sắc yên bình, quyện hòa cùng ký ức, tình yêu và nỗi nhớ...