Tự hào về cội nguồn dân tộc, xây dựng đất nước phồn vinh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Có lẽ Việt Nam là quốc gia duy nhất có ngày Quốc giỗ-Giỗ Tổ Hùng Vương vào ngày 10 tháng 3 Âm lịch hàng năm. Đây là ngày trọng đại và thiêng liêng đối với mọi nhà, mọi người. Bởi vậy, hễ là người Việt dù có đi đâu về đâu cũng luôn nhớ câu của cha ông căn dặn: “Dù ai đi ngược về xuôi/Nhớ ngày Giỗ Tổ mùng mười tháng ba/Khắp miền truyền mãi câu ca/Nước non vẫn nước non nhà nghìn năm”.

Các Vua Hùng từ bao đời nay luôn là biểu tượng văn hóa, lịch sử của dân tộc Việt Nam, là mạch nguồn tâm linh gắn kết toàn dân, tạo nên sức mạnh đoàn kết không gì lay chuyển, đưa đất nước ta vượt qua muôn trùng phong ba để giữ vững độc lập, tự do, từng bước hướng đến mục tiêu dân giàu, nước mạnh. Văn hóa thờ cúng các Vua Hùng từ lâu đã trở nên phổ biến trên khắp các địa phương cả nước, kể cả cộng đồng người Việt ở nước ngoài, đâu đâu cũng có đền thờ Quốc Tổ để mọi người hàng năm không có điều kiện hành hương về nguồn cội-Đền Hùng ở đỉnh núi thiêng Nghĩa Lĩnh thuộc đất cổ Phong Châu (ngày nay là thôn Cổ Tích, xã Hy Cương, TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ), đến dâng hương tưởng nhớ các Vua Hùng.

Ngày Quốc Tổ Việt nam toàn cầu 2022 - Lễ giỗ Tổ và vinh danh con cháu Vua Hùng toàn cầu sẽ được tổ chức theo hình thức trực tuyến và trực tiếp. Ảnh: VGP
Ngày Quốc Tổ Việt Nam toàn cầu 2022-lễ Giỗ Tổ và vinh danh con cháu Vua Hùng toàn cầu sẽ được tổ chức theo hình thức trực tuyến và trực tiếp. Ảnh: VGP


Sau ngày 2-9-1945-ngày thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, tiếp bước truyền thống tốt đẹp của dân tộc, Phó Chủ tịch nước Huỳnh Thúc Kháng thay mặt Chính phủ đã đến dâng hương tại Đền Hùng nhân dịp Giỗ Tổ Hùng Vương (10 tháng 3 Âm lịch năm 1946). Khi đoàn đại biểu Chính phủ lên đến cổng đền, lá cờ đỏ sao vàng lần đầu tiên được cắm trên núi Nghĩa Lĩnh đã tung bay trước gió, tại vị trí cao đẹp, trang trọng. Lễ thượng cờ ngày Giỗ Tổ mùng 10-3-1946 diễn ra long trọng, nghiêm trang trong không khí yên bình. Tại đây, Phó Chủ tịch nước Huỳnh Thúc Kháng đã trân trọng dâng lên bàn thờ Tổ 2 báu vật: tấm bản đồ Việt Nam và thanh kiếm để nói lên ý chí của Chính phủ và toàn dân quyết tâm bảo vệ nền độc lập còn non trẻ của Việt Nam trước họa xâm lăng của thực dân Pháp.

Khi kết thúc 9 năm kháng chiến với chiến thắng lẫy lừng Điện Biên Phủ, tại Đền Hùng, ngày 19-9-1954, Bác Hồ đã gặp gỡ và căn dặn cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn quân Tiên Phong (Sư đoàn 308) trước khi về tiếp quản Thủ đô Hà Nội đã trở thành một sự kiện lịch sử. Ngày nay, tại Đền Hùng còn tấm bia trang trọng ghi lời Hồ Chủ tịch: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Hai từ “dựng nước” và “giữ nước” đã đi xuyên suốt quá trình lịch sử của dân tộc, luôn trở thành ý thức và tâm thức của toàn dân trong mỗi giai đoạn lịch sử; có lúc nó bình lặng, yên ả nhưng có khi nó trỗi dậy thành sóng cả nhấn chìm mọi kẻ thù xâm lược.

Từ ngày thống nhất đất nước, Đền Hùng đã được tôn tạo ngày càng hoành tráng và tôn nghiêm, làm nơi hành hương của con dân nước Việt nhớ về nguồn cội, là nơi thực hành các nghi lễ truyền thống trong những ngày đầu tháng 3 Âm lịch-Lễ hội Đền Hùng với các hoạt động văn hóa sôi nổi. Năm nay, mặc dù đại dịch Covid-19 chưa được khống chế hoàn toàn trên cả nước, nhưng nơi vùng Đất Tổ, tỉnh Phú Thọ đã cố gắng tổ chức chương trình Lễ hội Đền Hùng một cách trang trọng với khẩu hiệu “Linh thiêng nguồn cội, Đất Tổ Hùng Vương” nhân kỷ niệm 10 năm UNESCO công nhận “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương” là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Không phải nơi nào khí thiêng sông núi cũng tụ về một điểm như nước Việt chúng ta; không phải mọi niềm tin văn hóa, tâm linh trên thế giới đều có ngày hướng về Đất Tổ, nơi con Hồng cháu Lạc thuộc giống Tiên Rồng như chúng ta, một dân tộc vốn có truyền thống “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân/Quân điếu phạt trước lo trừ bạo” và họ luôn bảo vệ và yêu thương đồng bào, nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Càng nhận thức và tự hào về văn hóa, lịch sử dân tộc, chúng ta càng nỗ lực, đoàn kết, phát huy truyền thống yêu nước, góp phần dựng xây non sông gấm vóc nước Việt hùng cường.

Trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động, tình hình chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh toàn cầu có nhiều bất lợi cho sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước ta cũng như nhiều quốc gia trên hành tinh ngày nay, Đại hội lần thứ XIII của Đảng ta đã mở ra hướng đi mới với mục tiêu: Khơi dậy khát vọng, phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc. Đó là khát vọng ngàn đời mà dân tộc ta luôn đấu tranh và hướng tới với toàn ý, toàn tâm.

 

BÙI QUANG VINH
 

Có thể bạn quan tâm

Bảo vệ trẻ em trước mạng xã hội

Bảo vệ trẻ em trước mạng xã hội

Úc đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới không cho phép người dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội. Tuy vẫn còn tranh cãi xung quanh quyết định này nhưng rõ ràng, xu thế chung của thế giới đều lo ngại các rủi ro khi trẻ em sử dụng mạng xã hội.

Ô nhiễm không khí - hệ lụy nặng nề

Ô nhiễm không khí - hệ lụy nặng nề

Thời điểm cuối năm, ô nhiễm bụi đang ở mức cao, đặc biệt là ở hai thành phố lớn Hà Nội và TPHCM. Số ngày có chỉ số chất lượng không khí (IQAir) ở mức kém, xấu và rất xấu chiếm tỷ lệ khá lớn, tiềm ẩn nguy cơ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dân.

Giảm lãi vay chưa đủ

Giảm lãi vay chưa đủ

Việc TP.HCM giảm lãi vay mua nhà cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc sở ban ngành, quận huyện, đơn vị sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách TP xuống còn 3,2%/năm đang được nhiều người quan tâm.

Đẩy nhanh sửa thuế TNCN

Đẩy nhanh sửa thuế TNCN

Đó là mong muốn của hàng triệu người làm công ăn lương khi Bộ Tài chính chính thức lấy ý kiến góp ý rộng rãi về việc sửa đổi những bất cập của luật Thuế thu nhập cá nhân hiện hành.

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet

Cần chuẩn bị nguồn nhân lực quản lý, vận hành đường sắt tốc độ cao

(GLO)- Theo chương trình, tuần này, Quốc hội sẽ ra nghị quyết về việc đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam. Bên cạnh nguồn vốn, công việc cần được tiến hành song song là chuẩn bị nguồn nhân lực quản lý, vận hành công trình với số lượng dự kiến có thể hơn 14 ngàn người.

Cách để giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo

Giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo

Cần bảo vệ các thầy cô để giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo, nhưng làm thế nào để đảm bảo cơ chế giám sát của xã hội, cơ chế bảo vệ tự thân của chính nhà giáo cả về năng lực chuyên môn cũng như đạo đức của nghề đặc biệt này ?