Lực cản vô hình đối với sự phát triển

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Cuộc cách mạng khoa học-công nghệ đang diễn ra với tốc độ mạnh mẽ, mở ra thời cơ và cũng đặt ra thách thức. Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 về đột phá phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia đáp ứng yêu cầu cấp bách.

Triển khai nghị quyết vào thực tiễn rất cần sự vào cuộc khẩn trương, quyết liệt của toàn xã hội, không cho phép thái độ lừng chừng, thăm dò, đối phó bởi sẽ tạo ra lực cản vô hình đối với sự phát triển.

Ngày 7/5/2025, tại Hà Nội, Liên minh đào tạo nhằm xây dựng lực lượng nhân sự chiến lược cho việc triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị chính thức được thành lập. (Ảnh: BTC)
Ngày 7/5/2025, tại Hà Nội, Liên minh đào tạo nhằm xây dựng lực lượng nhân sự chiến lược cho việc triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị chính thức được thành lập. (Ảnh: BTC)

Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã tác động mạnh mẽ đến mọi lĩnh vực và cá nhân trong xã hội. Trong cuộc cách mạng ấy, bất kỳ ai đều có thể tham gia, đóng vai trò nhất định vào công cuộc phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

Thực tế đã chứng minh nhiều cá nhân từ mọi thành phần đã có những phát minh, sáng kiến hiệu quả. Tuy nhiên, trong cuộc cách mạng về phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia theo tinh thần Nghị quyết số 57-NQ/TW, vai trò của đội ngũ trí thức là hết sức quan trọng, có tính chất quyết định.

Nghị quyết số 27-NQ/TW, ngày 6/8/2008 của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa X về xây dựng đội ngũ trí thức khẳng định: “Trong mọi thời đại, tri thức luôn là nền tảng tiến bộ xã hội, đội ngũ trí thức là lực lượng nòng cốt sáng tạo và truyền bá tri thức.

Ngày nay, cùng với sự phát triển nhanh chóng của cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, đội ngũ trí thức trở thành nguồn lực đặc biệt quan trọng, tạo nên sức mạnh của mỗi quốc gia trong chiến lược phát triển”. Nghị quyết số 27-NQ/TW cũng chỉ rõ: Trí thức là những người lao động trí óc, có trình độ học vấn cao về lĩnh vực chuyên môn nhất định, có năng lực tư duy độc lập, sáng tạo, truyền bá và làm giàu tri thức, tạo ra những sản phẩm tinh thần và vật chất có giá trị đối với xã hội.

Một trong những phẩm chất quý báu của đội ngũ trí thức, đó là nhạy cảm với cái mới, tiếp thu và truyền bá những tư tưởng cách mạng, tiến bộ. Phẩm chất này đặc biệt quan trọng khi Đảng ta chú trọng phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

Trong những tình huống quan trọng, cần tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ, vai trò của đội ngũ trí thức càng cần được đề cao, chú trọng hơn. Các trí thức, với trình độ, sự hiểu biết, lòng tự trọng, sự dấn thân của mình càng cần thể hiện tính tiên phong, sự quyết đoán, trách nhiệm rõ ràng, xứng đáng với vai trò mà xã hội kỳ vọng.

Trong lịch sử hàng nghìn năm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đội ngũ trí thức luôn có những đóng góp quan trọng, quyết định vào những thời điểm, giai đoạn khác nhau.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất đề cao, nhấn mạnh vai trò của đội ngũ trí thức. Người cho rằng: “Trí thức là vốn liếng quý báu của dân tộc”; “Cách mạng rất cần trí thức và chính ra chỉ có cách mạng mới biết trọng trí thức”. Tư tưởng của Bác được Đảng ta kế thừa, phát huy, vận dụng sáng tạo trong tình hình thực tiễn trong suốt hơn 95 năm qua kể từ khi thành lập (ngày 3/2/1930) cho đến nay.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất đề cao, nhấn mạnh vai trò của đội ngũ trí thức. Người cho rằng: “Trí thức là vốn liếng quý báu của dân tộc”; “Cách mạng rất cần trí thức và chính ra chỉ có cách mạng mới biết trọng trí thức”. Tư tưởng của Bác được Đảng ta kế thừa, phát huy, vận dụng sáng tạo trong tình hình thực tiễn trong suốt hơn 95 năm qua kể từ khi thành lập (ngày 3/2/1930) cho đến nay.

Trong bối cảnh diễn ra cuộc cách mạng phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, “vốn liếng quý báu của dân tộc” càng phải được phát huy kịp thời, hiệu quả. Tinh thần dấn thân vốn là phẩm chất cao quý của trí thức, bởi họ là những người tự trọng, không xu nịnh; “thấy chuyện bất bình chẳng tha”, tiên phong trong việc lên án cái xấu, cái ác; là người dám bảo vệ quan điểm, chân lý của mình.

Đáng chú ý trong Nghị quyết số 57-NQ/TW phần nhiệm vụ, giải pháp nêu rõ: “Nâng cao nhận thức, đột phá về đổi mới tư duy, xác định quyết tâm chính trị mạnh mẽ, quyết liệt lãnh đạo, chỉ đạo, tạo xung lực mới, khí thế mới trong toàn xã hội về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia; Các cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên cần nhận thức đầy đủ tầm quan trọng và quán triệt sâu sắc các quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về chuyển đổi số, phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, xác định rõ trách nhiệm, chủ động triển khai thực hiện. Người đứng đầu phải trực tiếp phụ trách, chỉ đạo; cán bộ, đảng viên phải gương mẫu thực hiện”.

Trong cuộc gặp mặt 200 trí thức, nhà khoa học có nhiều thành tích, đóng góp, đang hoạt động trong các ngành, lĩnh vực nghiên cứu, ứng dụng, giáo dục và đào tạo trên toàn quốc diễn ra ngày 30/12/2024 tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm ghi nhận, biểu dương và chúc mừng những thành tựu, kết quả mà đội ngũ trí thức, nhà khoa học nước ta đã đạt được trong giai đoạn đổi mới đất nước.

Đồng thời Tổng Bí thư đề nghị, đội ngũ trí thức, nhà khoa học nỗ lực thực hiện trách nhiệm, sứ mệnh trong giai đoạn cách mạng mới, góp phần cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân thực hiện thắng lợi các mục tiêu chiến lược. Trong đó cần nghiên cứu, tập trung sớm triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW, ngày 22/12/2024, của Bộ Chính trị, về “Đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia” như một nguồn cảm hứng, một động năng mới, một miền đất mới, bầu trời mới cho sáng tạo của giới trí thức, nhà khoa học.

Tổng Bí thư mong muốn, các trí thức, nhà khoa học phải là lực lượng nòng cốt để đưa Việt Nam đứng vào nhóm ba nước dẫn đầu Đông Nam Á về nghiên cứu và phát triển trí tuệ nhân tạo; nhóm 50 nước đứng đầu thế giới về năng lực cạnh tranh số và chỉ số phát triển Chính phủ điện tử; tối thiểu có năm doanh nghiệp công nghệ số ngang tầm các cường quốc công nghệ vào năm 2030.

Đến năm 2045, Việt Nam là một trong những trung tâm công nghiệp công nghệ số của khu vực và thế giới; thuộc nhóm 30 nước dẫn đầu thế giới về đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số; có hạ tầng công nghệ số tiên tiến, hiện đại, dung lượng siêu lớn, băng thông siêu rộng ngang tầm các “đế chế công nghệ số”.

Vai trò của trí thức trong việc thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW rất rõ ràng. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn xuất hiện những biểu hiện chưa chuẩn mực, thậm chí lệch lạc trong quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết từ chính đội ngũ trí thức, cán bộ, đảng viên. Càng đáng báo động hơn khi một số cá nhân nhân danh trí thức bày tỏ quan điểm một cách lệch lạc, phiến diện, thiếu tính xây dựng.

Vai trò của trí thức trong việc thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW rất rõ ràng. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn xuất hiện những biểu hiện chưa chuẩn mực, thậm chí lệch lạc trong quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết từ chính đội ngũ trí thức, cán bộ, đảng viên. Càng đáng báo động hơn khi một số cá nhân nhân danh trí thức bày tỏ quan điểm một cách lệch lạc, phiến diện, thiếu tính xây dựng.

Trong những nội dung liên quan đến việc ban hành, quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, xuất hiện một số người nhân danh trí thức nhưng lại thể hiện thái độ lừng chừng trong suy nghĩ, hành động, thiếu sự ủng hộ cần thiết, chính đáng, không đúng với phẩm chất của người trí thức là dấn thân, làm cho xã hội thức tỉnh, đồng thuận, ủng hộ tích cực, trách nhiệm. Thậm chí, có trường hợp còn cố tình suy diễn sai lệch, kích động, tiếp tay cho những ý kiến trái chiều, cản trở việc triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW, nhất là trên không gian mạng.

Điều đáng nguy hiểm là với “cái mác” trình độ học vấn, họ dễ khiến người dân cả tin vào những gì họ nói, họ viết, họ bình luận. Nhân danh trí thức, họ cài cắm mục đích cá nhân trong việc bày tỏ quan điểm, thậm chí đi ngược lại chủ trương, đường lối, chống đối, cản trở, ngáng đường, kìm hãm sự phát triển. Sự quan tâm đến nghị quyết quan trọng của Đảng ta theo kiểu ấy là giả tạo, mạo danh, mưu lợi cá nhân.

Những trường hợp nhân danh trí thức như vậy cần nhận diện kịp thời, lên án và kiên quyết ngăn chặn, tránh gây cản trở quá trình thực hiện nghị quyết và xu thế phát triển của toàn xã hội.

Đáng chú ý là còn có sự thiếu quyết liệt trong quá trình quán triệt, triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW. Biểu hiện dễ thấy là việc kéo dài thời gian để thăm dò, là tâm thế ngại đổi mới, ngại đương đầu với những vấn đề mới, với những khó khăn, thử thách trong công việc. Cụ thể hơn, việc ngại học tập nâng cao trình độ liên quan đến chuyển đổi số, trí tuệ nhân tạo, áp dụng những tiến bộ khoa học-công nghệ trong công việc, chưa nói đến việc nghiên cứu và ứng dụng.

Tất cả những biểu hiện, việc làm ấy gây khó khăn, cản trở quá trình thực hiện nghị quyết, như những “điểm nghẽn” kìm hãm sự phát triển của đất nước. Do đó quyết không thể có sự trông chờ, trì hoãn, thoái thác trong những bước đi tăng tốc vượt trội của đất nước, bởi chậm trễ là chúng ta sẽ đánh mất cơ hội bứt phá!

Tinh thần Nghị quyết số 57-NQ/TW rất rõ: Phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là yếu tố quyết định phát triển của các quốc gia; là điều kiện tiên quyết, thời cơ tốt nhất để nước ta phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Vì vậy, đội ngũ trí thức nói riêng, mỗi người dân nói chung cần hành động quyết liệt, dấn thân, sáng tạo, đóng góp để thay đổi xã hội ngày càng tốt đẹp hơn. Thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 57-NQ/TW cũng chính là việc làm thay đổi cách nghĩ vẫn còn tồn tại trong một bộ phận người dân rằng, nghị quyết thì rất hay, rất đúng, rất trúng nhưng quá trình thực hiện lại rất dở, gặp nhiều khó khăn.

Theo Tiến sĩ NGUYỄN TRI THỨC (NDĐT)

Có thể bạn quan tâm

Niềm vui nhân đôi

Niềm vui nhân đôi

Chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về việc các trường tiểu học, THCS triển khai dạy học 2 buổi mỗi ngày không thu phí từ năm học 2025 - 2026 thực sự là thông tin mang lại 'niềm vui nhân đôi' với phụ huynh cả nước.

Tháng 5 và hành động quyết liệt

Tháng 5 và hành động quyết liệt

Du lịch đã trở thành điểm sáng vượt trội trong bức tranh kinh tế TPHCM tháng 4 khi chỉ trong 15 ngày (từ ngày 2-4 đến 4-5) đã phục vụ gần 2,7 triệu lượt khách, doanh thu ước đạt 15.700 tỷ đồng, cao gấp đôi doanh thu dịp Tết Ất Tỵ.

Thể chế minh bạch

Thể chế minh bạch

Chính phủ sẽ phải nỗ lực nhiều hơn trong việc xây dựng thể chế, pháp luật nâng cao hiệu quả từ chi tiêu công đến hoạt động kiến tạo để doanh nghiệp phát triển.

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Việc triển khai tinh gọn bộ máy đang mang lại nhiều hiệu quả to lớn, cụ thể trong khuôn khổ bài viết này là hiệu quả từ đề xuất chuyển quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu (sổ đỏ) cho người dân về cấp xã của Sở TN-MT TP.HCM.

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế từng chỉ ra trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, một số ngành nghề sẽ biến mất. Trong đó, những nghề có nguy cơ bị robot thay thế là công nhân nhà máy (44%), nhân viên thu ngân (40%), lái xe taxi (20%), nhân viên chăm sóc khách hàng (18%), phi công (16%)...