Không hoang mang, cũng đừng chủ quan!

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Trước thông tin số ca mắc COVID-19 đang gia tăng ở một số quốc gia, mà gần Việt Nam nhất là Thái Lan, nhiều người lo ngại dịch bệnh này có thể bùng phát trở lại

covid-17473571908691128571205.jpg

Song, tôi cho rằng người dân không nên hoang mang, lo sợ quá mức bởi tình hình hiện nay hoàn toàn khác so với trước đây.

Tại Việt Nam, khả năng số ca COVID-19 tăng nhẹ vẫn có thể xảy ra, nhất là khi virus luôn có khả năng đột biến, sinh ra biến chủng mới dễ lây lan. Tuy nhiên, các biến chủng hiện nay đều có độc lực thấp, chủ yếu gây bệnh nhẹ. Hơn nữa, đa số người dân Việt Nam đã được tiêm vắc-xin đầy đủ hoặc từng mắc COVID-19 nên miễn dịch cộng đồng đã hình thành khá vững. Việc giám sát trên toàn cầu cũng cho thấy xu hướng chung là dịch COVID-19 không lan rộng như trước.

Dù khó gây nguy hiểm cho người khỏe mạnh nhưng với người cao tuổi, người có bệnh nền nặng hoặc suy giảm miễn dịch, COVID-19 vẫn là mối đe dọa thực sự. Virus hiện nay dù độc lực giảm nhưng khi xâm nhập những cơ thể đã yếu sẵn thì hoàn toàn có thể gây biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong.

Không chỉ COVID-19 mà mọi bệnh lý đường hô hấp - như cúm mùa hay virus hợp bào hô hấp (RSV)… - đều có thể gây biến chứng nguy hiểm ở những đối tượng nguy cơ cao. Vấn đề không nằm ở virus mà là ở nền tảng sức khỏe người bệnh. Vì vậy, việc phòng ngừa COVID-19 hiện nay nên được đặt trong bối cảnh phòng ngừa tất cả các bệnh hô hấp mùa.

Hiện nay, việc tiêm vắc-xin COVID-19 không còn được triển khai rộng rãi tại Việt Nam, một phần do dịch bệnh này không phải ở tình trạng khẩn cấp, một phần vì nguồn vắc-xin không được dồi dào như trước. Ở một số nước như Mỹ, Úc, Canada…, người dân - nhất là nhóm nguy cơ cao - vẫn được tiêm nhắc vắc-xin COVID-19 định kỳ. Trong điều kiện hiện nay, người có nguy cơ tại Việt Nam cần chủ động phòng bệnh bằng các biện pháp đơn giản.

COVID-19 đã được đưa ra khỏi nhóm A (bệnh nguy hiểm, có khả năng bùng phát cao) và xếp vào nhóm B, tương đương với cúm. Điều đó có nghĩa là không còn áp dụng cách ly nghiêm ngặt hay phong tỏa như trước, trừ tình huống đặc biệt. Nên hiểu rằng việc xếp COVID-19 vào nhóm B không có nghĩa là chúng ta chủ quan mà là để đánh giá lại tính chất của dịch bệnh trong giai đoạn hiện tại. Virus vẫn còn nhưng chúng ta đã có kinh nghiệm, có miễn dịch và phương pháp ứng phó phù hợp.

Theo các tài liệu và dự báo y học, khả năng xuất hiện biến thể SARS-CoV-2 gây bệnh nặng hơn là cực kỳ thấp. Virus muốn tồn tại thì phải "hòa nhập" với vật chủ - nghĩa là độc lực giảm dần để không bị hệ miễn dịch tiêu diệt. Những biến thể quá khác biệt, đột biến quá xa với chủng cũ thường không thể xâm nhập hiệu quả cơ thể người. Do đó, hướng tiến hóa của virus là ngày càng nhẹ hơn và COVID-19 trong tương lai sẽ trở thành một bệnh hô hấp mùa thông thường như cảm cúm.

COVID-19 không còn là mối nguy hiểm như trước nhưng không đồng nghĩa với việc chúng ta lơ là, chủ quan. Người dân cần tiếp tục duy trì các biện pháp phòng bệnh cơ bản, như giữ vệ sinh, đeo khẩu trang, khám sớm khi có triệu chứng bất thường... Việc lo lắng thái quá cũng không cần thiết; người dân nên bình tĩnh, tiếp nhận thông tin từ nguồn chính thống và tránh chia sẻ thông tin sai lệch, gây hoang mang dư luận.

Theo NLĐO

Có thể bạn quan tâm

Phòng ngừa rủi ro UAV

Phòng ngừa rủi ro UAV

Trong chuyến đi đến thủ đô Washington D.C của Mỹ vào cuối năm 2024, người viết từng có ý định mang theo một chiếc flycam (máy bay không người lái - UAV - chuyên chụp hình, quay phim) loại nhỏ để phục vụ công việc.

Hướng đến mục tiêu kép

Hướng đến mục tiêu kép

Tin tưởng, nhưng không ít trăn trở, âu lo là thông điệp được gửi gắm trong phát biểu của nhiều đại biểu Quốc hội tại phiên thảo luận về phát triển kinh tế-xã hội vào hôm qua 17-6.

100 năm đồng hành cùng dân tộc

100 năm đồng hành cùng dân tộc

(GLO)- Chúng ta tự hào đã có một nền Báo chí cách mạng với thế hệ những nhà báo-chiến sĩ vừa cầm bút, vừa cầm súng ở tuyến đầu, sẵn sàng hy sinh cho Tổ quốc, với hơn 500 nhà báo là liệt sĩ, nhiều nhà báo mang thương tật suốt đời nhưng vẫn không ngừng lao động, cống hiến cho đất nước, Nhân dân.

Cơ hội đột phá của ngành giáo dục

Cơ hội đột phá của ngành giáo dục

Phát biểu trước Quốc hội, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh, ngày 16-6-2025 là một ngày rất đặc biệt đối với ngành giáo dục vì Quốc hội đã ấn nút thông qua Luật Nhà giáo. Đây là một sự kiện rất quan trọng đối với ngành giáo dục.

Giữ niềm tin cho gạo Việt

Giữ niềm tin cho gạo Việt

Việc ứng dụng công nghệ truy xuất nguồn gốc, tăng cường giám sát thị trường và xử lý nghiêm hành vi làm giả, làm nhái là nền tảng để khẳng định giá trị thực và bảo vệ uy tín gạo Việt trên cả thị trường trong nước lẫn quốc tế.

Cái nào đáng sợ hơn?

Cái nào đáng sợ hơn?

Hà Nội và TP.HCM có hơn 14 triệu xe máy, nếu kiểm định khí thải từ 1.7.2027 thì không thể đủ cơ sở thực hiện, có thể dẫn tới 'vỡ trận'. Nhưng lùi thời gian kiểm định thì ô nhiễm không khí sẽ càng thêm trầm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe người dân và thiệt hại về kinh tế. Vậy cái nào 'đáng sợ' hơn?

Hút chất xám vào khu vực công

Hút chất xám vào khu vực công

Đầu những năm 1990, khi Việt Nam bắt đầu mở cửa phát triển kinh tế, đã có ý kiến của các Việt kiều kiến nghị Chính phủ cần có chính sách sử dụng các chuyên gia giỏi người Việt ở nước ngoài bổ trợ cho phát triển kinh tế đất nước.

Báo chí trong thời đại AI

Báo chí trong thời đại AI

(GLO)- Sẽ không quá khi nói rằng, chúng ta đang ngày ngày hít thở trong bầu không khí “số”. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ nói chung và trí tuệ nhân tạo (AI) đang đưa các ngành nghề vào cuộc chạy đua để không bị tụt hậu. Báo chí càng không ngoại lệ.

Không để sai phạm 'chìm xuồng'

Không để sai phạm 'chìm xuồng'

Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai vừa có văn bản yêu cầu các sở, ngành và UBND TP.Biên Hòa khẩn trương xử lý 4 vụ việc theo Kết luận số 556 ngày 29.5.2025 của Tỉnh ủy. Trong đó, 3 vụ đã từng được Báo Thanh Niên phản ánh từ nhiều năm trước, nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết dứt điểm.

Khát vọng trung tâm tài chính toàn cầu

Khát vọng trung tâm tài chính toàn cầu

Thế giới hiện có 119 trung tâm tài chính quốc tế, song chỉ có khoảng 20 trung tâm thành công, hiệu quả. 'Sinh sau đẻ muộn', làm sao để trung tâm tài chính tại VN cạnh tranh được với các trung tâm rất lớn của khu vực như Thượng Hải (Trung Quốc), Dubai, Singapore…?

null