Trùng cửu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- “Lau lách bạc phơ sầu bạn quý
Cúc thở hương thanh nhiễm áo xưa”(*)
Mới thu phân, thời tiết bắt đầu hanh khô hơn, những cơn gió pha ấm chen lạnh cứ thế len vào thành phố. Pha một ấm bạch cúc như thường lệ, tôi vừa uống trà vừa đếm thời khắc chuyển từ ngày này qua ngày khác.
 Minh họa: HUYỀN TRANG
Minh họa: HUYỀN TRANG
Trừ mùa xuân, tôi cho rằng thu là một mùa nhiều lễ tiết quan trọng nhất trong năm, đặc biệt là Trung thu và Trùng cửu (Trùng dương, nhằm ngày 9 tháng 9 Âm lịch). Trung thu là ngày đoàn viên, còn Trùng cửu lại là ngày mà tao nhân mặc khách leo núi uống rượu, chúc sức khỏe người lớn tuổi, hưởng không khí thanh mát, trò chuyện với bạn hữu. Tôi không dám nhận mình thuộc phường mặc khách, chỉ dám nhận là kẻ yêu rượu nên ngay từ mùa thu năm trước đã phải chuẩn bị sẵn cúc thơm, rượu quý, mật ngon, vò đẹp để ủ một mẻ rượu dành mời thầy và bè bạn, cũng kiếm cớ riêng để mình hưởng thụ mà thôi.
Khi dậy sớm vào ngày Trùng cửu, bạn sẽ được ngắm bầu trời còn đọng sương dần hòa lẫn với ánh ban mai. Nắng mùa thu óng vàng như mật, dần rót phủ xuống mặt đất. Mở bình rượu ra để chắt lấy từng giọt thơm nồng khiến người ta chưa uống mà đã say. Sau đó gói ghém bầu rượu, chuẩn bị tươm tất rồi tới nhà thầy, bạn bè thân quý đã tụ họp dần về, vì cùng yêu một thứ mà tương phùng và tạo thành một mối duyên sâu bền như tình thân. Ai nấy đều mang tới một thứ quà riêng, nếu thời tiết xấu không tiện leo núi hoặc đi chơi thì mọi người sẽ quây quần lại, cùng uống rượu, chẳng bàn chuyện thị phi, chẳng nói tới những chuyện không vui, chỉ kể những gì hay đẹp và kể về những gì mình đã học, đã đọc, những nơi mình đã đi, ấy mới là tuyệt thú. Rượu sánh rót ra, óng ánh đầy tràn, hương hoa cúc nhàn nhạt lan tỏa hòa cùng tiếng cười nói dễ khiến cho người ta phải say lòng. Mới nghĩ tới khoảnh khắc đó thôi mà tâm đã thấy vui.
Tôi bẻ một nhành cúc trắng, nhét chặt túi thơm đeo bên mình, cầu mong cho tháng năm đều có thể hoan ca. Vì cúc mà yêu thu, vì thu mà trọng lễ Trùng cửu, tất thảy đều chỉ xoay quanh một chữ “tình” mà thôi.
Đến nay, Trùng cửu không còn nằm trong tục hàng năm, thảng hoặc mới có người nhắc đến. Chẳng hay sau này còn ai giữ lấy nét xưa, nhân ngày này mà viếng già thăm trẻ không? Hoặc giả như Nguyễn Du than trong Mạn hứng, rằng: “Ninh tri dị nhật tây lăng hạ/Năng ẩm Trùng dương nhất trích vô?” (Ai hay ngày sau nằm dưới mộ/Trùng dương còn được giọt rượu thơm?).
PHẠM THÚY QUỲNH
--------------------------------------
(*) Trích Ất Hợi niên cửu nguyệt cửu nhật (Ngày Trùng cửu năm Ất Hợi) của Nguyễn Phúc Ưng Bình thời Nguyễn.

Có thể bạn quan tâm

Tổ quốc trong tim

Thơ Lenguyen: Tổ quốc trong tim

(GLO)- Bài thơ “Tổ quốc trong tim” của tác giả Lenguyen là lời tri ân sâu sắc với cha ông đã hy sinh vì độc lập dân tộc. Từ Cửu Long đến Trường Sơn, từ Điện Biên đến Sài Gòn, một Việt Nam bất khuất vươn lên giữa máu và hoa, rạng ngời sắc cờ Tổ quốc.

Thơ Đào An Duyên: Lòng quê

Thơ Đào An Duyên: Lòng quê

(GLO)- Trong nhịp sống hiện đại hối hả, bài thơ "Lòng quê" của tác giả Đào An Duyên là tiếng vọng thầm lặng mà day dứt. Người xa quê, dù ở đâu chăng nữa vẫn mang trong tim nỗi nhớ cội nguồn. Qua hình ảnh nước xuôi nước ngược, bài thơ gợi về sự gắn bó thiêng liêng giữa con người và quê hương.

Người nặng lòng với dân ca Tày

Người nặng lòng với dân ca Tày

(GLO)-Hơn 30 năm kể từ ngày rời quê hương Cao Bằng vào Gia Lai lập nghiệp, ông Mã Văn Chức (SN 1961, tổ 3, thị trấn Phú Thiện) vẫn nặng lòng với văn hóa dân tộc Tày. Hơn 100 bài hát đã được ông sáng tác theo làn điệu dân ca Tày với mong muốn “giữ lửa” cho âm nhạc dân gian.

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

(GLO)- Bằng hình ảnh thiên nhiên giàu biểu cảm, bài thơ "Những gương mặt hoa cài" của Lữ Hồng gợi nên vẻ đẹp bình yên ẩn sâu trong nhịp sống phố thị. Lời thơ không chỉ là hoài niệm, mà còn là nơi gửi gắm tình yêu, ký ức và những giấc mơ không lời giữa tháng năm xoay vần.

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

(GLO)- Bài thơ "Phía Trường Sơn" của Sơn Trần là khúc trầm sâu lắng về nỗi nhớ và sự hy sinh lặng thầm phía hậu phương. Tháng Tư về trên biên cương đầy cỏ xanh và chiều sương phủ trắng, nỗi nhớ hòa quyện cùng đất trời, tạo nên một bản tình ca sâu lắng dành cho cha-người lính năm xưa.

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

(GLO)- Đó là phát biểu của Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Châu Ngọc Tuấn tại hội nghị tổng kết 50 năm nền văn học nghệ thuật tỉnh Gia Lai sau ngày thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) diễn ra vào sáng 23-4 tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku).

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

(GLO)- Trong kho tàng âm nhạc Việt Nam có nhiều ca khúc không chỉ đơn thuần là tác phẩm nghệ thuật mà còn là biểu tượng của một vùng quê. Nơi ấy, tình yêu và nỗi nhớ không thể phai mờ. “Ngọn lửa cao nguyên” của nhạc sĩ Trần Tiến chính là một trong những ca khúc như thế.

Thơ Lenguyen: Mùa qua phố

Thơ Lenguyen: Mùa qua phố

(GLO)- Bài thơ "Mùa qua phố" của tác giả Lenguyen là một bức tranh dịu dàng, gợi cảm xúc, đưa người đọc bước vào không gian phố núi Pleiku trong thời khắc chuyển mùa. Với giọng điệu lãng mạn và sâu lắng, bài thơ khơi gợi vẻ đẹp bình dị nhưng đầy chất thơ của phố núi...

Con đường tất yếu

Con đường tất yếu

Vài năm trở lại đây, các sản phẩm văn hóa - nghệ thuật Việt đã được khai thác với tinh thần mới: vừa trân trọng truyền thống, vừa dấn thân khai phá cái mới.