Trưng bày 5.000 cành hoa anh đào và 100 cây mai vàng Yên Tử

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Tối 22-3, Lễ khai mạc Lễ hội hoa Anh đào-Mai vàng Yên Tử năm 2018 với chủ đề “Hợp tác và phát triển-Điểm đến của thành công” chính thức diễn ra tại Trung tâm Văn hóa Trúc Lâm Yên Tử (thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh).
 Hoa Mai vàng Yên Tử khoe sắc. (Ảnh: Trung Nguyên/TTXVN)
Hoa Mai vàng Yên Tử khoe sắc. (Ảnh: Trung Nguyên/TTXVN)
Đây là lần thứ sáu tỉnh Quảng Ninh phối hợp cùng Hiệp hội Văn hóa quốc tế Nhật Bản Wanokai tổ chức Lễ hội hoa Anh đào và là lần thứ 3 có sự kết hợp với hoa mai vàng Yên Tử. 
Nét khác biệt của lễ hội lần này là sự kết hợp độc đáo của loài hoa anh đào Nhật Bản và mai vàng Yên Tử tại non thiêng Yên Tử - kinh đô Phật giáo của Việt Nam, thay vì được tổ chức tại thành phố Hạ Long trong những năm trước. 
Tại buổi khai mạc, các nghệ sỹ của Việt Nam-Nhật Bản đã mang tới nhiều tiết mục nghệ thuật đặc sắc, được dàn dựng công phu, mang tới cho nhân dân Quảng Ninh và du khách một không gian đậm nét văn hóa đặc trưng của hai đất nước Việt Nam-Nhật Bản. 
Tại lễ hội năm nay, Ban tổ chức trưng bày và triển lãm 50 cây, 5.000 cành hoa anh đào Nhật Bản và hơn 100 cây hoa mai vàng Yên Tử; trưng bày, quảng bá giới thiệu và bán các sản phẩm OCOP tiêu biểu của các địa phương trong tỉnh. 
Trong khuôn khổ lễ hội, các hoạt động giao lưu văn hóa nghệ thuật Việt-Nhật được tổ chức như: trình diễn trang phục truyền thống và hiện đại của Việt Nam-Nhật Bản; các tiết mục ca, vũ, nhạc Việt-Nhật; trình diễn, giới thiệu một số nét văn hóa truyền thống Nhật Bản do các nghệ sỹ Việt Nam-Nhật Bản biểu diễn; chương trình giao lưu văn hóa nghệ thuật tại làng hành hương; tổ chức một số trò chơi dân gian của Việt Nam-Nhật Bản; triển lãm 200 tác phẩm cây cảnh nghệ thuật đặc sắc được tuyển chọn từ 63 tỉnh, thành phố trong cả nước.
Lễ hội hoa Anh đào-Mai vàng thu hút sự quan tâm, tham gia của đông đảo các doanh nghiệp Việt Nam, Nhật Bản cùng hàng vạn người dân, khách du lịch trong nước và quốc tế đến tham dự.
Lễ hội góp phần quan trọng vào việc giới thiệu, quảng bá hình ảnh biểu trưng đặc sắc của Khu danh thắng non thiêng Yên Tử là hoa mai bàng, đồng thời kết hợp giới thiệu hoa anh đào và văn hóa Nhật Bản tới nhân dân tỉnh Quảng Ninh nói riêng, nhân dân cả nước nói chung và du khách quốc tế. 
Lễ hội hoa Anh đào-Mai vàng Yên Tử, Hạ Long 2018 sẽ diễn ra đến hết ngày 26-3.
Theo TTXVN

Có thể bạn quan tâm

“Đánh thức” du lịch Ia Pa

“Đánh thức” du lịch Ia Pa

(GLO)- Về huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai), nghe tên những địa danh gắn với bao truyền thuyết hư ảo như lạc vào miền sử thi. Trầm tích văn hóa kết hợp với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, nguyên sơ là thế mạnh để “đánh thức” tiềm năng du lịch của vùng đất từng “bị bỏ quên” này.

30 năm Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long: Vẻ đẹp bất tử và những cơ hội mới

30 năm Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long: Vẻ đẹp bất tử và những cơ hội mới

Ngày 17/12/2024 đánh dấu cột mốc 30 năm vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới. Trong suốt chặng đường dài, vẻ đẹp kỳ vĩ của vịnh Hạ Long vẫn luôn là niềm tự hào của Việt Nam nói chung, của tỉnh Quảng Ninh nói riêng và là một trong những điểm đến hấp dẫn nhất hành tinh.

Sẽ nâng cấp Hội Đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô-tranh cúp A Sanh lên quy mô cấp tỉnh

Sẽ nâng cấp Hội Đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô-tranh cúp A Sanh lên quy mô cấp tỉnh

(GLO)- Chiều 9-12, đồng chí Nguyễn Thị Thanh Lịch-Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo Phát triển du lịch tỉnh đã có cuộc khảo thực tế tại huyện Ia Grai để đánh giá tiềm năng phát triển du lịch nâng cấp Lễ hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô-tranh cúp A Sanh lên cấp tỉnh.