Trump gia hạn thêm 75 ngày để ByteDance bán TikTok cho công ty không thuộc Trung Quốc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa ký sắc lệnh hành pháp gia hạn thêm 75 ngày cho tập đoàn ByteDance để bán lại hoạt động tại Mỹ cho một công ty không thuộc Trung Quốc. Nếu không, nền tảng đình đám này sẽ bị cấm hoàn toàn tại Mỹ.

Đây là lần thứ 2 ông Trump sử dụng quyền hành pháp để tạm hoãn thực thi đạo luật do Tổng thống Joe Biden ký hồi tháng 4-2024, vốn yêu cầu ByteDance phải bán TikTok trong vòng 270 ngày với lý do an ninh quốc gia. Hạn chót ban đầu là ngày 19-1-2025, nhưng sau khi nhậm chức nhiệm kỳ thứ 2 vào ngày 20-1 vừa qua, ông Trump đã hoãn thi hành luật để tiếp tục đàm phán.

2025-01-20t202138z-2049658237-9324-5220-1737454112jpg.jpg
Tổng thống Donald Trump trong buổi ký loạt sắc lệnh tại Nhà Trắng ngày 20/1. Ảnh: Reuters

Nếu được bán, TikTok Mỹ sẽ được tách riêng thành một công ty mới có trụ sở tại Mỹ, đa số cổ phần do nhà đầu tư Mỹ nắm giữ, ByteDance chỉ giữ lại dưới 20% cổ phần.

Kế hoạch trên đã nhận được sự đồng thuận từ ByteDance, các nhà đầu tư và chính quyền Mỹ. Sự dàn xếp này được kỳ vọng sẽ xoa dịu lo ngại về việc Trung Quốc kiểm soát dữ liệu người dùng Mỹ, khi TikTok hiện có tới 170 triệu người dùng tại quốc gia này.

Trong nhiệm kỳ đầu, Trump đã từng muốn cấm TikTok bởi cho rằng ứng dụng này là mối nguy cơ với an ninh quốc gia của Mỹ. Tuy nhiên, sau khi tái đắc cử chức Tổng thống lần nữa nhờ vào sự ủng hộ của cử tri trẻ trên ứng dụng TikTok, vị Tổng thống này lại trở nên có cảm tình với sản phẩm của ByteDance.

z6490462387548-62c2990cc91e59889fb8055bb843ac84.jpg
TikTok có khoảng 170 triệu người dùng tại Mỹ. Ảnh minh họa: P.V

TikTok có khoảng 170 triệu người dùng tại Mỹ, tương đương khoảng nửa dân số, là đối tác lớn của các nhà cung cấp dịch vụ về lưu trữ dữ liệu, ứng dụng, hay dịch vụ tiếp thị. TikTok từng bị chính phủ Mỹ cảnh báo suốt nhiều năm, khi quan hệ giữa Washington và Bắc Kinh căng thẳng vì nhiều vấn đề.

Có thể bạn quan tâm

Vì sao Zalo và Telegram dễ bị hack?

Vì sao Zalo và Telegram dễ bị hack?

Chuyên gia an ninh mạng Ngô Minh Hiếu vừa liên tiếp có những cảnh báo về bảo mật đối với các ứng dụng mạng xã hội phổ biến hiện nay là Zalo và Telegram. Vì sao các ứng dụng này lại dễ bị chiếm quyền quản lý như vậy?

Các nhà sản xuất được hướng dẫn cách thức kinh doanh trên môi trường trực tuyến. Ảnh: V.T

Hỗ trợ nhà sản xuất sáng tạo nội dung bán hàng trên nền tảng số

(GLO)- Nền tảng thương mại điện tử giúp người sản xuất tiếp cận gần hơn với khách hàng. Vì vậy, sáng tạo nội dung hấp dẫn từ thử nghiệm các ý tưởng mới là chiến lược giúp các nhà sản xuất tận dụng sức mạnh của công nghệ số vào phát triển kinh doanh, nâng cao hiệu quả bán hàng.