“Trong lòng Chư Nâm”: Mạch ngầm trải nghiệm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Cây bút trẻ Li Phan tên thật là Phan Thúy Quỳnh, hội viên Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Gia Lai. Tuy mới bén duyên với công việc viết lách vài năm trở lại đây nhưng chị đã gặt hái được những thành công nhất định.

Có thể kể đến một số giải thưởng như: giải khuyến khích cuộc thi viết “Tiêm ngừa-Chuyện chưa kể”; giải khuyến khích cuộc thi viết “Vẻ đẹp của sự đa dạng”; giải B cuộc vận động sáng tác truyện ngắn và ký với chủ đề “Người chiến sĩ Công an cơ sở-Vì bản làng bình yên, vì Nhân dân phục vụ”; giải A cuộc vận động sáng tác truyện ngắn và ký với chủ đề “Cảnh sát cơ động-Lá chắn thép bảo vệ bình yên cuộc sống”. Đầu năm 2025, chị ra mắt tập truyện ngắn “Trong lòng Chư Nâm” (Nhà xuất bản Hồng Đức) như một cách đánh dấu chặng đường trưởng thành của bản thân.

Cách viết của Li Phan khá nhẹ nhàng, dẫn dắt người đọc cuốn theo từng câu chuyện với những diễn biến tâm lý của các nhân vật. Dường như thế mạnh của Li Phan là viết về những chuyện đời thường để từ đó, những nhân vật cứ tự mình tiến triển theo tình tiết hợp lý chứ không bị gồng lên quá mức. Những câu chuyện như một lời thầm thì khe khẽ, kể về những lát cắt cuộc sống, những cuộc đời yêu thương và trắc trở.

1.jpg
Bìa tập truyện ngắn “Trong lòng Chư Nâm”. Ảnh: K.S

“Trong lòng Chư Nâm” là truyện đầu tiên và cũng là tên tập sách. Chuyện kể về một tình yêu băng qua tháng năm, chuyển từ tình yêu đôi lứa thành tình yêu mảnh đất Chư Nâm. Chiến tranh đã lùi xa, nhưng những câu chuyện về nó vẫn là nguồn cảm hứng của rất nhiều người viết. Chiến tranh hiện diện ở “Tiếng vọng quá khứ”, “Ngóng biển” với những hình hài khác nhau.

Và với “Trong lòng Chư Nâm”, chiến tranh mang một dáng vẻ rất khác, đó là sự kế thừa tình yêu nước của những người ở lại, lịch sử hiện ra trong đời thường.

Với thế mạnh là lột tả diễn biến tâm lý của nhân vật, là những lát cắt đời thường, Li Phan đem đến cho độc giả sự thân thuộc và đồng cảm với các nhân vật. Người đọc dễ dàng thấu hiểu cái cảm giác rưng rưng của “Bữa cơm nghèo thiếu mắm thiếu rau. Nhiều hồi ngẫm nghĩ, thiếu gì cũng được, cớ sao lại thiếu đi một người ngồi ăn chung” (Ngóng biển). Người đọc dễ dàng đồng cảm với nỗi lòng của người vợ mất đi đứa con, hiểu sự đau khổ, dằn vặt khiến gia đình chìm trong đau thương, ly tán...

Những câu chuyện xoáy sâu vào tình cảm gia đình, dường như ai cũng từng trải qua khiến cho chuyện không chỉ là của tác giả, mà có sự tham gia và đồng cảm của người đọc. Chính vì vậy, mỗi câu chuyện đều có hơi thở, có sự cuốn hút riêng để người đọc cứ thế bị dẫn dắt đi đến tận cùng.

Nhà văn Phạm Đức Long nhận xét về tập truyện của Li Phan: “Tôi vẫn thường quan niệm: Phàm viết văn, nhất là viết văn xuôi thì vốn sống, vốn văn hóa phải dồi dào người cầm bút mới có đất thăng hoa. Thế nhưng không ngờ cô gái trẻ Phan Thúy Quỳnh lại rất nhuần nhuyễn, đầy chất trải nghiệm trong các tình huống cuộc sống”.

Có thể bạn quan tâm

Hòa hợp văn hóa, cùng chung chí hướng

Hòa hợp văn hóa, cùng chung chí hướng

(GLO)- 2 tỉnh Bình Định và Gia Lai (cũ) hợp nhất là cột mốc quan trọng trong hành trình phát triển vùng Duyên hải-Tây Nguyên. Cùng với các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội…, văn hóa nghệ thuật cũng được công chúng hết sức quan tâm.

Nguyễn Nhật Ánh: Người làm vườn

Nguyễn Nhật Ánh: Người làm vườn

Tôi không phải một dịch giả chuyên nghiệp - mào đầu vậy hoàn toàn không phải để biện hộ cho những sơ suất, sai sót và thô lậu mà bất cứ ai khi chạm tay vào việc dịch nói riêng, việc chữ nghĩa nói chung, dẫu là tay thuận hay tay ngang, đều phải đối mặt và chịu trách nhiệm.

Khẳng định vị thế là cơ quan báo chí chủ lực

Khẳng định vị thế là cơ quan báo chí chủ lực

Để chào đón thời khắc đặc biệt của đất nước, của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; thực hiện nhiệm vụ cao cả với vai trò, vị thế là cơ quan ngôn luận của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; thực hiện nhiệm vụ mà người đứng đầu hệ thống Mặt trận đã tin tưởng giao phó; kể từ tháng 7.2025, Báo Đại đoàn kết ra mắt ấn phẩm Tinh hoa Việt bộ mới.
Đèo An Khê: Dấu ấn lịch sử

Đèo An Khê: Dấu ấn lịch sử

(GLO)- Nếu như Tây Bắc có “tứ đại danh đèo”: Mã Pí Lèng, Ô Quy Hồ, Pha Đin, Khau Phạ thì vùng duyên hải miền Trung lên đại ngàn Tây Nguyên cũng có “ngũ danh đèo”: An Khê, Phượng Hoàng, Khánh Lê, Ngoạn Mục, Violak.

Tổng Bí thư Tô Lâm dự khai mạc Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp”

Tổng Bí thư Tô Lâm dự khai mạc Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp”

Nhân dịp kỷ niệm 110 năm ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh (1.7.1915 – 1.7.2025), sáng 29.6, tại Hà Nội, Văn phòng Trung ương Đảng tổ chức Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp” nhằm tri ân những cống hiến to lớn của đồng chí Nguyễn Văn Linh đối với Đảng, đất nước và nhân dân. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và cắt băng khai mạc Triển lãm.
Nhen tình yêu dân ca, bài chòi

Nhen tình yêu dân ca, bài chòi

Với ngọn lửa đam mê nghệ thuật truyền thống, vợ chồng Nghệ nhân Ưu tú Lý Thành Long đứng ra truyền dạy làn điệu dân ca, bài chòi cho nhiều học sinh tại Trường THCS Tam Quan (ở phường Tam Quan, TX Hoài Nhơn).

Cuộc thi thơ, truyện ngắn tỉnh Bình Ðịnh năm 2024 - 2025: Góp phần khơi dậy tiềm năng sáng tạo

Cuộc thi thơ, truyện ngắn tỉnh Bình Ðịnh năm 2024 - 2025: Góp phần khơi dậy tiềm năng sáng tạo

Triển khai trong thời gian chưa tròn 1 năm, Cuộc thi thơ, truyện ngắn tỉnh Bình Ðịnh năm 2024 - 2025 đã thu hút nhiều người yêu văn chương trong và ngoài tỉnh tham gia. Tác phẩm được gửi về không chỉ thể hiện sự đầu tư công phu về nội dung và hình thức, mà còn góp phần lan tỏa hình ảnh vùng đất Bình Ðịnh giàu bản sắc văn hóa, chiều sâu lịch sử.
Chung vai một gánh hai quê

Chung vai một gánh hai quê

Chung vai một gánh hai quê là chủ đề chung cho tập truyện ngắn “Người hai quê” của Hương Văn do Tạp chí Văn nghệ Quân đội chọn lọc và được NXB Quân đội Nhân dân - 2025 ấn hành. 

Chuyện về những nhà báo không chuyên

Chuyện về những nhà báo không chuyên

(GLO)- Dù chưa được đào tạo chuyên ngành báo chí, nhưng bằng nhiệt huyết, nhiều cộng tác viên của Báo Gia Lai vẫn luôn nuôi dưỡng niềm đam mê với nghề báo, cần mẫn ghi lại từng khoảnh khắc đời sống ở cơ sở trở thành cánh tay nối dài của tòa soạn trong việc lan tỏa thông tin, kết nối cộng đồng.

Trong dòng chảy báo chí cách mạng

Trong dòng chảy báo chí cách mạng

Trong dòng chảy tròn một thế kỷ của nền báo chí cách mạng Việt Nam, cái tên Thanh Niên luôn mang trên mình một sứ mệnh thiêng liêng; luôn khát khao, ước vọng đồng hành cùng dân tộc trên mọi chặng đường phát triển.

Báo Bình Định tổ chức gặp mặt kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

Báo Bình Định tổ chức gặp mặt kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

Nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21.6.1925 - 21.6.2025), ngày 21.6, Báo Bình Định tổ chức gặp mặt thân mật các thế hệ người làm báo, các cộng tác viên, thông tín viên và tổng kết, trao giải Cuộc thi viết “Khát vọng người Bình Định: Đột phá - vươn tầm”.

null