“Trợ lực” cho hộ nghèo ở Chư Pưh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Từ các nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước, huyện Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) đã tập trung triển khai nhiều giải pháp, tạo điều kiện để hộ nghèo người dân tộc thiểu số (DTTS) vươn lên phát triển kinh tế, cải thiện đời sống.

Từ nguồn kinh phí các chương trình mục tiêu quốc gia và vốn sự nghiệp nông nghiệp, huyện Chư Pưh tiến hành hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi cho người dân, nhất là hộ DTTS nghèo, cận nghèo.

Trong đó, kinh phí hỗ trợ giống cà phê năng suất, chất lượng cao giai đoạn 2022-2024 là 450 triệu đồng. Từ năm 2022 đến nay, huyện đã cấp 70.000 cây cà phê giống (trị giá 300 triệu đồng) giúp người dân tái canh trên diện tích 60 ha.

Bên cạnh đó, huyện tiến hành hỗ trợ cây giống sầu riêng với diện tích 11,2 ha. Năm 2023, huyện hỗ trợ 9.000 liều vắc xin phòng bệnh viêm da nổi cục và lở mồm long móng với tổng kinh phí 300 triệu đồng.

Ngoài ra, huyện còn hỗ trợ dê sinh sản và thỏ cho hộ nghèo, cận nghèo người DTTS phát triển chăn nuôi.

Bà Rmah H’Long-Trưởng thôn Thơh Ga B trao đổi với anh Siu Blin về kinh nghiệm chăn nuôi bò. Ảnh: N.D

Bà Rmah H’Long-Trưởng thôn Thơh Ga B trao đổi với anh Siu Blin về kinh nghiệm chăn nuôi bò. Ảnh: N.D

Anh Siu Blin (làng Thơh Ga B, xã Chư Don) cho hay: Gia đình anh thiếu đất sản xuất nên cuộc sống rất khó khăn. Mọi sinh hoạt gia đình hầu như chỉ dựa vào 2 sào lúa nước. Vì vậy, hàng ngày, vợ chồng phải đi làm thuê để nuôi 3 con nhỏ.

Năm 2022, anh được Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện hỗ trợ 2 con dê sinh sản. Đến nay, đàn dê đã phát triển lên 9 con.

“Mới đây, gia đình còn được hỗ trợ thêm 1 con bò sinh sản. Đây là động lực để gia đình đẩy mạnh phát triển chăn nuôi, ổn định cuộc sống, sớm vươn lên thoát nghèo”-anh Blin nói.

Bà Rmah H’Long-Trưởng thôn Thơh Ga B-cho biết: Được sự quan tâm, hỗ trợ của Nhà nước, nhiều hộ dân trong làng đã xây dựng, sửa chữa nhà ở; phát triển sản xuất. Cùng với đó, bà con cũng đã từng bước thay đổi nếp nghĩ, cách làm, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trồng trọt, chăn nuôi để nâng cao thu nhập. Đến nay, làng chỉ còn 27 hộ nghèo và 39 hộ cận nghèo.

Không chỉ hỗ trợ phát triển sản xuất, huyện Chư Pưh còn huy động nhiều nguồn lực trợ giúp những hộ đồng bào DTTS neo đơn, yếu thế.

Chị Rmah H’Nhum (làng Thơh Ga B) kể: “Hoàn cảnh gia đình tôi rất khó khăn. Nhà ít đất sản xuất, chồng tôi đã qua đời, một mình tôi phải gồng gánh chăm lo 4 đứa con nhỏ. Mấy mẹ con ở trong căn nhà tôn ẩm thấp, nhưng tiền để trang trải cuộc sống còn thiếu, nói gì đến xây nhà.

Thấu hiểu hoàn cảnh của mẹ con tôi, mới đây, Nhà nước hỗ trợ 70 triệu đồng, anh em hai bên gia đình hỗ trợ thêm ngày công xây dựng. Hiện căn nhà đang trong giai đoạn hoàn thiện. Vậy là niềm mơ ước bao nhiêu năm nay của tôi sắp trở thành hiện thực rồi. Tôi sẽ cố gắng làm lụng, chăm lo phát triển kinh tế, vươn lên trong cuộc sống”.

Đường vào làng Thơh Ga B, xã Chư Don. Ảnh: Nguyễn Diệp

Đường vào làng Thơh Ga B, xã Chư Don. Ảnh: Nguyễn Diệp

Theo thống kê của Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội huyện Chư Pưh, đến cuối năm 2023, toàn huyện còn 1.708 hộ nghèo, chiếm 9,43% dân số. Trong đó, 1.497 hộ nghèo là người DTTS, chiếm 16,48% so với tổng số hộ DTTS toàn huyện; 1.820 hộ cận nghèo, chiếm 10,05%, trong đó 1.385 hộ cận nghèo người DTTS, chiếm 15,24%.

Trao đổi với P.V, ông Nguyễn Minh Tứ-Phó Chủ tịch UBND huyện-cho biết: Những năm gần đây, huyện tập trung huy động nguồn lực từ các chương trình mục tiêu quốc gia hỗ trợ đồng bào DTTS thay đổi nếp nghĩ cách làm, áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, tăng năng suất cây trồng, vật nuôi để nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống.

Ngoài nguồn vốn thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia, huyện còn tập trung hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, xây dựng các dự án sinh kế hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo, nhất là đồng bào DTTS cùng tham gia phát triển kinh tế.

“Thời gian tới, huyện tiếp tục phân bổ nguồn vốn từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 để xây dựng, mở rộng chuỗi liên kết sản xuất nhãn Hương Chi giữa người dân với Hợp tác xã Nông-lâm nghiệp Trường Xuân (tỉnh Đak Lak).

Bên cạnh đó, ưu tiên xây dựng chuỗi liên kết chăn nuôi dê, bò giúp hộ nghèo, cận nghèo đồng bào DTTS phát huy nguồn vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo bền vững”-Phó Chủ tịch UBND huyện Chư Pưh cho biết thêm.

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Ưu tiên bố trí nguồn lực địa phương hỗ trợ các “địa chỉ nhân đạo”

Gia Lai: Ưu tiên bố trí nguồn lực địa phương hỗ trợ các “địa chỉ nhân đạo”

(GLO)- Ngày 6-5, UBND tỉnh Gia Lai ban hành Công văn số 1185/UBND-KGVX về việc tiếp tục triển khai thực hiện kiến nghị, đề xuất của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam về cuộc vận động “Mỗi tổ chức, mỗi cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo” và phát triển các mô hình công tác xã hội nhân đạo.

Hành trình mới từ dòng vốn nhỏ

Hành trình mới từ dòng vốn nhỏ

(GLO)- Quỹ Hỗ trợ phụ nữ phát triển tỉnh Gia Lai được thành lập ngày 25-4-2015. Nhờ vốn vay từ nguồn quỹ này, toàn tỉnh có 425 hộ gia đình thoát nghèo. Nguồn quỹ đã tiếp thêm niềm tin và hy vọng thoát nghèo cho nhiều phụ nữ.

"Những cánh chim đầu đàn" ở Kbang. Ảnh: An Phát

"Những cánh chim đầu đàn" ở Kbang

(GLO)- Huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) hiện có 76 người có uy tín. Nhiều năm qua, đội ngũ người có uy tín trở thành "những cánh chim đầu đàn" trong các phong trào thi đua yêu nước, làm tốt sứ mệnh tập hợp đoàn kết nhân dân chung tay xây dựng buôn làng ngày càng phát triển.

Cựu chiến binh Nguyễn Văn Khởi nêu gương sáng làm theo Bác. Ảnh: Ngọc Minh

Cựu chiến binh Nguyễn Văn Khởi nêu gương sáng học tập và làm theo Bác

(GLO)- Phát huy phẩm chất bộ đội Cụ Hồ, Cựu chiến binh (CCB) Nguyễn Văn Khởi (làng Kruối Chai, xã Yang Bắc, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) luôn nêu gương sáng trong học tập và làm theo Bác, đi đầu trong các phong trào thi đua yêu nước, lao động sản xuất giỏi và giúp đỡ đồng đội có hoàn cảnh khó khăn.

Chủ tịch Hội Cựu Chiến binh tỉnh Gia Lai tận tâm với công tác Hội, gắn kết đồng đội

Chủ tịch Hội Cựu Chiến binh tỉnh Gia Lai Nay Hứ tận tâm với công tác Hội, gắn kết đồng đội

(GLO)- Gần 10 năm giữ cương vị Chủ tịch Hội Cựu chiến binh tỉnh Gia Lai, ông Nay Hứ luôn gương mẫu, tận tụy và nhiệt tình trong công việc. Với tinh thần trách nhiệm cao, ông đã góp phần lan tỏa tinh thần đoàn kết, nghĩa tình trong các phong trào, hoạt động công tác Hội.

Nhiều hộ ở Mang Yang thoát nghèo nhờ hỗ trợ mô hình sinh kế

Mô hình sinh kế tiếp sức người nghèo vươn lên

(GLO)- Từ các mô hình sinh kế do Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Mang Yang và các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện triển khai đã giúp nhiều hộ nghèo thay đổi tư duy sản xuất, chủ động phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo bền vững.

Xóm Mồ Côi không còn 'mồ côi'

Xóm Mồ Côi không còn 'mồ côi'

Ở rìa TP.Hội An (Quảng Nam) có một xóm nhỏ với cái tên thật lạ: xóm Mồ Côi. Xóm chỉ mấy nóc nhà nhưng có tới 12 liệt sĩ, bao gồm 2 Anh hùng LLVT nhân dân, hy sinh trong 2 cuộc kháng chiến chống ngoại xâm.