Triển lãm 'Hồ Chí Minh với nước Pháp' tại Bảo tàng lịch sử sống ở ngoại ô Paris

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Triển lãm "Hồ Chí Minh với nước Pháp" mang đến cho người xem những hình ảnh, tư liệu quý giá về Chủ tịch Hồ Chí Minh trong những năm tháng Người hoạt động cách mạng tại Pháp.
Đại sứ Đinh Toàn Thắng, Giám đốc Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch Lê Thị Phượng và các đại biểu cắt băng khai mạc Triển lãm. (Ảnh: Ngọc Hiệp/TTXVN)

Đại sứ Đinh Toàn Thắng, Giám đốc Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch Lê Thị Phượng và các đại biểu cắt băng khai mạc Triển lãm. (Ảnh: Ngọc Hiệp/TTXVN)

Ngày 28/5, tại Bảo tàng Lịch sử Sống ở ngoại ô thủ đô Paris của Pháp đã diễn ra lễ khai mạc triển lãm ảnh, tư liệu "Hồ Chí Minh với nước Pháp" do Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, Đại sứ quán Việt Nam tại Cộng hòa Pháp và Bảo tàng Lịch sử sống phối hợp tổ chức.

Tham dự sự kiện có đông đảo bạn bè Pháp và cán bộ nhân viên các cơ quan đại diện Việt Nam tại Pháp.

Theo phóng viên TTXVN tại Paris, triển lãm mang đến cho người xem những hình ảnh, tư liệu quý giá về Chủ tịch Hồ Chí Minh trong những năm tháng Người hoạt động cách mạng tại Pháp đã được Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh lưu giữ và sưu tầm, như thị trấn Sainte Adresse, phố Gobelins, ngõ Compoint nổi tiếng... hay chuyến thăm hữu nghị Pháp với tư cách là "thượng khách" của Chủ tịch Hồ Chí Minh vào Hè năm 1946.

Đặc biệt là một số hình ảnh Người đã gặp gỡ, tiếp xúc với nhiều đoàn đại biểu của Đảng Cộng sản Pháp, các nhân vật chính trị Pháp, trả lời phỏng vấn của các nhà báo Pháp tại Hà Nội trong cương vị đứng đầu Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Tại triển lãm, khán giả có dịp được cảm nhận về một con người luôn mang trong mình một ý chí mãnh liệt và lòng yêu thương dân tộc sâu sắc, nung nấu khát vọng tìm "tự do cho đồng bào, độc lập cho tổ quốc." Người đã hòa mình cùng nhân dân lao động và phong trào đấu tranh của công nhân Pháp, say sưa hoạt động cách mạng, viết báo, hội họp, tuyên truyền, cổ động tại Pháp.

Chính quãng thời gian tại Pháp đã góp phần đào tạo nên người Cộng sản vĩ đại Hồ Chí Minh, để sau này trở thành một vĩ nhân, là nguồn sáng mang lại độc lập tự do cho dân tộc Việt Nam.

Phát biểu tại lễ khai mạc, bà Lê Thị Phượng, Giám đốc Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, bày tỏ mong muốn rằng Triển lãm chuyên đề "Chủ tịch Hồ Chí Minh với nước Pháp" tại Bảo tàng Lịch sử sống, nơi tôn vinh các vĩ nhân từng để lại những dấu ấn lịch sử, sẽ gợi lại những ký ức sống động nhất về những năm tháng hoạt động sôi nổi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, sự phấn đấu không mệt mỏi vì hoà bình, tiến bộ trên thế giới và nỗ lực xây đắp, gìn giữ quan hệ hữu nghị, hợp tác Việt - Pháp của một con người vĩ đại đã không chỉ thuộc về hiện tại, mà còn thuộc về tương lai.

Những hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh trên đất Pháp đã khiến nhiều người trong Chính phủ Pháp, nhân dân Pháp và dư luận quốc tế chú ý và hiểu rõ về đất nước, con người Việt Nam, về khát vọng độc lập, hòa bình của nhân dân Việt Nam, về thiện chí của nước Việt Nam, làm cho số đông người Pháp trở thành bạn hữu của nhân dân Việt Nam, tán thành Việt Nam độc lập và hai dân tộc Việt - Pháp cộng tác một cách chân thành và bình đẳng.

Giám đốc Lê Thị Phương hy vọng thời gian tới, Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch và các cơ quan hữu quan của Việt Nam và Pháp sẽ tiếp tục phối hợp tổ chức các hoạt động đi vào chiều sâu và đạt hiệu quả cao hơn nữa, để công chúng hai nước có thêm cơ hội tiếp cận những hình ảnh, tư liệu về cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cũng như tìm hiểu rõ hơn nền văn hóa của mỗi nước và mối quan hệ hữu nghị giữa hai nước.

Tại buổi lễ, Đại sứ Việt Nam tại Pháp Đinh Toàn Thắng khẳng định Triển lãm "Hồ Chí Minh với nước Pháp" không chỉ là một cái nhìn về quá khứ mà còn giúp điểm lại quan hệ hiện tại giữa hai nước Việt Nam và Pháp.

Trong nhiều thập kỷ, hai nước đã xây dựng mối quan hệ đối tác bền chặt và năng động, dựa trên tinh thần tôn trọng, hợp tác và đối thoại. Những hình ảnh về quãng thời gian hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Pháp sẽ góp phần tăng cường mối quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa nhân dân hai nước, giúp người xem hiểu rõ hơn về lịch sử chung giữa hai dân tộc và xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn.

Tham gia sự kiện, bà Christiane Guilleux - một người Pháp sống tại thành phố Montreuil, bày tỏ: "Tôi rất vui khi đến với Triển lãm để tìm hiểu những nơi mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trải qua và khám phá đất nước Pháp của chúng tôi. Thật thú vị khi đi theo hành trình của Người."

Khách quốc tế tham quan Triển lãm. (Ảnh: Ngọc Hiệp/TTXVN)

Khách quốc tế tham quan Triển lãm. (Ảnh: Ngọc Hiệp/TTXVN)

Trao đổi với phóng viên TTXVN, bà Đoàn Thị Nhài, một trong số bà con kiều bào tới tham quan Triển lãm, xúc động nói: "Việt Nam có ý nghĩa rất lớn với tôi mặc dù tôi được sinh ra ở Pháp. Cuộc triển lãm này đã giúp tôi hiểu biết nhiều hơn và sâu sắc về lịch sử Việt Nam. Thầy dạy tiếng Việt của tôi thường nói chuyện với chúng tôi, cho chúng tôi những tài liệu tham khảo lịch sử, nhưng hôm nay tôi rất vui khi được đến đây. Hồi còn nhỏ tôi đã sống ở Montreuil và chỉ đến hôm nay tôi mới biết Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng đến nơi này. Đó là một khám phá tuyệt vời và tôi luôn rất ngưỡng mộ Người. Dù không hiểu hết những điều tuyệt vời trong câu chuyện nhưng tôi tin rằng Người đã làm rất nhiều cho nền độc lập của Việt Nam. Về Việt Nam hàng năm, tôi luôn nhìn thấy hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh trong các trường học ở khắp mọi nơi. Tôi nghĩ Người đã để lại một dấu ấn rất lớn trong lịch sử của cả Việt Nam và lịch sử thế giới."

Nhân dịp Triển lãm "Hồ Chí Minh với nước Pháp," Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch đã phối hợp với phía bạn làm phong phú thêm Không gian Hồ Chí Minh trong Bảo tàng Lịch sử sống bằng một số hình ảnh, tư liệu về hoạt động của Người trong thời gian ở Pháp.

Khách tham quan có thể hiểu rõ thêm về Người qua hành trình phi thường tới Pháp, từ lúc rời quê hương trở thành một chiến sỹ kiên trung Nguyễn Ái Quốc đấu tranh cho phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, bảo vệ quyền của các dân tộc thuộc địa...

Người xem cũng sẽ được thấy hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh có chuyến thăm chính thức tới Pháp năm 1946 và tại đây, Người đã khẳng định khát vọng độc lập dân tộc và tự do của Việt Nam, đồng thời bày tỏ mong muốn của nhân dân Việt Nam được sống trong hòa bình với nhân dân Pháp và toàn thể các dân tộc trên thế giới.

"Không gian tưởng nhớ cuộc đời và ký ức của nhà hoạt động cách mạng, nhà yêu nước Nguyễn Ái Quốc, người trở thành Chủ tịch Hồ Chí Minh năm 1945, đã thay đổi trong những năm qua. Hôm nay, ký ức này một lần nữa được làm phong phú thêm bởi các đồng nghiệp của chúng tôi đến từ Khu di tích Hồ Chí Minh tại Hà Nội và những người bạn từ Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp. Sự phong phú này chắc chắn sẽ giúp công chúng thỏa mãn trong Đại hội thể thao Olympic Paris 2024. Ngoài thể thao, sự kiện này còn là cơ hội để đổi mới quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa chúng ta, khiến chúng trở nên mạnh mẽ hơn," ông Eric Lafon, Giám đốc Bảo tàng Lịch sử sống, khẳng định tại lễ khai mạc Triển lãm.

Có thể bạn quan tâm

Thơ Đào An Duyên: Ngàn sau

Thơ Đào An Duyên: Ngàn sau

(GLO)- Không chỉ là một lời nói về tình yêu, "Ngàn sau" của tác giả Đào An Duyên còn là một tác phẩm thơ triết lý, khẳng định sự bất tử, trường tồn của những xúc cảm chân thật qua biến động của thiên nhiên và cuộc sống.

Thơ Lê Vi Thủy: Tinh khôi mùa xuân

Thơ Lê Vi Thủy: Tinh khôi mùa xuân

(GLO)- "Tinh khôi mùa xuân" của Lê Vi Thủy thể hiện cảm xúc tươi mới, ngọt ngào của mùa xuân và tình yêu trong sáng, thuần khiết. Từ hình ảnh thiên nhiên gần gũi như "cánh hoa trắng", "giọt sương ban mai" đến những ẩn dụ về tình yêu, tất cả đều mang lại cho người đọc cảm giác ấm áp, đầy hy vọng.

Thơ Vân Phi: Ngõ xanh

Thơ Vân Phi: Ngõ xanh

(GLO)- Bài thơ Ngõ xanh của tác giả Vân Phi khắc họa một không gian thiên nhiên thanh bình của làng quê, nơi có mẹ cha và những điều thân thuộc nhất. Mỗi hình ảnh trong thơ như một lời nhắc nhở về sự quan trọng của gia đình, quê hương và những ký ức đẹp mà ta luôn cất giữ trong trái tim mình.

Khúc ca mùa xuân đoàn tụ

Khúc ca mùa xuân đoàn tụ

(GLO)- Mỗi lần nghe lại ca khúc “Sông Đakrong mùa xuân về” của nhạc sĩ Tố Hải, lòng tôi lại dạt dào xúc cảm và không thôi nghĩ về dòng chảy của những đoàn quân hào hùng ra trận để đem về mùa xuân đoàn tụ của một dân tộc anh hùng.

Thơ Phạm Đức Long: Tản mạn Pleiku

Thơ Phạm Đức Long: Tản mạn Pleiku

(GLO)- Pleiku hiện lên trong bài thơ của tác giả Phạm Đức Long như một vùng đất đầy bí ẩn, vừa thực vừa ảo, vừa hùng vĩ vừa mộng mơ. Những câu từ mang đến cho người đọc cảm giác như đang lạc vào không gian trữ tình, đầy sức sống, thôi thúc họ khám phá và trải nghiệm.

Du khách người Ý thích thú tìm hiểu các nhạc cụ truyền thống Jrai dưới sự hướng dẫn của Nghệ nhân Ưu tú Rơ Châm Tih. Ảnh: Quốc Nguyễn

Quảng bá “sức mạnh mềm” từ hoạt động đối ngoại văn hóa

(GLO)- Những ngày gần đây, hình ảnh truyền cảm hứng nhất được lan tỏa trên báo chí và mạng xã hội là việc Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và ông Jensen Huang-Nhà sáng lập, Chủ tịch Tập đoàn Nvidia (chuyên về lĩnh vực công nghệ) cùng dạo phố cổ và thưởng thức nem chua rán, uống bia.

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh tiết lộ cách viết '3 trong 1' ở 'Tiệm sách của nàng'

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh tiết lộ cách viết '3 trong 1' ở 'Tiệm sách của nàng'

Trong số các tác phẩm của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, đã có nhiều tựa sách đề cập đến nhân vật nữ cá tính như: Nữ sinh, Những cô em gái, Út Quyên và tôi… nhưng đây là lần đầu tiên từ khóa “sách” và “nàng” cùng xuất hiện trên bìa tác phẩm mới, tạo cho bạn đọc sự tò mò thú vị.

Phương án sắp xếp cơ quan báo chí thuộc Chính phủ và bộ, ngành

Phương án sắp xếp cơ quan báo chí thuộc Chính phủ và bộ, ngành

Quán triệt nội dung định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW và của Bộ Chính trị, Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW đã xây dựng phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ, trong đó có các cơ quan báo chí thuộc Chính phủ.