Lan tỏa văn hóa Hồ Chí Minh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Đến cuối năm 2023, toàn thành phố có hơn 2.900 thiết chế Không gian văn hóa Hồ Chí Minh.

Những ngày này, nhiều hoạt động có ý nghĩa đã và đang diễn ra trên khắp địa bàn TPHCM nói riêng, cả nước và cả trong kiều bào nước ngoài để kỷ niệm 134 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, thể hiện lòng thành kính, biết ơn và sự tiếp bước đi lên theo lý tưởng cao đẹp của Người.

Cũng trong dịp rất đặc biệt này, thành phố mang tên Người tổ chức sơ kết 3 năm thực hiện Kết luận 01-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Kết quả cho thấy, TPHCM đã đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố, đã tổ chức học tập các chuyên đề hàng năm, đưa các nội dung vào sinh hoạt hàng tháng, gắn với xây dựng, chỉnh đốn Đảng, trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên. Các địa phương, cơ quan, đơn vị xác định chương trình hành động, tập trung giải quyết những vấn đề bức xúc nổi cộm, thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm, gắn với việc thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, thúc đẩy phát triển kinh tế, đảm bảo quốc phòng, an ninh, chăm lo an sinh xã hội và xây dựng Không gian văn hóa Hồ Chí Minh.

Tính đến cuối năm 2023, toàn thành phố có hơn 2.900 thiết chế Không gian văn hóa Hồ Chí Minh. Trong đó, các thiết chế được xây dựng ở các cơ quan, đơn vị là 1.063, ở trường học là 1.101, ở các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng là 152, không gian công cộng là 159, đặc biệt có hơn 100 Không gian văn hóa Hồ Chí Minh được xây dựng tại các chợ, cơ sở kinh doanh, nhà trọ, chung cư…

Cán bộ, công chức, viên chức nhiều ngành đã có chung cảm nhận là học được nhiều điều từ những Không gian văn hóa Hồ Chí Minh. Các cán bộ y tế và sinh viên y khoa ở TPHCM cho biết đã rút được nhiều bài học quý để vận dụng vào việc học tập, giao tiếp với đồng nghiệp và chăm sóc bệnh nhân. Trong hoạt động nghề nghiệp, nhiều luật sư đến các Không gian văn hóa Hồ Chí Minh ở các tòa án và có thêm sự hiểu biết về Bác, nhất là cách ứng xử văn hóa của Người… Khối công nhân viên chức - lao động cho rằng, học Bác có thêm động lực vượt khó, giúp làm việc có trách nhiệm, sáng tạo hơn. Đã có nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật, giúp nâng cao năng suất, làm lợi hàng ngàn tỷ đồng cùng nhiều công trình, sản phẩm mới…

133 tập thể và 206 cá nhân tiêu biểu được biểu dương lần này gắn với những mô hình hay, cách làm sáng tạo, những câu chuyện truyền cảm hứng, những cống hiến thầm lặng và tỏa sáng giữa đời thường. Ngày càng có nhiều mô hình về chuyển đổi số, về thực hiện số hóa thủ tục hành chính, thực hiện hóa đơn điện tử, ứng dụng công nghệ trong giáo dục, y tế… Đã có nhiều hơn những công trình xanh, chỉnh trang đô thị, chuyển hóa địa bàn. Đặc biệt, mô hình, giải pháp thực hiện an sinh xã hội rất phong phú và thiết thực. Cùng với các địa phương và cộng đồng dân cư, các cơ sở tôn giáo phấn đấu mỗi cơ sở tôn giáo là một địa chỉ chăm lo cho người có hoàn cảnh khó khăn.

Trong bối cảnh có nhiều khó khăn thách thức, cả bên ngoài và bên trong, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân TPHCM ra sức thực hiện chủ đề “Đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong sạch, vững mạnh, quyết tâm thực hiện có hiệu quả chuyển đổi số và Nghị quyết 98” cùng với triển khai và thực hiện Chuyên đề năm 2024 “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về thực hành dân chủ, tăng cường pháp chế, bảo đảm kỷ cương; thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao và tâm huyết trong xây dựng thành phố văn minh, hiện đại, nghĩa tình”. Đây là những trọng tâm, đột phá nhằm tạo nên những chuyển biến mới, những công trình có ý nghĩa thiết thực chào mừng 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Chúng ta luôn tự hào và luôn có niềm tin, với truyền thống kiên cường, năng động, sáng tạo; với bản lĩnh và khí phách của Đảng bộ và nhân dân của thành phố Anh hùng; với tiềm năng, thế mạnh về nhiều mặt và sức lan tỏa của văn hóa Hồ Chí Minh, TPHCM sẽ vững vàng tiến bước xứng đáng với sứ mệnh vinh quang “vì cả nước, cùng cả nước”.

Có thể bạn quan tâm

Mưa trên mái lá

Mưa trên mái lá

Mấy trận mưa đầu mùa sấm chớp đì đùng, rồi đến những ngày mưa dầm mưa dề, tía má bắt đầu tính chuyện cấy hái. Nhà nông sống với ruộng vườn, mùa mưa bắt đầu đủ thứ công chuyện trong nhà, ngoài đồng, từ đám mạ non đến ngày lúa chín vàng đồng là bao nhiêu ngày đủ mưa đủ nắng, đủ công người chăm chút.
Gương mặt thơ: Huỳnh Dũng Nhân

Gương mặt thơ: Huỳnh Dũng Nhân

(GLO)- Người thì gọi ông là “sói phóng sự”, người phong “vua phóng sự”, đều để nói ông là một nhà báo tầm cỡ của làng báo Việt. Từng là nhà báo trực tiếp viết báo, là Tổng Biên tập Tạp chí Nghề báo, là thầy dạy báo chí cho mấy trường đại học... nhưng khi về hưu, ông lại chăm chỉ làm thơ và vẽ.

Ngôi nhà trên đồi cao

Ngôi nhà trên đồi cao

(GLO)- Ngày bé, tôi sống cùng bố trong một căn nhà gỗ nằm trên đồi cao ở gần khu rừng Đak Krong, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai. Khi đó, bố tôi là nhân viên lâm nghiệp. Chỉ khi đến Tết, bố mới về với gia đình. Vì vậy, cứ vào dịp nghỉ hè là tôi lại được vào thăm bố và ở trong ngôi nhà đó cho hết mùa hè.

Bên ghè rượu cần

Lòng hiếu khách của người Tây Nguyên xưa

(GLO)- Làng của người Tây Nguyên xưa thường quần cư, cố kết theo từng lãnh địa khu biệt và ở thế cô lập, khép kín. Khoảng cách giữa làng này và làng kia khá xa, có khi cách nhau hàng chục cây số. Thế nhưng, với lòng hiếu khách, giữa các làng luôn có sự thân thiết, giao hảo.

Ngọt ngào lời ru

Ngọt ngào lời ru

(GLO)- Tiếng võng kẽo kẹt đều đều cùng với những lời hát ru êm ái, ngọt ngào khi thì của mẹ, của bà, lúc thì của chị dần đưa bé vào giấc ngủ êm đềm. Hình ảnh ấy thật đẹp, ăn sâu vào trong tâm trí trẻ thơ và trở thành một phần ký ức của mỗi người.
Khu vườn nhà ngoại

Khu vườn nhà ngoại

(GLO)- Một lần, tôi đưa con đến nhà bạn chơi, 2 đứa con tôi như bị thôi miên với khoảng vườn rộng 200 m2 có khá nhiều loại cây trái. Nhìn các con, tôi lại nhớ tới vườn cây của ngoại với biết bao kỷ niệm.
Củi ngo

Củi ngo

Gần đây, có bạn viết trẻ bất ngờ hỏi tôi: Người Bahnar gọi cây thông là “ngol” hay “hngo”? Tôi cười trả lời đại ý: Cả người Bahnar và người Jrai đều gọi cây thông, gỗ thông là “ngo”.
Hiện nay, nhiều người dân ở Quảng Nam trồng cây duối ngay cạnh cổng nhà

“Cây duối là cây duối ơi”

(GLO)- Theo lời của người già trong xóm thì loài duối cũng có cây đực, cây cái nhưng rất khó phân biệt. Chỉ đợi đến khi cây nào trưởng thành mà đơm hoa kết trái thì mới biết đó là cây cái.