Triển lãm ảnh "Pleiku xưa và nay": Món quà dành tặng người dân và du khách

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Triển lãm ảnh “Pleiku xưa và nay” là một trong những hoạt động của Tuần lễ văn hóa-du lịch chào mừng kỷ niệm 90 năm Ngày Thành lập đô thị Pleiku. Với 90 bức ảnh được sưu tầm và trưng bày, triển lãm góp một cái nhìn toàn cảnh về từng bước phát triển của đô thị Pleiku.
Ngày 3-12-1929, Khâm sứ Trung kỳ đã ban hành Nghị định thành lập thị xã Pleiku, đưa Pleiku trở thành “Đại lý hành chính”. Từ đây, Pleiku được “khai sinh” với danh xưng đô thị. 90 năm kể từ ngày thành lập đến nay, Pleiku luôn là trung tâm chính trị, văn hóa-xã hội của tỉnh.
Triển lãm ảnh “Pleiku xưa và nay” sẽ giúp người xem có cái nhìn toàn diện về sự đổi thay của đô thị 90 tuổi. Ảnh: P.V
Triển lãm ảnh “Pleiku xưa và nay” sẽ giúp người xem có cái nhìn toàn diện về sự đổi thay của đô thị 90 tuổi. Ảnh: P.V


Ông Nguyễn Xuân Hà-Trưởng phòng Văn hóa-Thông tin TP. Pleiku: “Triển lãm như một món quà mà chúng tôi muốn dành tặng cho người dân Pleiku cũng như du khách muôn phương khi đến tham quan, vui chơi trong dịp kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập đô thị Pleiku. Hy vọng qua triển lãm này, với những hình ảnh về Pleiku trong ký ức và hiện tại, Phố núi sẽ càng xinh đẹp, hấp dẫn hơn trong lòng mọi người”.


Ông Nguyễn Xuân Hà-Trưởng phòng Văn hóa-Thông tin TP. Pleiku, đại diện Cơ quan Thường trực Ban tổ chức kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập đô thị Pleiku-chia sẻ: “Với mong muốn đem lại cái nhìn toàn cảnh về sự đổi thay của đô thị Pleiku, chúng tôi đã sưu tầm được 90 bức ảnh về Pleiku; trong đó có khoảng 65 bức về Pleiku xưa và 25 bức về đô thị Pleiku ngày nay. Qua từng góc ảnh, người xem sẽ có những so sánh, đối chiếu và thấy được sự thay đổi đáng kể của Pleiku ở tuổi 90 trên các phương diện kinh tế, kiến trúc đô thị và văn hóa”.
Người góp sức nhiều nhất để những bức ảnh về Pleiku xưa được tập hợp là ông Trần Minh Hội-chủ quán Nhà Tôi (xã Trà Đa, TP. Pleiku) và người bạn của mình là ông Nguyễn Quang Hiền. Từ sự gắn bó và tình yêu tha thiết với mảnh đất này, 2 ông đã lập nên trang facebook Pleiku xưa để đăng tải những hình ảnh của Phố núi từ vài thập kỷ trước. Ông Hội bày tỏ: “Những bức ảnh được chúng tôi sưu tầm từ bạn bè, internet trong một thời gian khá dài. Khi đăng tải lên mạng, mọi người rất yêu thích. Hy vọng rằng khi được trưng bày tại triển lãm, các bức ảnh sẽ giúp những người sống lâu năm ở Pleiku tìm lại những hoài niệm, giới trẻ sẽ nhận thấy sự thay đổi, đi lên của Phố núi, từ đó thêm yêu nơi mình đang sống”.
Quả vậy, từ các bức ảnh xưa được sưu tầm, những người gắn bó lâu năm với Pleiku hẳn sẽ dễ dàng nhận ra nhiều địa điểm quen thuộc như Tòa Hành chánh tỉnh Pleiku, Trường Nữ Tiểu học Pleiku, Công viên Quách Thị Trang, ngã ba Diệp Kính, Ty Bưu điện, dốc Hội Phú... Đó còn là núi Hàm Rồng trơ trọi, những con đường đất đỏ bụi mù, hàng quán tấp nập bán buôn… Nhiều người sẽ ngỡ ngàng trước sự thay đổi vượt bậc khi nhìn thấy bức ảnh đường Hoàng Diệu xưa với hàng thông xanh mát nay đã trở thành đường Hùng Vương-một trong những trục đường sầm uất bậc nhất thành phố. Hay sẽ khó để nhận ra vị trí của Khách sạn Hoàng Anh Gia Lai bây giờ chính là Bến xe liên tỉnh ngày trước. Không chỉ vậy, người xem còn cảm nhận được một cuộc sống bình dị nhưng không kém phần sôi động của đô thị Pleiku cách đây vài thập kỷ. Khi đó, phụ nữ Jrai mộc mạc trong bộ váy thổ cẩm, còn tấm khố là trang phục thường ngày của đàn ông Jrai. Xe lam vẫn là phương tiện di chuyển bình dân và phổ biến… Tất cả gợi lên hình ảnh về một Pleiku xưa thật gần gũi, thân thương và bình dị.
Ngày nay, Pleiku đã đổi khác rất nhiều so với trước. Những bước đi thật dài về đô thị, văn hóa-xã hội khiến Pleiku xứng đáng với danh xưng “Đại lý hành chính” từ 90 năm trước. Đến triển lãm, qua các bức ảnh về Pleiku ngày nay, du khách sẽ dễ dàng hình dung được nhịp sống sôi động, tấp nập nhưng vẫn thấp thoáng nét yên bình của Phố núi 90 tuổi. Pleiku nay đã hiện đại hơn với những tuyến đường được mở rộng, nhựa hóa khang trang, sạch đẹp như Hai Bà Trưng, Nguyễn Tất Thành, Trần Phú... Nhà cửa san sát trên các tuyến phố với cảnh bán mua tấp nập. Các công trình xưa cũ như Bệnh viện, Bưu điện tỉnh… đã được thay thế bằng kiến trúc hiện đại, khang trang. Không chỉ vậy, qua sự đối chiếu giữa những bức ảnh xưa và nay, du khách sẽ nhìn thấy những đổi thay rõ rệt của Phố núi. Ví như Biển Hồ ngày trước trơ trọi với bụi mịt mù nay đã được thông xanh bao phủ, trở thành biểu tượng của du lịch Gia Lai. Pleiku còn có Quảng trường Đại Đoàn Kết cùng Tượng đài Bác Hồ với các dân tộc Tây Nguyên được xem như “trái tim” của thành phố… Du khách sẽ không khó để nhận ra một Pleiku trưởng thành, vững vàng nhưng vẫn rất nên thơ, dịu dàng.
Biết tin TP. Pleiku tổ chức triển lãm ảnh “Pleiku xưa và nay”, chị Đặng Lê Thanh Trúc (phường Phù Đổng, TP. Pleiku) thích thú chia sẻ: “Sinh ra và lớn lên ở Pleiku, mình đã được chứng kiến phần nào sự đổi thay của thành phố này. Mình nhất định sẽ đến tham quan triển lãm để được nhớ lại những góc nhỏ của Pleiku xưa. Mình cũng sẽ giới thiệu cho bạn bè cùng đến thưởng lãm”.
PHƯƠNG VI

Có thể bạn quan tâm

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Ngày 4-4, tại Hà Nội, Bộ VH-TT-DL tổ chức hội thảo lấy ý kiến xây dựng Nghị định về khuyến khích phát triển văn học. Đây là một bước quan trọng nhằm tạo dựng hành lang pháp lý hỗ trợ nền văn học Việt Nam phát triển bền vững trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0.

 Thơ Lữ Hồng: Bầu trời trở lại

Thơ Lữ Hồng: Bầu trời trở lại

(GLO)- "Bầu trời trở lại" của Lữ Hồng là bài thơ giàu hình ảnh và cảm xúc, gợi lên sự chuyển mình của thiên nhiên, lòng người. Bài thơ là bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ, cũng là một hành trình nội tâm sâu sắc, nơi con người giao hòa với đất trời, với những giấc mơ và niềm tin vào ngày mai.

Thơ Đào An Duyên: Đêm sang mùa

Thơ Đào An Duyên: Đêm sang mùa

(GLO)- Bài thơ "Đêm sang mùa" của Đào An Duyên là một bức tranh thơ mộng về những khoảnh khắc chuyển giao, khi đêm và mùa giao thoa, khi không gian và thời gian hòa quyện vào nhau, tạo nên một cảm giác lạ kỳ, huyền bí...

“Gạn đục khơi trong” để phát triển văn hóa

“Gạn đục khơi trong” để phát triển văn hóa

(GLO)- Sau nửa thế kỷ đất nước thống nhất, đời sống văn hóa tại nhiều ngôi làng Bahnar, Jrai có nhiều đổi mới, nhất là xóa bỏ những gánh nặng liên quan đến hủ tục. Nhưng để bảo tồn những giá trị cốt lõi của văn hóa vẫn là một hành trình cần “gạn đục khơi trong”.

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

(GLO)- Sinh ra trong một gia đình trí thức người Jrai ở thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai), cô Kpă H’Nina-Giáo viên môn Tiếng Anh ở Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (huyện Ia Grai) không chỉ được rèn giũa tinh thần ham học, mở mang kiến thức mà còn được thừa hưởng vẻ đẹp của cả bố và mẹ.

“Tổ quốc bên bờ sóng”

“Tổ quốc bên bờ sóng”

(GLO)- Đó là chủ đề cuộc thi và triển lãm ảnh nghệ thuật cấp quốc gia do Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức nhằm thực hiện kế hoạch tuyên truyền về biển, đảo năm 2025.

Tạ Chí Tào và tác phẩm mới dâng lên Bác Hồ

Tạ Chí Tào và tác phẩm mới dâng lên Bác Hồ

(GLO)- Nhà giáo Tạ Chí Tào (trú tại huyện Chư Sê) mang trọng bệnh đã nhiều năm nhưng chưa bao giờ chịu ngừng nghỉ. Anh vẫn đều đặn sáng tác văn học, nghiên cứu lịch sử. Đến nay, anh đã có gần 10 đầu sách, chính xác là 9 tập đã phát hành, còn 1 cuốn nghiên cứu lịch sử đang có kế hoạch xuất bản.

Báo Gia Lai: Phụng sự và kiến tạo

Báo Gia Lai phụng sự và kiến tạo

(GLO)- Qua 78 năm xây dựng và trưởng thành (16/3/1947-16/3/2025), Báo Gia Lai xứng đáng là cơ quan ngôn luận của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Trong xu thế hiện nay, Báo Gia Lai chú trọng phát huy vai trò kiến tạo nhằm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền.

Nhạc sĩ Thụy Kha qua đời

Nhạc sĩ Thụy Kha qua đời

Nhạc sĩ Thụy Kha qua đời lúc 10h45 sáng 13/3 tại Hà Nội. Năm cuối đời, ông chống chọi với bệnh ung thư. Vài tháng gần đây, nhiều đồng nghiệp chia sẻ hình ảnh thăm nhạc sĩ Thụy Kha trong bệnh viện.