Triển lãm ảnh ''Bùi Xuân Phái - Trăm năm một tình yêu Hà Nội''

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Triển lãm giới thiệu rất nhiều khoảnh khắc thường nhật của họa sỹ như khi đang vẽ tranh trong sân chung của căn nhà số 87 Thuốc Bắc, trước cửa sổ nhà ông, hoặc khi ngồi thảnh thơi bên tác phẩm mới...

 Một khoảnh khắc thường nhật của họa sỹ Bùi Xuân Phái. (Ảnh: Trần Chính Nghĩa)
Một khoảnh khắc thường nhật của họa sỹ Bùi Xuân Phái. (Ảnh: Trần Chính Nghĩa)


Thông tin từ Báo Thể thao &Văn hóa (Thông tấn xã Việt Nam) ngày 5/10 cho biết Lễ trao Giải Bùi Xuân Phái - Vì tình yêu Hà Nội lần thứ 13 - 2020 sẽ diễn ra chiều 7/10 tại Trung tâm Thông tấn Quốc gia (số 5 Lý Thường Kiệt, Hà Nội).

Trong khuôn khổ lễ trao giải sẽ có triển lãm ảnh đặc biệt với chủ đề ''Bùi Xuân Phái - Trăm năm một tình yêu Hà Nội'' của tác giả Trần Chính Nghĩa. Triển lãm là lần ra mắt đầu tiên một phần (gần 30 bức) bộ ảnh đồ sộ về cuộc đời và sự nghiệp của Bùi Xuân Phái, xứng đáng với tên gọi ''Trăm năm một tình yêu Hà Nội."

Trần Chính Nghĩa là con trai của nhiếp ảnh gia nổi tiếng Trần Văn Lưu - bạn ''tri kỷ'' của Bùi Xuân Phái, có nhiều cơ hội để chụp danh họa lúc sinh thời. Trong một khoảng thời gian dài, nhiếp ảnh gia Trần Chính Nghĩa đã chụp hàng ngàn bức ảnh về cuộc đời cũng như sáng tác của Bùi Xuân Phái. Có những khoảnh khắc đã trở nên vô giá, tái hiện hình ảnh đời thường của một danh họa với những buồn vui, các mối quan hệ đẹp đẽ giữa nghệ sỹ với nghệ sỹ, giữa con người với con người một thời, bộc lộ được thần thái, cốt cách cùng những trăn trở của một thiên tài nghệ thuật.

Hầu hết các bức ảnh về Bùi Xuân Phái của Trần Chính Nghĩa vẫn còn được giữ trong kho phim đồ sộ của anh. Chỉ một số rất ít trong đó đã từng được giới thiệu tới công chúng, trong đó phải kể đến bức ảnh chân dung Bùi Xuân Phái được sử dụng làm logo cho Giải thưởng Bùi Xuân Phái - Vì tình yêu Hà Nội và mới đây còn được đưa lên tem bưu chính.

Khi Ban tổ chức Giải Bùi Xuân Phái - Vì tình yêu Hà Nội ngỏ lời về một triển lãm ảnh kỷ niệm 100 năm ngày sinh Bùi Xuân Phái, tác giả Trần Chính Nghĩa đã chọn được 101 bức ảnh về ông. Những bức ảnh đen trắng của Trần Chính Nghĩa đem lại cho người xem một cảm giác kinh ngạc khi cả một quá khứ sống động về cuộc đời nghệ thuật của Bùi Xuân Phái từ những năm 1970 đến cuối đời (1988) được hiển hiện dưới nhiều góc độ.

Mỗi bức ảnh là một câu chuyện, cả vui lẫn buồn. Một bức ảnh ghi lại khoảnh khắc thất thần của họa sỹ Bùi Xuân Phái ngồi trên gác xép, cạnh đống đồ đạc và nhiều bức họa của ông bị rách nát vì bom rơi trúng mái nhà 87 Thuốc Bắc năm 1972.

Xúc động nhất là bức ảnh chân dung của ông chụp năm 1987. Khi đó Bùi Xuân Phái cần chụp một bức ảnh chứng minh thư để dán vào y bạ tại Bệnh viện Việt-Xô. Khi đó, do không có bức tường nào có thể dùng làm phông nền mà chỉ toàn tranh nên nhiếp ảnh gia Trần Chính Nghĩa đã chọn nền là bức tranh ''Chèo'' của Bùi Xuân Phái để chụp ảnh...

Khi họa sỹ Bùi Xuân Phái mất, phu nhân họa sỹ đã nhờ tác giả Trần Chính Nghĩa chọn một bức ảnh đẹp để chuẩn bị cho tang lễ. Anh đã chọn chính bức ảnh dán y bạ này.

Trong số hơn 100 bức ảnh, tập trung nhất là những hình ảnh về quá trình chuẩn bị và diễn biến cuộc triển lãm cá nhân đầu tiên của họa sỹ Bùi Xuân Phái, do Hội Mỹ thuật tổ chức ngày 22/12/1984.

Có rất nhiều khoảnh khắc thường nhật của họa sỹ Bùi Xuân Phái, khi đang vẽ tranh trong sân chung của căn nhà số 87 Thuốc Bắc, trước cửa sổ nhà ông, hoặc khi ngồi thảnh thơi bên những tác phẩm mới vào năm 1984.

Tác giả Trần Chính Nghĩa cho hay, chuẩn bị cho cuộc triển lãm năm 1984, hầu như đều đặn hàng tuần, anh đều đến nhà riêng của họa sỹ Bùi Xuân Phái để chụp lại tranh cho ông.

Tác giả Trần Chính Nghĩa chia sẻ anh chụp tất cả những bức ảnh này bởi một lý do thật đơn giản, họa sỹ Bùi Xuân Phái là là tri kỷ của cha anh - cố nghệ sỹ nhiếp ảnh Trần Văn Lưu, nên anh chụp như một lời chào bác, như một thói quen...

Toát lên từ những bức ảnh của tác giả Trần Chính Nghĩa là một tình yêu trọn vẹn, sự gắn bó máu thịt của danh họa Bùi Xuân Phái với Hà Nội. Người ta thấy hiện lên một họa sỹ Bùi Xuân Phái với ''Trăm năm một tình yêu Hà Nội,'' với "Phố Phái" - "Phái Phố".

Hẳn rằng ở bên kia thế giới, họa sỹ Bùi Xuân Phái cũng cảm thấy ấm lòng bởi sau hơn 30 năm, người cháu Trần Chính Nghĩa vẫn trân trọng lưu giữ tất cả những hình ảnh về ông, kể lại từng câu chuyện về mỗi bức ảnh như mọi thứ mới diễn ra hôm qua...

Triển lãm ''Bùi Xuân Phái - Trăm năm một tình yêu Hà Nội'' do báo Thể thao và Văn hóa tổ chức hướng về kỷ niệm 1010 năm Thăng Long-Hà Nội; cũng là dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh danh họa Bùi Xuân Phái (1/9/1920-1/9/2020). Triển lãm sẽ trưng bày đến hết Chủ nhật, ngày 11/10.

Theo Thanh Giang (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Ngày 4-4, tại Hà Nội, Bộ VH-TT-DL tổ chức hội thảo lấy ý kiến xây dựng Nghị định về khuyến khích phát triển văn học. Đây là một bước quan trọng nhằm tạo dựng hành lang pháp lý hỗ trợ nền văn học Việt Nam phát triển bền vững trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0.

 Thơ Lữ Hồng: Bầu trời trở lại

Thơ Lữ Hồng: Bầu trời trở lại

(GLO)- "Bầu trời trở lại" của Lữ Hồng là bài thơ giàu hình ảnh và cảm xúc, gợi lên sự chuyển mình của thiên nhiên, lòng người. Bài thơ là bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ, cũng là một hành trình nội tâm sâu sắc, nơi con người giao hòa với đất trời, với những giấc mơ và niềm tin vào ngày mai.

Thơ Đào An Duyên: Đêm sang mùa

Thơ Đào An Duyên: Đêm sang mùa

(GLO)- Bài thơ "Đêm sang mùa" của Đào An Duyên là một bức tranh thơ mộng về những khoảnh khắc chuyển giao, khi đêm và mùa giao thoa, khi không gian và thời gian hòa quyện vào nhau, tạo nên một cảm giác lạ kỳ, huyền bí...

“Gạn đục khơi trong” để phát triển văn hóa

“Gạn đục khơi trong” để phát triển văn hóa

(GLO)- Sau nửa thế kỷ đất nước thống nhất, đời sống văn hóa tại nhiều ngôi làng Bahnar, Jrai có nhiều đổi mới, nhất là xóa bỏ những gánh nặng liên quan đến hủ tục. Nhưng để bảo tồn những giá trị cốt lõi của văn hóa vẫn là một hành trình cần “gạn đục khơi trong”.

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

(GLO)- Sinh ra trong một gia đình trí thức người Jrai ở thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai), cô Kpă H’Nina-Giáo viên môn Tiếng Anh ở Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (huyện Ia Grai) không chỉ được rèn giũa tinh thần ham học, mở mang kiến thức mà còn được thừa hưởng vẻ đẹp của cả bố và mẹ.

“Tổ quốc bên bờ sóng”

“Tổ quốc bên bờ sóng”

(GLO)- Đó là chủ đề cuộc thi và triển lãm ảnh nghệ thuật cấp quốc gia do Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức nhằm thực hiện kế hoạch tuyên truyền về biển, đảo năm 2025.

Tạ Chí Tào và tác phẩm mới dâng lên Bác Hồ

Tạ Chí Tào và tác phẩm mới dâng lên Bác Hồ

(GLO)- Nhà giáo Tạ Chí Tào (trú tại huyện Chư Sê) mang trọng bệnh đã nhiều năm nhưng chưa bao giờ chịu ngừng nghỉ. Anh vẫn đều đặn sáng tác văn học, nghiên cứu lịch sử. Đến nay, anh đã có gần 10 đầu sách, chính xác là 9 tập đã phát hành, còn 1 cuốn nghiên cứu lịch sử đang có kế hoạch xuất bản.

Báo Gia Lai: Phụng sự và kiến tạo

Báo Gia Lai phụng sự và kiến tạo

(GLO)- Qua 78 năm xây dựng và trưởng thành (16/3/1947-16/3/2025), Báo Gia Lai xứng đáng là cơ quan ngôn luận của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Trong xu thế hiện nay, Báo Gia Lai chú trọng phát huy vai trò kiến tạo nhằm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền.

Nhạc sĩ Thụy Kha qua đời

Nhạc sĩ Thụy Kha qua đời

Nhạc sĩ Thụy Kha qua đời lúc 10h45 sáng 13/3 tại Hà Nội. Năm cuối đời, ông chống chọi với bệnh ung thư. Vài tháng gần đây, nhiều đồng nghiệp chia sẻ hình ảnh thăm nhạc sĩ Thụy Kha trong bệnh viện.