Hai "hạt giống đỏ" của dòng nhạc Tây Nguyên

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Sở hữu chất giọng lạ, cô gái Ksor Nhíu (nghệ danh Y Như) và chàng trai Y Yung-sinh viên Trường Cao đẳng Gia Lai khá đắt show diễn. 2 giọng ca sinh viên này được đánh giá là những “hạt giống đỏ” của dòng nhạc Tây Nguyên và sân chơi nghệ thuật chuyên nghiệp.
Ksor Nhíu sinh ra ở làng Brong, xã Nghĩa Hưng, huyện Chư Păh. Còn quê hương Y Yung là làng A Dơk Kông, xã A Dơk, huyện Đak Đoa. Y Yung là sinh viên năm 2, sau Ksor Nhíu 1 khóa nhưng cả 2 có điểm chung là đều sinh năm 1995 và đều được phát hiện từ những sân chơi nghệ thuật quần chúng. 
Ksor Nhíu được Nghệ sĩ Ưu tú Ali Việt phát hiện và giới thiệu vào học tập tại Trường Trung cấp Văn hóa Nghệ thuật tỉnh (nay là Trường Cao đẳng Gia Lai). Còn Y Yung “lọt mắt xanh” của nhạc sĩ Phi Ưng và cũng được động viên vào ngôi trường này để được đào tạo bài bản nhằm phát huy tối đa tố chất vốn có.
Nghệ sĩ Ưu tú Ali Việt cho biết: “Cả 2 đều có chất giọng lạ. Ksor Nhíu sở hữu giọng nữ trung, hơi khàn nhưng rất khỏe, hát nốt cao hay thấp đều rất rõ và đẹp. Đây là giọng nữ khá hiếm cho dòng nhạc Tây Nguyên. Còn Y Yung có chất giọng nam trung trầm, cũng là chất giọng đặc biệt. Y Yung thể hiện được nhiều dòng nhạc và ở dòng nhạc nào cũng khoe được vẻ đẹp của chất giọng, nhất là những bài hát có tiết tấu mạnh”.
Ksor Nhíu hiện là sinh viên năm 3 Trường Cao đẳng Gia Lai và rất đắt show diễn. Ảnh: Nguyên Bình
Ksor Nhíu (bìa trái) hiện là sinh viên năm 3 Trường Cao đẳng Gia Lai và rất đắt show diễn. (Ảnh NVCC)
Trước khi trở thành sinh viên, Ksor Nhíu đã khá quen thuộc ở các sân chơi âm nhạc quần chúng. Giọng hát bốc lửa, có chất rock và phong cách không trộn lẫn của Nhíu đã chinh phục đông đảo khán giả. Dù còn là sinh viên nhưng Nhíu rất đắt show diễn sự kiện, tiệc sinh nhật hay tại các nhà hàng ẩm thực Tây Nguyên, các phòng trà. Thỉnh thoảng, Nhíu còn tham gia biểu diễn cùng nhóm nhạc đường phố ở Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku) để phục vụ công chúng yêu nhạc.
Nhíu cho biết, dù thể hiện đa dạng thể loại nhưng cô đặc biệt yêu thích các ca khúc về Tây Nguyên. “Âm nhạc Tây Nguyên đã được định hình trong dòng chảy âm nhạc Việt Nam, có màu sắc riêng. Không cần nhìn ca sĩ trình diễn, chỉ cần nhắm mắt lắng nghe giai điệu, lời ca cũng nhìn thấy sự hùng vĩ, mênh mông của cao nguyên đại ngàn lẫn cái trữ tình, sâu lắng của một vùng đất. Âm nhạc Tây Nguyên dù có nội dung vui hay buồn thì âm hưởng chung là luôn mang đến cho mọi người niềm đam mê cuộc sống. Tôi muốn thông qua giọng hát để truyền năng lượng tích cực ấy tới mọi người”-Nhíu chia sẻ.
Sở hữu chất giọng đặc biệt, lại đam mê ca hát từ nhỏ nhưng với cô gái Jrai này, được vào trường đào tạo chính quy là bước ngoặt giúp cô trau dồi chất giọng, có kiến thức vững vàng về âm nhạc để trưởng thành, cống hiến nhiều hơn. Trước mỗi bài hát mang lên sân khấu, cô không chỉ thuộc lời, thuộc nhạc mà cố gắng thâm nhập tận cùng cảm xúc của ca khúc. Vì vậy, đứng trên bất cứ sân khấu nào, dù lớn hay nhỏ, dù nhiều hay ít khán giả, Nhíu luôn hát bằng tất cả đam mê, bằng tình cảm chân thành.
Khác với Nhíu, Y Yung đến với sân khấu khá muộn nhưng bắt nhịp rất nhanh. Y Yung chính là em trai của ca sĩ A Mưr-thành viên của nhóm nhạc Bazan lừng lẫy một thời. Sự ra đi đột ngột của A Mưr đã khiến không ít người tiếc nuối bởi anh là giọng hát “đinh” làm nên linh hồn nhóm nhạc. A Mưr có giọng hát máu lửa, đồng thời là một tay guitar bass điêu luyện. Khi hát nhạc Tây Nguyên, rock hay nhạc ngoại, anh đều làm khán-thính giả đứng ngồi không yên, phải “phiêu” cùng anh. Người ta bắt gặp bóng dáng, giọng hát cùng tay đàn điêu luyện, chuyên nghiệp ấy ở người em trai Y Yung.
Chàng trai Bahnar chia sẻ: “Mặc dù đam mê ca hát từ nhỏ nhưng tôi không có ý định đi theo con đường âm nhạc chuyên nghiệp. Hơn nữa, bố mẹ cũng không ủng hộ vì cho rằng lao động nghệ thuật nghiêm túc là một quá trình rất nhọc nhằn, đòi hỏi người nghệ sĩ phải rất nỗ lực học hỏi, thậm chí hy sinh. Nhưng sự ra đi đột ngột của anh A Mưr cách đây 2 năm là một mất mát lớn đối với gia đình và người yêu nhạc nên sau khi được nhạc sĩ Phi Ưng động viên, tôi đã quyết định theo con đường mà anh trai mình từng chọn”.
Y Yung hiện là sinh viên năm 2 Khoa Nghệ thuật (Trường Cao đẳng Gia Lai). Ảnh: Nguyên Bình
Y Yung hiện là sinh viên năm 2 Khoa Nghệ thuật (Trường Cao đẳng Gia Lai). (Ảnh NVCC)
Phần nào chịu ảnh hưởng phong cách của người anh nổi tiếng nhưng Y Yung cũng ghi dấu ấn riêng bởi chất giọng cuốn hút và lợi thế ngoại hình. Đó là lý do hiếm có sinh viên nào đắt show như anh. Y Yung khiêm tốn cho hay: “Đó là cái duyên với sân khấu chứ chưa hẳn bởi tài năng. Tôi biết mình có chút khả năng ca hát nhưng còn phải trau dồi nhiều lắm”.
Nghệ sĩ Ưu tú Ali Việt rất trân trọng khi nói về học trò: “Giọng ca Y Yung nồng cháy không chỉ với dòng nhạc Tây Nguyên mà còn với nhiều dòng nhạc khác. Đó là giọng ca rất đẹp, rất hiếm. Nếu chịu khó trau dồi thì em sẽ sớm thành công và khẳng định tên tuổi ở những sân chơi chuyên nghiệp”.
NGUYÊN BÌNH

Có thể bạn quan tâm

Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

(GLO)- Hoàng Vũ Thuật thuộc thế hệ nhà thơ đàn anh của tôi, cùng lứa với các tài hoa như Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Khắc Thạch, Thạch Quỳ... ở miền Trung. Dẫu lớn tuổi nhưng ông luôn có ý thức tìm tòi, cách tân thơ cả hình thức và nội dung.
Thơ Hoàng Đăng Du: Mùa trôi

Thơ Hoàng Đăng Du: Mùa trôi

(GLO)- Dẫu biết rằng xuân qua hạ tới, thu tận đông tàn là quy luật của thiên nhiên nhưng sao chứng kiến những khoảnh khắc mùa nối mùa vẫn khiến tác giả Hoàng Đăng Du không khỏi cảm thấy chút nuối tiếc, hụt hẫng, bâng khuâng...
Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

(GLO)- Được đào tạo chuyên ngành Văn học, khi ra trường lại quyết liệt theo đuổi nghề báo, sau đó “đầu quân” vào ngành Công an và bất chợt tìm thấy niềm hạnh phúc với văn chương-đó là những bước ngoặt bất ngờ trong cuộc sống của Thượng úy Nguyễn Thị Thanh Thúy (Phòng ANCT nội bộ, Công an tỉnh).

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

(GLO)- Nắng hòa cùng bốn mùa xuân, hạ, thu, đông thành những gam màu khác nhau. Trong bài thơ mới của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng, nắng được hóa thân thành "cô bé" với những tính cách nhí nhảnh, đáng yêu...
Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

(GLO)- Tôi quen và chơi với Nguyễn Ngọc Tư đã mấy chục năm và cũng hết sức bất ngờ khi mới đây chị công bố... thơ, mà tới 2 tập liên tiếp và bán tơi tới. Thì cả nước đều biết Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn nổi tiếng, nhất là sau khi “Cánh đồng bất tận” xuất hiện.
Gương mặt thơ: Bùi Quang Thanh

Gương mặt thơ: Bùi Quang Thanh

(GLO)- Nhà thơ Bùi Quang Thanh quê Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh, tuổi Canh Dần (1950). Năm 1971, ông là lính của Mặt trận Tây Nguyên, đã từng tham gia chiến dịch giải phóng Đăk Tô-Tân Cảnh 1972 và suýt nữa thì nằm lại giữa rừng “cánh Trung” vì sốt rét.

Thơ Ngô Thanh Vân: Hoa đắng

Thơ Ngô Thanh Vân: Hoa đắng

(GLO)- Loài hoa mang trong mình vị đắng đót nhưng vẫn căng mình tận hiến không chỉ sắc vàng rực rỡ mà còn nuôi dưỡng cho đất đỏ bazan màu mỡ. Bài thơ "Hoa đắng" của nhà thơ Ngô Thanh Vân là những lời viết đầy cảm xúc dành cho loài hoa đặc trưng của vùng đất Tây Nguyên đầy nắng và gió này.
Bày tranh Việt đoạt giải thưởng Đông Nam Á trị giá nửa tỷ đồng

Bày tranh Việt đoạt giải thưởng Đông Nam Á trị giá nửa tỷ đồng

Tác phẩm đặc sắc của 8 nghệ sĩ trẻ tài năng nhất từ cuộc thi mỹ thuật uy tín Đông Nam Á “UOB Painting of the Year 2023” được trưng bày tại triển lãm, đón khách tham quan từ sáng 23/3 tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Chủ nhân bức tranh được giải cao nhất mang về phần thưởng 500 triệu đồng.