Triển khai Luật Đất đai 2024 nhiều địa phương còn lúng túng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Luật Đất đai 2024 có hiệu lực từ ngày 1-8-2024. Tuy nhiên, hiện tại các thông tư hướng dẫn lại chưa đầy đủ nên nhiều địa phương ở Gia Lai còn lúng túng trong quá trình triển khai liên quan trong lĩnh vực đất đai.

Ngay sau khi Luật Đất đai 2024 có hiệu lực, UBND tỉnh đã chỉ đạo cho các ngành chức năng phối hợp với các địa phương nghiên cứu các văn bản dưới luật gồm: thông tư, nghị định để tham mưu cho Thường trực HĐND tỉnh, UBND tỉnh ban hành các quyết định, văn bản để triển khai Luật Đất đai hiệu quả, đảm bảo quyền lợi cho người dân, doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai nhiều địa phương vẫn đang lúng túng trong việc đấu giá đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (CNQSDĐ), nhân lực một số cơ quan còn thiếu, công nghệ và phần mềm chưa cập nhật kịp...

Trước đây theo Luật Đất đai 2013 việc tiếp nhận, thẩm định hồ sơ cấp GCNQSDĐ lần đầu là do Văn phòng Đăng ký đất đai nhưng theo Luật Đất đai 2024 việc này do phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện tiếp nhận. Ảnh: Lê Nam

Trước đây theo Luật Đất đai 2013 việc tiếp nhận, thẩm định hồ sơ cấp GCNQSDĐ lần đầu là do Văn phòng Đăng ký đất đai nhưng theo Luật Đất đai 2024 việc này do phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện tiếp nhận. Ảnh: Lê Nam

Ông Huỳnh Văn Hơn-Phó Chủ tịch UBND huyện Đak Pơ cho biết: Địa phương đang xây dựng kế hoạch đấu giá đất nhưng chưa triển khai được vì chưa xác định giá khởi điểm. Theo Luật Đất đai 2024 việc tính giá khởi điểm được xác định theo bảng giá đất hàng năm nhưng đến nay chưa có bảng giá đất mới. Do đó, vấn đề này đang còn vướng mắc, địa phương chưa biết phải thực hiện bảng giá đất áp dụng như thế nào?

Còn Chủ tịch UBND huyện Krông Pa Hồ Văn Thảo cho rằng: Từ ngày 1-8 khi Luật Đất đai có hiệu lực, địa phương đã dừng tiếp nhận hồ sơ cấp giấy CNQSDĐ lần đầu của người dân, doanh nghiệp. Lý do UBND tỉnh chưa thay đổi thủ tục cấp giấy CNQSDĐ lần đầu nên địa phương không đủ cơ sở để thực hiện các quy trình tiếp nhận xử lý hồ sơ. Để không bị ách tắc, huyện Krông Pa để nghị UBND tỉnh sớm ban hành sửa đổi bổ sung thủ tục hành chính về lĩnh vực đất đai.

Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai thành phố Pleiku hướng dẫn chuyển đổi số trong thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai. Ảnh: Lê Nam

Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai thành phố Pleiku hướng dẫn chuyển đổi số trong thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai. Ảnh: Lê Nam

Cùng chung quan điểm, bà Lê Thị Hồng Minh-Phó Chủ tịch UBND thị xã An Khê-cho hay: Theo Luật Đất đai 2013 thì Văn phòng Đăng ký đất đai-Chi nhánh An Khê sẽ tiếp nhận, kiểm tra và xác nhận đủ điều kiện hoặc không đủ điều kiện đối với hồ sơ cấp giấy CNQSDĐ lần đầu sau đó chuyển về phòng Tài nguyên và Môi trường thẩm định và trình UBND thị xã cấp GCNQCDĐ theo thẩm quyền. Tuy nhiên, Luật Đất đai 2024 có sự thay đổi là việc tiếp nhận, thẩm định hồ sơ cấp giấy CNQSDĐ lần đầu do phòng Tài nguyên và Môi trường sau đó trình UBND thị xã cấp giấy CNQSDĐ. Ngoài ra, nhiều nội dung trước đây thuộc Văn phòng Đăng ký đất đai-Chi nhánh An Khê nhưng theo luật mới thì giao cho phòng Tài nguyên và Môi trường như: việc thu phí, lệ phí cấp giấy CNQSDĐ; thủ tục đính chính giấy CNQSDĐ lần đầu; thủ tục xác định lại diện tích đất ở cho hộ gia đình đã được cấp giấy CNQSDĐ… Do đó, trong quá trình triển khai về lĩnh vực đất đai Phòng Tài nguyên và Môi trường thị xã còn lúng túng.

Ông Từ Ngọc Thông-Phó Chủ tịch UBND huyện Chư Prông cho rằng: Theo Luật Đất đai 2024, nhiều việc liên quan đến lĩnh vực đất đai, nhất là việc cấp GCNQSDĐ được chuyển từ Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai sang Phòng Tài nguyên và môi trường nhưng hiện tại nguồn nhân lực ở phòng này mỏng. Do đó, địa phương đề xuất UBND tỉnh, Sở Nội vụ phân bổ thêm chỉ tiêu biên chế để bổ sung biên chế cho Phòng Tài nguyên môi trường. Đồng thời, đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường sớm tổ chức các lớp tập huấn cho các địa phương để triển khai hiệu quả Luật Đất đai 2024.

Liên quan đến vấn đề này, ông Phạm Minh Trung-Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường-cho biết: Do Luật Đất đai 2024 có hiệu lực sớm hơn nên các hướng dẫn của Trung ương, Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng chậm. Còn đối với việc chuyển giao công việc liên quan lĩnh vực đất đai giữa Văn phòng đăng ký đất đai với phòng Tài nguyên và Môi trường các huyện, thị xã, thành phố, Sở sẽ có văn bản chỉ đạo cho các Văn phòng Đăng ký đất đai hỗ trợ tối đa cho các phòng Tài nguyên và Môi trường bước đầu làm quen với các danh mục in giấy CNQSDĐ, trích lục và các việc liên quan đến cấp giấy CNQSDĐ.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hữu Quế phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp trực tuyến nghe báo cáo việc xây dựng dự thảo quy định chi tiết Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh Bất động sản. Ảnh: Lê Nam

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hữu Quế phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp trực tuyến nghe báo cáo việc xây dựng dự thảo quy định chi tiết Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh Bất động sản. Ảnh: Lê Nam

Mới đây tại cuộc họp trực tuyến nghe báo cáo việc xây dựng dự thảo quy định chi tiết Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh Bất động sản và các nghị định, thông tư liên quan thuộc thẩm quyền của địa phương vào ngày 21-8, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hữu Quế đề nghị các địa phương tổng hợp những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện bằng văn bản cụ thể gửi về UBND tỉnh và Sở Tài nguyên và Môi trường và Sở Xây dựng để có hướng dẫn cụ thể. Đối với những vấn đề thuộc thẩm quyền UBND tỉnh sẽ sớm ban hành các thủ tục hành chính liên quan để cho các địa phương thực hiện. Đồng thời, đề nghị các sở, ngành chức năng của tỉnh khẩn trương hoàn thiện các dự thảo để tham mưu cho HĐND và UBND tỉnh ban hành các văn bản quy phạm pháp luật nhằm triển khai thực hiện Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản và các nghị định, thông tư liên quan một cách đồng bộ, có hiệu quả nhằm đảm bảo quyền lợi của người dân, doanh nghiệp trên địa bàn.

Có thể bạn quan tâm

Ảnh: Đ.M.P

Sró một thời...

(GLO)- Từ trung tâm huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai) đi chừng 30 km là đến xã Sró. Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nhiều lần trong các chuyến công tác, tôi đã qua lại nơi đây. Kỷ niệm thì nhiều, nhưng tôi nhớ nhất là hồi chú Trần Quốc Bảo làm Bí thư Huyện ủy.

Gia Lai: Công bố 3 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực tài sản kết cấu hạ tầng chợ

Gia Lai: Công bố 3 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực tài sản kết cấu hạ tầng chợ

(GLO)- UBND tỉnh Gia Lai vừa ban hành Quyết định số 783/QĐ-UBND về việc công bố danh mục gồm 3 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực tài sản kết cấu hạ tầng chợ do nhà nước đầu tư, quản lý thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Công thương, UBND các huyện, thị xã, thành phố.

Phòng-chống cháy mía

Kbang tích cực xây dựng phương án phòng-chống cháy mía

(GLO)- Để chuẩn bị tốt thu hoạch mía niên vụ 2024-2025, phòng ngừa cháy mía gây thiệt hại cho người dân, UBND huyện Kbang đã chỉ đạo các xã, thị trấn đăng ký kế hoạch thu mua mía với Nhà máy đường An Khê, đồng thời tích cực xây dựng phương án phòng-chống cháy mía.

Đak Đoa điều chỉnh giảm dự toán vốn thực hiện Tiểu dự án 1-Dự án 4 Phát triển giáo dục nghề nghiệp vùng nghèo, vùng khó khăn hơn 300 triệu đồng. Ảnh Hà Duy.

Đak Đoa điều chỉnh vốn sự nghiệp thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững

(GLO)- Hội đồng nhân dân huyện Đak Đoa vừa ban hành Nghị quyết số 26/NQ-HĐND về việc điều chỉnh dự toán vốn sự nghiệp chưa giải ngân hết trong năm 2023 đã được chuyển nguồn sang năm 2024 và điều chỉnh dự toán vốn sự nghiệp năm 2024 thực hiện chương trình MTQG giảm nghèo bền vững (đợt 2).

Đại diện xã Chư Drăng và Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa kiểm tra các diện tích đất rừng giao cho người dân tại xã Chư Drăng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

(GLO)- Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 5-11-2021 của Huyện ủy Krông Pa về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.