Luật Đất đai sắp có hiệu lực, thị trường bất động sản sẽ khởi sắc?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Theo các chuyên gia, Luật Đất đai có hiệu lực sớm sẽ tháo gỡ được nhiều vướng mắc của thị trường bất động sản, giúp thị trường minh bạch và phát triển bền vững.

Mới đây, Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh Bất động sản đã được Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ 1/8, sớm hơn 5 tháng so với quy định trước đó.

Bình luận về việc này, ông Nguyễn Văn Đính - Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam cho biết, các luật mới được thông qua và có hiệu lực sớm giúp thị trường bất động sản sớm quay trở lại trạng thái bình thường mới với các thông tin ngày càng minh bạch, rõ ràng cho mọi thành phần kinh tế tham gia.

Từ giờ đến cuối năm, nguồn cung tiếp tục chuyển biến theo xu hướng tăng. Nhu cầu nhà ở thực vẫn sẽ duy trì ở mức cao, được củng cố bởi tăng trưởng kinh tế, quá trình đô thị hóa. Lực cầu đầu tư tiếp tục được củng cố, hướng tới các đô thị vệ tinh của Hà Nội, TP.HCM hoặc đô thị lớn ở các thành phố trực thuộc Trung ương như Đà Nẵng.

Luật Đất đai sắp có hiệu lực, thị trường bất động sản sẽ khởi sắc. (Ảnh: Công Hiếu)

Luật Đất đai sắp có hiệu lực, thị trường bất động sản sẽ khởi sắc. (Ảnh: Công Hiếu)

Đồng quan điểm, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh cho rằng, việc đưa Luật Đất đai cùng Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản vào thực thi sớm hơn sẽ tác động đến những lĩnh vực liên quan đến đất đai, đến quyền sở hữu, sử dụng đất và các quyền sở hữu tài sản liên quan đất sẽ được làm rõ, được công khai, minh bạch hơn. Từ đó, tạo thuận lợi cho các hoạt động mua bán, chuyển nhượng, đầu tư về đất đai, nhà ở, bất động sản

“Với Luật Đất đai lần này, các vấn đề liên quan đến quyền sử dụng đất, đến việc chuyển nhượng, mua bán hay khởi công xây dựng các dự án… sẽ được làm rõ hơn, được chuẩn hóa và có cơ sở pháp lý để thị trường bất động sản công khai, minh bạch hơn trong hoạt động đầu tư và phát triển”, chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh nói.

Theo ông Thịnh, từ đầu năm 2024, đã có nhiều ý kiến của các chuyên gia cũng như các tổ chức mong muốn thực hiện sớm 4 luật này và các cơ quan Nhà nước đã có những chuẩn bị nhất định cho việc ban hành các nghị định, thông tư, văn bản hướng dẫn dưới luật. Từ đó, đảm bảo khi các luật được đưa vào cuộc sống sẽ có đầy đủ cơ sở có thể thực thi tốt nhất.

Ông Đoàn Văn Bình - Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cũng khẳng định, Luật Đất đai có hiệu lực sớm sẽ tạo điều kiện cho các nhà đầu tư tiếp cận đất đai thuận lợi hơn, phát triển dự án nhanh hơn; góp phần giải được bài toán thiếu nguồn cung nhà ở trên thị trường. Đáng chú ý, hàng nghìn dự án bất động sản, nhà ở thương mại đang bị vướng hy vọng sẽ được tháo gỡ.

"Luật Đất đai 2024 được kỳ vọng sẽ 'cởi trói' về mặt pháp lý, tạo đà cho sự khởi sắc thị trường bất động sản thời gian tới", ông Bình nhấn mạnh.

Bởi lẽ trong lần sửa Luật này, rất nhiều điều khoản được điều chỉnh theo hướng bảo vệ lợi ích tối đa cho người dân. Theo đó, những người sở hữu đất đai thuộc diện phải thu hồi, sẽ được hưởng mức giá đền bù sát với giá giao dịch trên thị trường.

Điều này nhằm đảm bảo người dân sẽ không bị thiệt. Đây được coi là sự ghi nhận của Nhà nước đối với người dân có đóng góp cho lợi ích chung của địa phương, khu vực và đất nước.

Những quy định mang tính đột phá trong Luật sẽ tạo dựng hành lang pháp lý hoàn thiện và đầy đủ hơn để giải quyết thủ tục pháp lý cho các dự án đang dang dở, thúc đẩy phê duyệt dự án mới, bổ sung nguồn cung mới vào thị trường. Qua đó, tạo nền tảng cho thị trường bất động sản phục hồi và phát triển theo hướng an toàn, lành mạnh, bền vững.

Luật sau khi được áp dụng sẽ là một cuộc “thanh lọc” thị trường, gia tăng tính cạnh tranh, để tồn tại, các doanh nghiệp buộc phải hoạt động chuyên nghiệp hơn.

Ông Nguyễn Thế Điệp, Phó Chủ tịch CLB Bất động sản Hà Nội cho hay, thời gian tới, khi Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh Bất động sản có hiệu lực sẽ giúp tháo gỡ nhiều nút thắt cho thị trường bất động sản.

Tuy nhiên, ông Điệp cho rằng, thị trường bất động sản vẫn tồn tại nhiều điểm nghẽn, trong đó lớn nhất hiện nay là các cơ chế chính sách chưa đồng bộ dẫn đến thực trạng cung không đủ cầu.

"Các dự án không được phê duyệt, trong khi nhu cầu về nhà ở rất lớn. Hệ quả làm cho giá nhà tăng cao, nhà giá rẻ khan hiếm, khiến cho người có thu nhập thấp khó chạm tới giấc mơ an cư. Ngoài ra, các thủ tục pháp lý phức tạp, kéo dài.

Hiện nay, để làm một dự án bất động sản các thủ tục chuẩn bị có thể kéo dài 3 năm, 5 năm, thậm chí có những dự án đến 15 năm. Ách tắc pháp lý là rào cản rất lớn kìm hãm đà tăng của bất động sản", ông Điệp nhận định.

Có thể bạn quan tâm

Chờ sửa luật Đất đai

Chờ sửa luật Đất đai

Đó là tâm trạng của người dân và doanh nghiệp khi Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định: Chính phủ sẽ đề xuất sửa đổi Nghị quyết 18, làm cơ sở sửa luật Đất đai 2024 nhằm khắc phục bất cập về thu hồi đất, tài chính đất đai, kiểm soát giá đất.

Xe đưa đón cán bộ công chức xuống Quy Nhơn làm việc

Nhu cầu đi lại tuyến Pleiku-Quy Nhơn tăng đột biến sau khi sáp nhập tỉnh

(GLO)- Sau khi sáp nhập, tỉnh Gia Lai đặt trụ sở hành chính tại phường Quy Nhơn. Nhu cầu đi lại của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động từ tỉnh Gia Lai (cũ) đến nơi làm việc mới cũng tăng mạnh, kéo theo hoạt động vận tải hành khách tuyến Pleiku-Quy Nhơn và ngược lại cũng tăng đột biến.

Suối Bứa lại tiếp tục bị băm nát

Suối Bứa lại tiếp tục bị băm nát

(GLO)- Hoạt động khai thác cát trái phép tại suối Bứa (đoạn qua xóm 2, thôn Long Thành, phường Quy Nhơn Tây) tưởng chừng đã chấm dứt nay lại tiếp tục diễn ra rầm rộ bằng các loại máy móc phương tiện khiến người dân lo lắng, bất an.

Mang Yang quan tâm đầu tư hạ tầng giao thông nông thôn

Mang Yang quan tâm đầu tư hạ tầng giao thông nông thôn

(GLO)- Nhiều năm nay, từ các nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước cùng sự hưởng ứng người dân địa phương, huyện Mang Yang (tỉnh Gia Lai) đã tập trung đầu tư xây dựng và sửa chữa hạ tầng giao thông nông thôn. Qua đó, giúp người dân vận chuyển hàng hóa thuận tiện, thúc đẩy kinh tế phát triển. 

null