Trekking thác Hang Én, đi tìm "nàng công chúa" giữa rừng Kon Chư Răng

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Nằm giữa Khu Bảo tồn Thiên nhiên Kon Chư Răng (Kbang, Gia Lai) thác Hang Én là điểm đến không hề dễ chinh phục vì đường đi hiểm trở cùng những mối đe dọa giữa chốn “thâm sơn cùng cốc”. Cũng chính nét đẹp hoang dã đã mời gọi rất nhiều bước chân của những con người mến thích thiên nhiên xốc ba lô lên và đi.

 Ảnh: Nguyen Huu Que
Ảnh: Nguyen Huu Que



Thác Hang Én hay còn được gọi bằng cái tên thác K50, nằm ở phần giáp ranh giữa Gia Lai và Bình Định, thuộc huyện Kbang (Gia Lai), cách trung tâm TP. Pleiku khoảng 80km. Hiện nay trong Khu Bảo tồn Thiên nhiên Kon Chư Răng có trên 8 con thác khác nhau nhưng đẹp và hùng vĩ nhất là thác Hang Én. Kế đến là thác K40 hay còn gọi thác Ba Tầng, cũng được xem là một trong những dải thác đẹp ở Tây Nguyên.

 

Cái tên Hang Én được lý giải rằng quanh khu vực thác vốn là nơi trú ngụ của nhiều loài chim. Và loài Én thường bay theo đàn về đây làm tổ trên các vách đá. Ảnh: Vũ Vũ
Cái tên Hang Én được lý giải rằng quanh khu vực thác vốn là nơi trú ngụ của nhiều loài chim. Và loài Én thường bay theo đàn về đây làm tổ trên các vách đá. Ảnh: Vũ Vũ



Theo kinh nghiệm của một số người từng đến đây, mất hơn một tiếng để chạy xe máy từ bìa ngoài đến khu vực Trại Bò, một đồng cỏ lớn được người dân dựng nhà làm rẫy, sống tách biệt với đời sống hiện đại. Đây cũng là điểm đầu tiên cho hành trình trekking xuyên Kon Chư Răng. Trước khi “thâm nhập” vào khu vực này, bạn cần liên hệ và làm thủ tục với Ban quản lý khu bảo tồn. Sau khi đến đăng ký và kiểm tra tại trạm kiểm lâm của khu bảo tồn, mỗi đoàn trekking sẽ được kèm theo 2 anh kiểm lâm dẫn đường (bắt buộc).

 

Trên hành trình đi tìm thác Hang Én. Ảnh: instagram
Trên hành trình đi tìm thác Hang Én. Ảnh: instagram



Hành trình chinh phục thác Hang Én đúng nghĩa là “trèo đèo lội suối” bởi giữa rừng chỉ có những con đường mòn len lỏi trong cây lá rậm rạp, buộc phải lội và leo qua nhiều suối siết, dốc cao hiểm trở. Gặp phải rắn hay vắt lá là chuyện bình thường.

Thác có độ cao khoảng 54 m, rộng từ 20 m đến 100 m tùy theo mùa, nước chảy xiết, mạnh, lượng nước nhiều, chảy theo chiều thẳng đứng tạo sương mù và cầu vồng rất đẹp.

 

 Thác có độ cao khoảng 54 m, rộng từ 20 m đến 100 m tùy theo mùa, nước chảy xiết, mạnh, lượng nước nhiều, chảy theo chiều thẳng đứng tạo sương mù và cầu vồng. Ảnh: Vũ Vũ
Thác có độ cao khoảng 54 m, rộng từ 20 m đến 100 m tùy theo mùa, nước chảy xiết, mạnh, lượng nước nhiều, chảy theo chiều thẳng đứng tạo sương mù và cầu vồng. Ảnh: Vũ Vũ



Chạm chân đến dòng nước phía dưới, thác Hang Én hiện ra sừng sững đến choáng ngợp: một dải nước hàng chục mét chênh vênh đổ dài, dội vào vách đá. Tùy theo mùa mà thác K50 thay đổi màu nước và độ rộng dòng nước từ 20m đến 100m.

 

 Thác Hang Én mùa mưa. Ảnh: instagram
Thác Hang Én mùa mưa. Ảnh: instagram



Dưới chân thác, những khối đá với muôn hình dạng kì thú, xếp chồng lên nhau tạo thành những bậc thang đứng sừng sững giữa dòng nước xanh bạc, mờ ảo trong bụi nước.

 

Ảnh: instagram
Ảnh: instagram



Cắm trại qua đêm tại đây cũng là một trải nghiệm khá thú vị và có phần rùng rợn. Vào những ngày mùa khô, nắng ráo là thời điểm lý tưởng để ngắm sao đêm và thưởng thức cái lạnh đặc trưng của cao nguyên. Ngoài ra, bạn còn có thể giăng lưới bắt cá ở suối và nhóm lửa nấu ăn theo chỉ dẫn của cán bộ Kiểm lâm đi cùng.

 

Một ngôi làng yên bình của người Bannar . Ảnh: Khổng Xuân Hiền
Một ngôi làng yên bình của người Bannar . Ảnh: Khổng Xuân Hiền



Khu Bảo tồn Thiên nhiên Kon Chư Răng có 10.000 ha rừng giàu, rừng nguyên sinh với nhiều kiểu rừng độc đáo, đặc sắc. Bên cạnh sự giàu có của thiên nhiên thì vùng đệm Khu Bảo tồn Thiên nhiên Kon Chư Răng còn có những mái nhà ấm cúng trong thôn làng mang đậm nét văn hóa bản địa độc đáo của đồng bào Bahnar với nhiều lễ hội truyền thống đặc sắc như: đâm trâu, bỏ mả, cưới hỏi, mừng lúa mới…

 

 
 Khu Bảo tồn Thiên nhiên Kon Chư Răng từ trên cao. Ảnh: instagram,Vũ Vũ
Khu Bảo tồn Thiên nhiên Kon Chư Răng từ trên cao. Ảnh: instagram,Vũ Vũ



Thác Hang Én là tác phẩm nghệ thuật của tạo hóa, là món quà mà mẹ thiên nhiên đã ưu ái ban tặng cho đại ngàn hoang sơ nằm về hướng Đông Bắc tỉnh Gia Lai này.

Vài lưu ý trước khi đi thác:

Bạn cần gọi điện thoại trước cho khu bảo tồn để đăng ký, xem tình hình thời tiết có mưa hay không (Liên hệ: Anh Hùng 0978 035 772)

Chuẩn bị lều, túi ngủ, lương thực & nước uống cho 2 ngày, thuốc chống vắt vì trong rừng vắt rất nhiều

Giày leo núi hay giày lội suối, đồ đi rừng, áo khoác nhẹ.

 

Phạm Ly (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Đi du lịch trước Tết, cảm nhận sắc Xuân sớm

Đi du lịch trước Tết, cảm nhận sắc Xuân sớm

Với mong muốn mang đến cho du khách trải nghiệm đặc biệt, chứng kiến không khí chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Quý Mão ở các đô thị hay vùng quê, nhiều doanh nghiệp dịch vụ lữ hành, điểm đến ở Nam Bộ đã sớm hoàn thiện sản phẩm, khai thác chùm tour, tuyến du lịch đón Xuân sớm.