Tranh tăm giang "Vũ trụ Mandala" xác lập kỷ lục Việt Nam và châu Á

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sáng 27-8, tại TP. Hồ Chí Minh, tác phẩm tăm giang nghệ thuật “Vũ trụ Mandala” của kiến trúc sư Hoàng Tuấn Long được xác lập kỷ lục là tác phẩm tranh nghệ thuật với 379 chữ Phạn bài Chú Đại Bi bằng tăm giang theo phong cách Boarc, được nhiều người tham gia thực hiện nhất Việt Nam. Trước đó, Tổ chức kỷ lục châu Á cũng đã xác lập tác phẩm cùng nội dung trên.

“Vũ trụ Mandala” được thực hiện theo phong cách Boarc với 379 người tham gia thực hiện. Tác phẩm có một hình Mandala ở trung tâm được bao quanh bởi 379 từ Chú Đại Bi, có kích thước 1,4 x 1,4 m với 27.000 tăm tre, thực hiện trong 3 tháng.

Kỷ lục gia Hoàng Tuấn Long bên tác phẩm
Kỷ lục gia Hoàng Tuấn Long bên tác phẩm "Vũ trụ Mandala". Ảnh: Tân Cao/VnExpress

Kiến trúc sư Hoàng Tuấn Long (SN 1974) tốt nghiệp Thạc sĩ Khoa Kiến trúc Đại học Bách khoa Quốc gia Belarus. Anh là tác giả của hàng chục mô hình kiến trúc nổi tiếng như Chùa Một Cột, Ngọ Môn Huế, chợ Bến Thành, tháp đồng hồ Big Ben, đền Taj Mahal... làm từ cây tăm giang.

Vào năm 2012, kiến trúc sư Hoàng Tuấn Long đã sáng lập ra BOARC (Bambo Acrylic Art), một dòng nghệ thuật tạo hình mới kết hợp giữa kỹ thuật cắt laser độ chính xác cao và nghệ thuật tăm giang truyền thống của Việt Nam. Tác phẩm đầy ấn tượng của anh là mô hình thu nhỏ của Chùa Một Cột nổi tiếng đã được tổ chức Kỷ lục Việt Nam công nhận vào năm 2016. Cùng năm, Bảo Tàng Ripley’s Believe It or Not đặt hàng anh thực hiện hai công trình lớn: Tòa nhà Quốc Hội Mỹ và Nhà Trắng…

Năm 2020, anh được Liên minh Kỷ lục thế giới Worldking công nhận "Người đầu tiên trên thế giới sáng tạo, tái hiện các mô hình công trình di sản kiến trúc nổi tiếng trên thế giới bằng nghệ thuật Boarc".

Hiện tại, kiến trúc sư Hoàng Tuấn Long đang thực hiện mô hình Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn bằng tăm giang. Dự kiến khi hoàn thành, tác phẩm được trao tặng cho Ban Quản lý nhà thờ để trưng bày phục vụ du khách.

PHƯƠNG VI (theo tuoitre.vn, VnExpress)

 

Có thể bạn quan tâm

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

(GLO)- Bằng hình ảnh thiên nhiên giàu biểu cảm, bài thơ "Những gương mặt hoa cài" của Lữ Hồng gợi nên vẻ đẹp bình yên ẩn sâu trong nhịp sống phố thị. Lời thơ không chỉ là hoài niệm, mà còn là nơi gửi gắm tình yêu, ký ức và những giấc mơ không lời giữa tháng năm xoay vần.

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

(GLO)- Bài thơ "Phía Trường Sơn" của Sơn Trần là khúc trầm sâu lắng về nỗi nhớ và sự hy sinh lặng thầm phía hậu phương. Tháng Tư về trên biên cương đầy cỏ xanh và chiều sương phủ trắng, nỗi nhớ hòa quyện cùng đất trời, tạo nên một bản tình ca sâu lắng dành cho cha-người lính năm xưa.

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

(GLO)- Đó là phát biểu của Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Châu Ngọc Tuấn tại hội nghị tổng kết 50 năm nền văn học nghệ thuật tỉnh Gia Lai sau ngày thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) diễn ra vào sáng 23-4 tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku).

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

(GLO)- Trong kho tàng âm nhạc Việt Nam có nhiều ca khúc không chỉ đơn thuần là tác phẩm nghệ thuật mà còn là biểu tượng của một vùng quê. Nơi ấy, tình yêu và nỗi nhớ không thể phai mờ. “Ngọn lửa cao nguyên” của nhạc sĩ Trần Tiến chính là một trong những ca khúc như thế.

“Lặng lẽ trưởng thành” cùng sách

“Lặng lẽ trưởng thành” cùng sách

(GLO)- “Dáng vẻ của một người yên lặng đọc sách khá giống với những gì tôi cảm thấy khi nghĩ về một người đang trưởng thành trong lặng lẽ”-đó là cảm nhận của chị Trần Thị Kim Phùng Thủy-Trưởng ban Điều hành dự án “Văn hóa đọc Gia Lai” về giá trị sâu bền mà sách mang lại.