Tranh "Phụ nữ Việt Nam" của cố danh họa Lê Phổ được đấu giá hơn 13 tỷ đồng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Chiều 28-8, trong phiên đấu trực tiếp Modern and Contemporary Art tại Sotheby's Singapore, bức "Phụ nữ Việt Nam" của họa sĩ Lê Phổ đạt mức 781.200 SGD (hơn 13 tỷ đồng). Đây là mức giá nằm trong dự đoán của giới chuyên môn. 

Bức tranh “Phụ nữ Việt Nam” được họa sĩ Lê Phổ thể hiện trên chất liệu mực và bột màu trên lụa, kích thước 28,5x23,5 cm. Tác phẩm ra đời vào năm 1938 sau khi ông đến Paris định cư.

Bức tranh khắc họa một cô gái trẻ mặc áo dài trắng ngồi trên ghế gỗ truyền thống, quàng khăn và đội mấn. Cô gái mang vẻ đẹp đài các, nữ tính. Các nhà nghệ thuật nhận định tác phẩm tinh xảo và hiếm có, tiêu biểu cho kỹ thuật điêu luyện của danh họa trong việc xử lý lụa. 

Bức Việt Nam nữ sĩ của danh họa Lê Phổ có kích cỡ 23,5 x 28,5 cm SOTHEBY’S
Bức Việt Nam nữ sĩ của danh họa Lê Phổ có kích cỡ 23,5 x 28,5 cm. SOTHEBY’S

Tác phẩm thuộc bộ sưu tập tư nhân Mỹ, từng được bán đấu giá trong phiên của Christie's hôm 26-11-2017 với giá 725.000 HKD (2,16 tỷ đồng). Tranh từng được trưng bày tại triển lãm De schilderkunst van Vietnam ở Scheveningen, Hà Lan từ ngày 1 đến 30-11-1997.

Được biết, người đấu giá thành công bức tranh trên là một nhà sưu tập Việt Nam. 

Lê Phổ sinh năm 1907, mất năm 20221. Ông là họa sĩ bậc thầy Việt Nam và trên thế giới theo trường phái lãng mạn với nhiều tác phẩm đắt giá. Lê Phổ là một trong nhóm tứ kiệt trời Âu của nền hội họa Việt Nam. 

PHƯƠNG VI (theo VnExpress, thanhnien.vn)

Tranh "Phụ nữ Việt Nam" của cố danh họa Lê Phổ được đấu giá hơn 13 tỷ đồng ảnh 2
 

Có thể bạn quan tâm

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Ngày 4-4, tại Hà Nội, Bộ VH-TT-DL tổ chức hội thảo lấy ý kiến xây dựng Nghị định về khuyến khích phát triển văn học. Đây là một bước quan trọng nhằm tạo dựng hành lang pháp lý hỗ trợ nền văn học Việt Nam phát triển bền vững trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0.

“Gạn đục khơi trong” để phát triển văn hóa

“Gạn đục khơi trong” để phát triển văn hóa

(GLO)- Sau nửa thế kỷ đất nước thống nhất, đời sống văn hóa tại nhiều ngôi làng Bahnar, Jrai có nhiều đổi mới, nhất là xóa bỏ những gánh nặng liên quan đến hủ tục. Nhưng để bảo tồn những giá trị cốt lõi của văn hóa vẫn là một hành trình cần “gạn đục khơi trong”.

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

(GLO)- Sinh ra trong một gia đình trí thức người Jrai ở thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai), cô Kpă H’Nina-Giáo viên môn Tiếng Anh ở Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (huyện Ia Grai) không chỉ được rèn giũa tinh thần ham học, mở mang kiến thức mà còn được thừa hưởng vẻ đẹp của cả bố và mẹ.

Sáng tạo văn học nghệ thuật: Hành trình không đơn độc

Sáng tạo văn học nghệ thuật: Hành trình không đơn độc

(GLO)- Mặc nhiên, việc sáng tạo văn học nghệ thuật luôn mang tính độc lập và tự giác cao độ của mỗi văn nghệ sĩ, nhưng hành trình ấy sẽ không đơn độc nếu có sự dìu dắt chân tình của người đi trước. Tại phố núi Pleiku, nhiều tác giả trẻ đã tìm được điểm tựa tinh thần đáng quý như thế.