Trăng rằm cuối năm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ánh trăng rằm vằng vặc. Thứ ánh sáng đặc biệt không thể lẫn vào đâu giữa bộn bề của những ngày cuối năm.
Ngày nay, cuộc sống hiện đại gắn liền với ánh sáng của những chiếc bóng điện muôn hình thù, đủ màu sắc. Ánh trăng dần xa lạ với chốn thị thành và cũng xa lạ hơn với trẻ con bây giờ. Một năm có mười hai mùa trăng tròn, mùa trăng nào cũng có một vẻ đẹp riêng, nhưng với tôi mà nói mùa trăng cuối năm luôn mang đến thứ cảm xúc diệu kỳ đến lạ.
 Minh họa: Kim Hương
Minh họa: Kim Hương
Nhớ thời chưa có điện, mỗi tối, anh em chúng tôi tranh thủ làm bài tập thật nhanh để tiết kiệm dầu đèn và quan trọng hơn là có thời gian ngắm trăng. Sau khi anh em chúng tôi chạy đua với cái ngọn đèn dầu leo lét, mẹ hoàn thành mẻ cơm rượu đổ vào chum, cả nhà trải chiếu ra sân cùng ngắm trăng rồi nghe cha kể chuyện. Cha tôi có giọng kể ấm áp đến lạ kỳ. Tôi vẫn nhớ mãi mùa trăng cuối năm trước khi có điện. Cha kể chuyện “Con ma Tây Bắc” với những thủ đoạn mị dân tinh vi của địch, nhưng cuối cùng bộ đội ta vẫn vạch trần. Chốc chốc đến đoạn gay cấn, cha dừng lại nhấp ngụm chè xanh khiến anh em tôi cứ há hốc ngóng đợi rồi giục giã “nhanh lên cha, rồi sao nữa ạ?”. Cha cứ thủng thẳng cười, tay vốc mấy hạt bắp rang mẹ tôi làm sẵn, anh em chúng tôi được phen khấp khởi mong chờ để nghe tiếp câu chuyện. Đêm, những cơn gió rít mạnh hơn cuốn theo tiếng xào xạc của lá, tiếng rầm rập của mái tôn ngay chái bếp càng làm không khí thêm phần liêu trai. Ánh trăng dường như cũng được đà tỏa sáng rành rọt hơn nhưng chẳng đủ xoa dịu nỗi lo lắng đan xen chút sợ hãi của anh em chúng tôi lúc ấy. Những lời kể của cha cứ miên man trong tiếng gió, tan lẫn vào cả ánh trăng vàng. Rồi cha lại kể chuyện Bác Hồ ở hang Pác Bó, về chiến tích và cuộc đời của bác Giáp, rồi lại đọc thơ Tố Hữu… Đám trẻ con quanh xóm cũng sà vào chiếu ăn bắp rang và hóng chuyện theo. Chúng tôi cứ mải miết đắm chìm trong những câu chuyện được ánh trăng phủ màu vàng sương. Những cơn gió cứ thế thoảng qua từng hồi mát lạnh cuốn theo hương vị dịu ngọt cỏ cây nơi núi rừng trập trùng. Trăng ngày ấy trong mắt của đứa trẻ như tôi là hình ảnh gia đình in lên cái bóng mờ mờ. Có lúc, tôi lại tưởng tượng rằng trăng đuổi theo mình nên mỗi lần đi đâu buổi tối lại ngước mắt lên nhìn trăng rồi cố sức cắm đầu để chạy... nhanh hơn trăng. Ánh trăng lúc ấy hiền hòa, dịu ngọt, lấp lánh chứa đựng cả tuổi thơ…
Dẫu bận đến mấy, tôi vẫn thường dành thời gian ngắm trăng. Mùa cuối năm, giữa những bộn bề lo toan, thứ ánh sáng mềm dịu vuốt ve như bàn tay mẹ, mơn trớn cảm xúc cứ bay bổng như những hoài vọng khát khao cho một năm mới với nhiều điều tốt đẹp. Khoảnh khắc ấy khiến tâm hồn ta như lắng đọng.
TRÚC PHÙNG

Có thể bạn quan tâm

Có một đêm văn công như thế

Có một đêm văn công như thế

(GLO)- Hôm ấy, bà con các làng ai ai cũng háo hức chờ đợi. Mới 17 giờ, bà con đã tập trung trước sân trụ sở xã Al Bá chờ đợi đêm diễn. Khi đó, tôi nhớ mình đã viết một bài báo có nhan đề “Đêm văn công ở vùng trắng văn công”...

Thơ Dương Kỳ Anh: Đi giữa vườn xuân

Thơ Dương Kỳ Anh: Đi giữa vườn xuân

(GLO)- Cảm giác về tình yêu qua lời thơ của Dương Kỳ Anh thật lãng mạn và đắm say. Điển hình, trong bài thơ "Đi giữa vườn xuân", tác giả không chỉ miêu tả vẻ đẹp của vườn xuân mà còn khéo léo lồng vào đó sự giao hòa giữa con người và thiên nhiên, giữa tình yêu lứa đôi và tình yêu Tổ quốc.

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Gọi xuân

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Gọi xuân

(GLO)- Bài thơ "Gọi xuân" của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng mang đậm không khí của mùa đông, song cũng là lời mời gọi, khắc khoải của mùa xuân. Từng câu thơ như một niềm khát khao về sự thay đổi, hồi sinh và tươi mới...

Thơ Lữ Hồng: Suốt mùa tuổi ngọc

Thơ Lữ Hồng: Suốt mùa tuổi ngọc

(GLO)- Mùa xuân vừa đến, cho ta cái cớ để nhìn lại chặng đường dài mình đã đi qua. Thêm một tuổi là thêm nhiều những hạnh ngộ và chia ly, nguyện ước và mong chờ. Nhưng chừng nào còn tha thiết với đời là ta còn “tuổi ngọc”. Bài thơ của tác giả Lữ Hồng dưới đây như thay lời muốn nói...

Thơ Nguyễn Ngọc Hạnh: Quê ngoại

Thơ Nguyễn Ngọc Hạnh: Quê ngoại

(GLO)- Bài thơ "Quê ngoại" của Nguyễn Ngọc Hạnh không chỉ là lời tỏ bày tình cảm quê hương mà còn là một thông điệp sâu sắc về sự gắn bó với cội nguồn. Quê hương dù có xa hay gần, luôn là một phần không thể thiếu trong cuộc đời mỗi người, là điểm tựa để chúng ta tìm về trong những lúc lạc lõng nhất.

Thơ Lê Từ Hiển: Hoa vô thường

Thơ Lê Từ Hiển: Hoa vô thường

(GLO)- "Hoa vô thường" của Lê Từ Hiển mang đậm dấu ấn của sự chiêm nghiệm về cuộc đời, sự vô thường của thời gian qua những biến chuyển của thiên nhiên. Mỗi câu thơ như một khoảnh khắc dịu dàng, mà ở đó, tác giả lặng lẽ nhìn nhận và đón nhận mọi biến động của đời sống...

Thơ Nguyễn Ngọc Hạnh: Giếng xưa

Thơ Nguyễn Ngọc Hạnh: Giếng xưa

(GLO)- Với "Giếng xưa", tác giả Nguyễn Ngọc Hạnh đã khắc họa bức tranh đầy khắc khoải, suy tư về cuộc đời. Khi thời gian lặng lẽ trôi qua, mỗi hình ảnh đều như một lời tâm sự rất riêng tư nhưng cũng thật gần gũi và đầy cảm xúc.

Cuộc thi viết “Pleiku - Khát vọng vươn lên” năm 2025 nhận tác phẩm từ ngày 20-1

Cuộc thi viết “Pleiku - Khát vọng vươn lên” năm 2025 nhận tác phẩm từ ngày 20-1

(GLO)- Nhằm tiếp tục phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền, quảng bá hình ảnh, con người phố núi Pleiku, UBND thành phố phối hợp với Báo Gia Lai tổ chức Cuộc thi viết về chủ đề “Pleiku-Khát vọng vươn lên” năm 2025 trên các ấn phẩm của Báo Gia Lai. Ban tổ chức bắt đầu nhận bài từ ngày 20-1.

Thơ Đào An Duyên: Ngàn sau

Thơ Đào An Duyên: Ngàn sau

(GLO)- Không chỉ là một lời nói về tình yêu, "Ngàn sau" của tác giả Đào An Duyên còn là một tác phẩm thơ triết lý, khẳng định sự bất tử, trường tồn của những xúc cảm chân thật qua biến động của thiên nhiên và cuộc sống.

Thơ Lê Vi Thủy: Tinh khôi mùa xuân

Thơ Lê Vi Thủy: Tinh khôi mùa xuân

(GLO)- "Tinh khôi mùa xuân" của Lê Vi Thủy thể hiện cảm xúc tươi mới, ngọt ngào của mùa xuân và tình yêu trong sáng, thuần khiết. Từ hình ảnh thiên nhiên gần gũi như "cánh hoa trắng", "giọt sương ban mai" đến những ẩn dụ về tình yêu, tất cả đều mang lại cho người đọc cảm giác ấm áp, đầy hy vọng.

Thơ Ngô Thanh Vân: Gió mùa về trong ấm áp xuân sang

Thơ Ngô Thanh Vân: Gió mùa về trong ấm áp xuân sang

(GLO)- Qua những hình ảnh tươi mới của mùa xuân, tác giả Ngô Thanh Vân đã vẽ nên một bức tranh ấm áp về tình cảm gia đình, về những tháng năm không thể quay lại nhưng đầy ắp kỷ niệm. Trong bài thơ, mẹ là hình ảnh trung tâm, là biểu tượng của tình yêu vô bờ bến.

Thơ Vân Phi: Ngõ xanh

Thơ Vân Phi: Ngõ xanh

(GLO)- Bài thơ Ngõ xanh của tác giả Vân Phi khắc họa một không gian thiên nhiên thanh bình của làng quê, nơi có mẹ cha và những điều thân thuộc nhất. Mỗi hình ảnh trong thơ như một lời nhắc nhở về sự quan trọng của gia đình, quê hương và những ký ức đẹp mà ta luôn cất giữ trong trái tim mình.

Khúc ca mùa xuân đoàn tụ

Khúc ca mùa xuân đoàn tụ

(GLO)- Mỗi lần nghe lại ca khúc “Sông Đakrong mùa xuân về” của nhạc sĩ Tố Hải, lòng tôi lại dạt dào xúc cảm và không thôi nghĩ về dòng chảy của những đoàn quân hào hùng ra trận để đem về mùa xuân đoàn tụ của một dân tộc anh hùng.

“Mưa giải thưởng” văn học nghệ thuật

“Mưa giải thưởng” văn học nghệ thuật

(GLO)- Năm 2024 được xem là năm “mưa giải thưởng” của văn học nghệ thuật (VHNT) Gia Lai tại các liên hoan, cuộc thi khu vực và toàn quốc, trong đó có nhiều giải cao. Đây là ghi nhận xứng đáng cho sự đầu tư, nỗ lực trong lĩnh vực đòi hỏi sức sáng tạo không ngừng của đội ngũ văn nghệ sĩ tỉnh nhà.