Trách nhiệm đã có tên

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

“Phải chỉ rõ địa chỉ, rõ trách nhiệm cá nhân” là tinh thần xuyên suốt của người đứng đầu Chính phủ trong các chỉ đạo về công tác phòng chống dịch những ngày qua.

Ngày 2.5, Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng có công điện nhằm chấn chỉnh công tác phòng, chống dịch Covid-19.

Đúng là cần phải chấn chỉnh lại việc thực hiện các biện pháp phòng chống dịch. Bởi lẽ, việc chủ quan với dịch bệnh đã không chỉ xuất hiện ở ý thức người dân mà tình trạng lơ là, thậm chí buông lỏng công tác phòng, chống dịch đã phổ biến ở bộ máy chính quyền nhiều địa phương.

Chúng ta có giữ được thành quả chống dịch, có tiếp tục kiểm soát tốt làn sóng dịch thứ 4 hiện nay hoàn toàn nằm ở việc chúng ta có duy trì được kỷ luật chấp hành, tuân thủ các biện pháp phòng, chống dịch hay không. Vai trò của chính quyền địa phương và ý thức vì cộng đồng của mỗi cá nhân một lần nữa là yếu tố quyết định.

Trong công điện về phòng chống dịch của Thủ tướng, tính “cá thể hóa” được thể hiện rất cao. Nếu như các địa phương Vĩnh Phúc, Hà Nội, TP.HCM, Quảng Ninh, Hải Phòng, Lâm Đồng... được biểu dương, đề nghị xem xét khen thưởng thì Thủ tướng cũng nghiêm khắc phê bình: Đà Nẵng, Bà Rịa-Vũng Tàu, Khánh Hòa đã để xảy ra tình trạng không tuân thủ quy định 5K; phê bình Vĩnh Long, Đồng Tháp, Tiền Giang chậm triển khai các khuyến nghị của Bộ Y tế về bảo đảm điều kiện vật chất, trang thiết bị phòng chống dịch và năng lực xét nghiệm tại địa phương.

Thủ tướng cũng chỉ đích danh, yêu cầu Đà Nẵng, Hà Nam, Yên Bái căn cứ hậu quả xảy ra để kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân, xử lý theo quy định, kể cả xử lý trách nhiệm hình sự, theo tinh thần khách quan, công bằng, nghiêm minh.

Mong rằng các địa phương khi thực hiện chấn chỉnh công tác phòng, chống dịch cũng theo tinh thần của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, mỗi việc đều được phân công rõ ràng, mỗi sai phạm đều có cá nhân chịu trách nhiệm. Trách nhiệm không còn là thứ chung chung, là “không ai cả” mà nó phải được gọi tên ông giám đốc trung tâm y tế để xảy ra lây nhiễm chéo, là anh tu nghiệp sinh trở về từ Nhật Bản không chấp hành quy định cách ly , lây nhiễm cho 15 người…

Trước sự quyết tâm, thần tốc của toàn hệ thống, cho đến nay dịch Covid-19 vẫn cơ bản được kiểm soát, tuy nhiên, tình hình đang có diễn biến phức tạp hơn, có tình huống xấu đi hơn, khó dự báo, chưa lường hết được.

Hãy nhìn cuộc đại khủng hoảng dịch ở Ấn Độ và các nước để các cấp chính quyền địa phương và mỗi cá nhân buộc phải gọi tên “trách nhiệm” của mình. Không có thành quả nào là tự nhiên, nó phải được trả giá bằng kỷ luật công tác, bằng thái độ trách nhiệm với công việc được giao của mỗi cán bộ, công chức; bằng việc tuân thủ pháp luật của mỗi công dân và cao hơn cả là ý thức cộng đồng của từng cá nhân. Cái giá ấy có thể sẽ rất đắt nếu chúng ta lơ là nhưng sẽ là quá rẻ khi chúng ta cùng nhau chiến thắng đại dịch.


 

 

Theo An Nguyên (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Bảo vệ trẻ em trước mạng xã hội

Bảo vệ trẻ em trước mạng xã hội

Úc đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới không cho phép người dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội. Tuy vẫn còn tranh cãi xung quanh quyết định này nhưng rõ ràng, xu thế chung của thế giới đều lo ngại các rủi ro khi trẻ em sử dụng mạng xã hội.

Ô nhiễm không khí - hệ lụy nặng nề

Ô nhiễm không khí - hệ lụy nặng nề

Thời điểm cuối năm, ô nhiễm bụi đang ở mức cao, đặc biệt là ở hai thành phố lớn Hà Nội và TPHCM. Số ngày có chỉ số chất lượng không khí (IQAir) ở mức kém, xấu và rất xấu chiếm tỷ lệ khá lớn, tiềm ẩn nguy cơ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dân.

Giảm lãi vay chưa đủ

Giảm lãi vay chưa đủ

Việc TP.HCM giảm lãi vay mua nhà cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc sở ban ngành, quận huyện, đơn vị sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách TP xuống còn 3,2%/năm đang được nhiều người quan tâm.

Đẩy nhanh sửa thuế TNCN

Đẩy nhanh sửa thuế TNCN

Đó là mong muốn của hàng triệu người làm công ăn lương khi Bộ Tài chính chính thức lấy ý kiến góp ý rộng rãi về việc sửa đổi những bất cập của luật Thuế thu nhập cá nhân hiện hành.

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet

Cần chuẩn bị nguồn nhân lực quản lý, vận hành đường sắt tốc độ cao

(GLO)- Theo chương trình, tuần này, Quốc hội sẽ ra nghị quyết về việc đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam. Bên cạnh nguồn vốn, công việc cần được tiến hành song song là chuẩn bị nguồn nhân lực quản lý, vận hành công trình với số lượng dự kiến có thể hơn 14 ngàn người.

Cách để giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo

Giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo

Cần bảo vệ các thầy cô để giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo, nhưng làm thế nào để đảm bảo cơ chế giám sát của xã hội, cơ chế bảo vệ tự thân của chính nhà giáo cả về năng lực chuyên môn cũng như đạo đức của nghề đặc biệt này ?

Cơ hội tinh giản thủ tục đầu tư

Cơ hội tinh giản thủ tục đầu tư

Mới đây, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo Bộ GTVT đã trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam (ĐSTĐC) với đề xuất “19 chính sách đặc thù, đặc biệt và giải pháp áp dụng cho dự án”.

Tinh gọn bộ máy

Tinh gọn bộ máy

Lý do chia tách địa giới hành chính trước đây thường xuất phát từ yêu cầu quản lý và phục vụ hành chính, chủ yếu vì diện tích rộng, khoảng cách từ nhà dân đến nơi cung cấp dịch vụ công như công sở, bệnh viện, trường học quá xa.