Trà măng, đừng đánh mất!

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Tác giả Lục Vũ từ thế kỷ 8 có miêu tả loại trà quý nhất là trà măng trong tác phẩm Trà Kinh. Trong số 34/63 tỉnh thành Việt Nam sở hữu cây trà, đến nay Lai Châu và Hà Giang phát hiện trà măng - một niềm tự hào của ngành trà Việt.

Trà măng có tên khoa học là Camellia sinensis var. dehungensis, là dòng trà dù được nhắc đến sớm dựa theo tài liệu lưu lại (Trà Kinh), nhưng lại được phát hiện muộn nhất ở Việt Nam (những năm cuối thập niên 2010).

Đặc tính độc đáo của giống trà này là môi trường sống hoang dã, ẩn trong các cánh rừng nguyên sinh có cao độ trung bình trên 1.500 m so với mực nước biển. Cũng bởi sinh trưởng nơi khắc nghiệt, quanh năm sương lạnh, độ ẩm, sương mù dày đặc, tiếp cận được những gốc trà măng cao ngất dưới tán rừng nguyên sinh là hành trình chưa bao giờ có khái niệm đơn giản.

Trà măng, đừng đánh mất! ảnh 1

Vùng sinh trưởng thuần khiết của trà măng khiến những chuyên gia đến từ Pháp, Đài Loan đầy ngạc nhiên. Ảnh: Lam Phong

Ở Hà Giang, trà măng được phát hiện rải rác một số nơi thuộc H.Quản Bạ, trong đó có bản Thăng của người Bố Y, giáp biên Trung Quốc; nhưng số lượng trà măng khai thác nhiều thuộc H.Hoàng Su Phì.

Lúc mới phát hiện (2017 - 2018), trà măng vẫn chưa được biết tên, được gọi là trà tiên, trà móng rồng. Người yêu trà biết đến một phẩm trà mới, hương vị thanh ngát, ngọt dịu, giúp tinh thần sảng khoái. Khi đặc sản trà măng đưa ra thị trường, cây trà lập tức bị khai thác vô tội vạ. Cũng bởi sinh trưởng tự nhiên, thân cao vóng dưới tán rừng, việc thu hái từng búp non ngay cuống lá trà măng là điều không dễ. Để tiện lợi, người hái trà đốn cành, hái búp non, bỏ mặc cây với cành lá rụi tàn dần.

Trà măng, đừng đánh mất! ảnh 2

Trà măng tím được nhắc trong Trà Kinh, nay tìm thấy ở Hoàng Su Phì

Trà măng, đừng đánh mất! ảnh 3

Cung đường núi cheo leo trong hành trình vào vùng trà măng ở H.Hoàng Su Phì

Theo chân dân bản Hồ Thầu đi tìm cây trà măng trên đỉnh Chiêu Lầu Thi (2.402 m), H.Hoàng Su Phì, đường lên đỉnh núi nay đã được bê tông hóa, khang trang nhiều so với trước; nhưng dốc núi, khúc quanh vẫn là ám ảnh với tay lái miền xuôi, chưa kể sương mù dày đặc bất chợt ập xuống, mịt mù, đường không tỏ lối. Từ trạm dừng dưới đỉnh Chiêu Lầu Thi, để vào vùng trà phải băng qua những dốc núi, những tán rừng ngập dày lá mục, đối diện lũ vắt rừng vô số kể, thi thoảng giựt mình thon thót khi bị cản đường bởi những con rắn mình khoang không rõ tên, thoắt ẩn hiện dưới tàn dương xỉ. Nhìn qua chiếc đầu tam giác cỡ lớn, cùng vẻ đẹp ngụy trang như lá mục, hẳn không phải là loại rắn để vui đùa. Theo kinh nghiệm người đi rừng kỳ cựu, cái gì càng đẹp càng nguy hiểm.

Trà măng, đừng đánh mất! ảnh 4

Vùng trà măng nhìn từ đỉnh núi Chiêu Lầu Thi, với cao độ 2.402 m. Ảnh: Lam Phong

Trà măng, đừng đánh mất! ảnh 5

Vắt là một ám ảnh trên đường rừng tìm cây trà măng. Ảnh: Lam Phong

Trà măng, đừng đánh mất! ảnh 6

Một chú rắn ngụy trang, nấp dưới tán lá cỏ rậm rạp ở vùng trà măng Chiêu Lầu Thi. Ảnh: Lam Phong

Bù lại những trơn trượt, những lần đổ máu ướt chân vì vắt hút máu, những cái lạnh đến sởn gai ốc khi sương đậm ùa về, vùng trà măng mở ra, đẹp quyến rũ tưởng chỉ đâu đó trong thần thoại khi mà dưới đất, trên cây, là một màu rêu phong, gợi sự già nua, cằn cỗi, thâm u đầy bí ẩn. Trà măng sống nơi ấy, sừng sững, lầm lũi, cứ đến mùa đông cho ra búp măng, mặc nhân tình đối xử khi nâng niu, khi tệ bạc.

Thật may sau thời gian ngắn, cả người làm trà lẫn thưởng trà nhận ra trà măng là vốn quý, cộng thêm những phát kiến trong sản xuất cùng kỹ thuật tay nghề làm trà măng ngày càng tiến bộ, phẩm trà tốt có thể pha đến 30 nước mà vẫn chưa hết thơm, chuyện giữ cho cây trà tồn tại được chú trọng.

Trà măng, đừng đánh mất! ảnh 7

Cận cảnh những búp trà măng (măng xanh) đến mùa khai thác. Ảnh: Lam Phong

Trà măng, đừng đánh mất! ảnh 8
Trà măng, đừng đánh mất! ảnh 9

Hình ảnh cây trà măng ở Chiêu Lầu Thi năm 2017 và 2022. Ảnh: Lam Phong

Trà măng nay có lợi ích kinh tế cao, nguyên liệu từ 20.000 đồng/kg ở những năm cuối thập niên 2010, đến vụ đông cuối năm 2022 đã có giá 700.000 đồng/kg, nhưng vẫn không đủ cung cấp nhu cầu tiêu dùng.

Chuyện ý thức trong khai thác, tránh tận thu, tận diệt trà măng là điều được lưu tâm ngày càng nhiều; việc phát triển, nghiên cứu, nhân giống loại trà này cũng là một đề tài cần ngành trà Việt chung tay xây dựng. Người làm trà ở Hoàng Su Phì và cư dân bản địa cũng bắt đầu chú trọng tìm cây giống trà măng để trồng thử (từ 2022), mong trà măng tiếp tục sinh trưởng mạnh và dần được nhân rộng, để ngành trà Việt thêm một tự hào khi có trà măng.

Trà măng, đừng đánh mất! ảnh 10

Vẻ đẹp huyền ảo của hồ treo trên núi Chiêu Lầu Thi. Ảnh: Lam Phong

Trà măng, đừng đánh mất! ảnh 11

Mát xa thật nhẹ nhàng búp trà măng mỗi ngày để giúp trà lưu bền hương, được nước. Ảnh: Lam Phong

Trà măng, đừng đánh mất! ảnh 12

Một mẻ trà măng chất lượng, để hoàn thiện mất ít là một tháng chế biến. Ảnh: Lam Phong

Trà măng, đừng đánh mất! ảnh 13

Những cây trà lừng lững, cao vút, thân đầy rêu phong. Ảnh: Lam Phong

Link bài gốc: https://thanhnien.vn/tra-mang-dung-danh-mat-185230311133234216.htm

Có thể bạn quan tâm

'Bố già' xóm chân cầu

'Bố già' xóm chân cầu

Là người đầu tiên sinh sống ở bãi giữa sông Hồng rồi từ từ mà tụ họp thành cả một xóm ngụ cư như hiện nay, dân ở đây coi ông Được Đen như trưởng làng của mình. Trẻ con sinh ra ở cái xóm chắp vá này, được người thầy đầu tiên là ông Được dạy chữ. Lại cũng là ông, chạy vạy ngược xuôi để đám trẻ ấy có giấy khai sinh, có thể đến trường lớp đàng hoàng...
'Tổ quốc nhìn từ biển…': Niềm tin và khát vọng

'Tổ quốc nhìn từ biển…': Niềm tin và khát vọng

Trở lại quê hương với khát khao có thêm hiểu biết về tình hình chủ quyền biển đảo trên Biển Đông, những người con đất Việt xa xứ đã chia sẻ nhiều câu chuyện trong việc góp phần gìn giữ bản sắc của người Việt ở nơi định cư, lập nghiệp mới, với niềm tin và khát vọng hướng về đóng góp cho nơi mình được sinh ra.
Tổ quốc nhìn từ biển: Cả nước vì Trường Sa

Tổ quốc nhìn từ biển: Cả nước vì Trường Sa

Kiên gan bền chí nơi tuyến đầu sóng gió, hình ảnh những người lính nơi đảo xa và nhà giàn DK1 chắc tay súng quyết giữ vững chủ quyền từng tấc đảo, sải biển thiêng liêng của Tổ quốc khiến mọi người trong đoàn công tác rưng rưng và cảm phục. Phút chia tay, những tiếng hô như vỡ tung lồng ngực vang lên át cả tiếng sóng biển gầm gào: Cả nước vì Trường Sa! Trường Sa vì cả nước!
'Tổ quốc nhìn từ biển…': Chung tay bảo vệ sơn hà

'Tổ quốc nhìn từ biển…': Chung tay bảo vệ sơn hà

Một trong những kỷ niệm mà Chuẩn Đô đốc Đỗ Minh Thái - nguyên Phó Tham mưu trưởng Hải quân nhớ nhất trong hành trình đưa kiều bào ra thăm Trường Sa là câu chuyện về cựu thiếu úy biệt động quân Nguyễn Ngọc Lập của chế độ Việt Nam Cộng hòa hiện đang sinh sống tại Mỹ. Trong suốt chuyến đi năm đó, ông Lập luôn mang theo mặc cảm hận thù. Thế nhưng một 'biến cố' xảy ra đã khiến người này thay đổi.
'Tổ quốc nhìn từ biển…': Niềm tin và khát vọng

'Tổ quốc nhìn từ biển…': Niềm tin và khát vọng

Trở lại quê hương với khát khao có thêm hiểu biết về tình hình chủ quyền biển đảo trên Biển Đông, những người con đất Việt xa xứ đã chia sẻ nhiều câu chuyện trong việc góp phần gìn giữ bản sắc của người Việt ở nơi định cư, lập nghiệp mới, với niềm tin và khát vọng hướng về đóng góp cho nơi mình được sinh ra.
Nữ chính trị viên phó sắm hai vai

Nữ chính trị viên phó sắm hai vai

Có rất nhiều điều để kể về Nguyễn Thị Yến, Bí thư Đoàn xã kiêm Chính trị viên phó Ban chỉ huy quân sự (CHQS) xã Vân Côn, huyện Hoài Đức, TP Hà Nội, nhưng trên hết là sự nhiệt tình, năng nổ, trách nhiệm với công việc dù ở vai trò nào. Chị từng là một trong những cá nhân đạt thành tích xuất sắc trong thực hiện phong trào “Tôi yêu Tổ quốc tôi” của Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam và giành nhiều giải thưởng cao trong các hội thi, hội thao quân sự của huyện và thành phố.
Lớp học tình thương của anh bảo vệ dân phố

Lớp học tình thương của anh bảo vệ dân phố

Với mong muốn giúp những mảnh đời có hoàn cảnh khó khăn có được cái chữ, phép tính để thay đổi cuộc đời, tránh bị kẻ xấu dụ dỗ vào con đường lầm lạc, bằng nguồn kinh phí ít ỏi từ phụ cấp làm bảo vệ dân phố và làm công nhân khu công nghiệp, anh Trần Lâm Thắng, ngụ khu phố Long Bửu, phường Long Bình, TP Thủ Đức đã mở lớp học tình thương.
Những người hồi sinh “vùng đất chết” - Kỳ 3: Phên giậu Tổ quốc không rào mà vững

Những người hồi sinh “vùng đất chết” - Kỳ 3: Phên giậu Tổ quốc không rào mà vững

Với phương châm “Vườn cây đến đâu tổ chức các cụm dân cư đến đó”, các cụm dân cư được tổ chức gắn với các khu sản xuất tập trung của các công ty, đội sản xuất, tạo thành một lực lượng lao động vừa sản xuất, vừa sẵn sàng chiến đấu, trở thành dải gắn kết liên hoàn kinh tế-xã hội với quốc phòng-an ninh (QP-AN), tạo nên phên giậu vững chãi nơi vùng biên cương Tổ quốc.
20 năm làng tái định cư đìu hiu, làng cũ vẫn nhộn nhịp

20 năm làng tái định cư đìu hiu, làng cũ vẫn nhộn nhịp

(GLO)- Năm 1999, mấy chục hộ dân làng Kuái chuyển về khu tái định cư cách trụ sở xã Ia Blứ (huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai) độ chục bước chân với mong ước cuộc sống sẽ khởi sắc. Vậy mà, hơn 20 năm sau, làng cũ vẫn nhộn nhịp, đông vui; trong khi ở làng mới, cảnh vật đìu hiu, cửa nhà im ỉm, người vắng hoe, chỉ có tiếng gió xào xạc.
Những người hồi sinh “vùng đất chết” - Kỳ 2: Giải quyết việc làm, đảm bảo đời sống cho người dân

Những người hồi sinh “vùng đất chết” - Kỳ 2: Giải quyết việc làm, đảm bảo đời sống cho người dân

Những năm tháng chiến tranh, đồng bào các DTTS ở Tây Nguyên một lòng theo cách mạng, che chở, giúp đỡ cho bộ đội. Hòa bình lập lại, đồng bào DTTS vẫn còn nghèo, nhận thức còn hạn chế, nhiều hủ tục chưa được xóa bỏ, phương thức sản xuất chủ yếu theo tập quán lâu đời nên hiệu quả mang lại chưa cao. Xuất phát từ thực trạng đó, Binh đoàn 15 được Quân ủy Trung ương giao trọng trách mới: giúp nhân dân địa phương sớm ổn định cuộc sống.
Những người hồi sinh vùng đất chết - Kỳ 1: Bản trường ca mới

Những người hồi sinh vùng đất chết - Kỳ 1: Bản trường ca mới

Được thành lập từ năm 1985, Binh đoàn 15 được Đảng, Quân đội giao trọng trách xây dựng và phát triển kinh tế kết hợp với quốc phòng trên địa bàn chiến lược Tây Nguyên. Gần 40 năm qua, các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Binh đoàn đã biến những vùng đất hoang hóa, đồi trọc từ sự hủy diệt của bom na pan, chất độc hóa học đế quốc Mỹ rải xuống thời chiến tranh thành những dải rừng cao su, cà phê bạt ngàn; những cánh đồng lúa nước cùng các cơ sở chế biến công nghiệp, điện, đường, trường, trạm trên vùng đất Tây Nguyên lộng gió.
Ánh sáng từ thầy giáo mù

Ánh sáng từ thầy giáo mù

Ai đó đi ngang qua Trung tâm Hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập tư thục Hướng Dương Việt Quảng Nam trên đường Lê Nhân Tông (phường An Phú, TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam) sẽ không thể ngờ người sáng lập và điều hành suốt 15 năm qua lại là một người thầy không thể nhìn thấy ánh sáng.