Tổng tư lệnh Ukraine lệnh phòng thủ chặt toàn chiến tuyến miền đông sau khi Vuhledar thất thủ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Tổng tư lệnh Oleksandr Syrskyi đã ra lệnh khẩn cấp tăng cường phòng thủ dọc chiến tuyến vùng Donetsk một ngày sau khi Nga giành quyền kiểm soát thị trấn Vuhledar, buộc lực lượng Ukraine phải rút lui.

Xe bọc thép bị phá hủy của Lữ đoàn Bộ binh Hải quân 155 Ukraine bên ngoài Vuhledar hồi năm 2023. Ảnh: Social Media/Forbes
Xe bọc thép bị phá hủy của Lữ đoàn Bộ binh Hải quân 155 Ukraine bên ngoài Vuhledar hồi năm 2023. Ảnh: Social Media/Forbes

Tổng tư lệnh lực lượng vũ trang Ukraine, Tướng Oleksandr Syrskyi ngày 4/10 cho biết ông đã ra lệnh tăng cường phòng thủ ở khu vực Donetsk, miền đông đất nước, một ngày sau khi lực lượng Kiev tuyên bố đã rút khỏi thị trấn Vuhledar.

Tổng thống Volodymyr Zelenskiy thừa nhận việc mất Vuhledar, nói rằng việc rút lui binh sĩ để bảo toàn lực lượng là vấn đề quan trọng.

Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Nga ngày 4/10 cũng thông tin, các đơn vị của Nhóm chiến đấu Vostok đã giành quyền kiểm soát khu định cư Vuhledar (mà Nga gọi là Ugledar).

"Nhờ những hành động quyết đoán của các đơn vị Nhóm chiến đấu Vostok, khu định cư Ugledar tại Cộng hòa Nhân dân Donetsk đã được giải phóng", tuyên bố của Bộ trên cho biết.

Thống đốc khu vực Donetsk do Nga bổ nhiệm cho biết cả hai bên đều thừa nhận giá trị chiến lược của thị trấn, đồng thời nói thêm rằng các nỗ lực tái thiết ở đó sẽ mất thời gian.

Về mặt quân sự, Vuhledar giống như một tiền đồn, góp phần ổn định một phần rất lớn tiền tuyến cho lực lượng Kiev. Việc chiếm giữ được Vuhledar làm tăng thêm sức mạnh cho cuộc tấn công của quân đội Nga vào thành phố Pokrovsk - theo nhà phân tích chính trị và quân sự người Nga, Sergey Poletaev.

Về mặt hậu cần, thị trấn Vuhledar nằm gần tuyến đường sắt từ Donetsk đến Mariupol và có một đường cao tốc nối thị trấn này với Volnovakha, cũng là một tiền đồn nối với thành phố Mariupol.

Theo Reuters, quân đội Nga đang tiến quân chậm và chắc chắn vào các khu vực khác nhau ở miền đông Ukraine bất chấp cuộc tấn công bất ngờ xuyên biên giới của Kiev vào tỉnh Kursk phía tây Nga vào tháng 8 mà Ukraine hy vọng sẽ làm chậm bước tiến đối phương.

Tướng Syrskyi cho biết trên mạng xã hội rằng ông đang chỉ đạo tại "một trong những khu vực tiền tuyến nóng nhất" với Lữ đoàn Nhảy dù Sicheslav số 25.

Ông Syrskyi không đưa ra thông tin chi tiết về địa điểm nhưng lữ đoàn này vốn hoạt động ở mặt trận Pokrovsk, một thị trấn chiến lược đang hứng chịu các cuộc tấn công dữ dội của Nga.

"Trong thời gian làm việc tại lữ đoàn, tôi đã đưa ra một số quyết định nhằm tăng cường sự ổn định và hiệu quả phòng thủ của chúng tôi", Tướng Syrskyi cho biết.

Hơn hai năm rưỡi sau khi xung đột toàn diện bắt đầu, các lực lượng của Ukraine đang ở thế phòng thủ. Quân đội Ukraine tuyên bố hôm 3/10 rằng họ sẽ rút quân khỏi thị trấn khai thác than Vuhledar, một pháo đài trên đồi cao, đã trụ vững suốt 31 tháng kể từ khi xung đột bùng phát.

Bộ tư lệnh quân đội miền đông Ukraine cùng ngày nói rằng họ đã ra lệnh rút quân khỏi Vuhledar để tránh bị quân đội Nga bao vây và để "bảo toàn nhân sự và thiết bị quân sự".

Nga đã sử dụng rộng rãi chiến thuật như ở Vuhledar để đảm bảo quyền kiểm soát các khu định cư khác của Ukraine.

Lực lượng của Moskva hiện kiểm soát gần 1/5 lãnh thổ Ukraine. Tổng thống Vladimir Putin đã tuyên bố mục tiêu chiến thuật chính của Nga là chiếm toàn bộ khu vực Donetsk và Luhansk.

Lực lượng Nga đã tiến về phía tây tại các điểm then chốt dọc theo khoảng 150 km của mặt trận ở Donetsk, với trung tâm hậu cần Pokrovsk là mục tiêu chính.

Trong một báo cáo vào cuối ngày 3/10 về tình hình chiến trường, Bộ Tổng tham mưu Ukraine cho biết Pokrovsk vẫn là chiến trường diễn ra giao tranh ác liệt nhất. Bộ này cho biết lực lượng Nga đã tiến hành 28 cuộc tấn công vào lực lượng Ukraine ở Pokrovsk và thêm 23 cuộc tấn công nữa ở thị trấn Kurakove gần đó.

Theo Thu Hằng/Báo Tin tức

Có thể bạn quan tâm

Oman là quốc gia vùng Vịnh đầu tiên đánh thuế thu nhập cá nhân từ năm 2028

Oman là quốc gia vùng Vịnh đầu tiên đánh thuế thu nhập cá nhân từ năm 2028

(GLO)-Các quốc gia vùng Vịnh từ lâu nổi tiếng với chính sách trợ cấp cho người dân từ nguồn thu dầu khí và thu hút lao động nước ngoài, bằng cách không đánh thuế thu nhập cá nhân. Tuy nhiên, Oman sẽ là quốc gia Arab đầu tiên thay đổi sau khi chính sách thuế mới có hiệu lực từ năm 2028.

Quyết định mới của NATO không khiến Nga bận tâm

Quyết định mới của NATO không khiến Nga bận tâm

(GLO)- Tại Hội nghị thượng đỉnh NATO diễn ra mới đây tại Hà Lan, tổng thống Mỹ D. Trump gần như hài lòng việc 32 thành viên tổ chức quân sự lớn nhất thế giới nhất trí tăng chi tiêu quốc phòng. Điều này ảnh hưởng gì đến Nga, cường quốc có mối liên quan chặt chẽ đến địa chính chị châu Âu?

Liên quan gì giữa xung đột Nga- Ukraine và Israel- Iran?

Liên quan gì giữa xung đột Nga- Ukraine và Israel- Iran?

(GLO)- Xung đột Nga- Ukraine vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt khi cả 2 sắp bước vào cuộc đàm phán thứ 3. Israel và Iran sau 12 ngày nã đạn vào nhau, bên cạnh quyết định tấn công của Mỹ vào Tehran cũng đã tạm ngừng. Liệu có mối liên hệ gì giữa cuộc chiến ở châu Âu và cuộc chiến ở Trung Đông?

LHQ ở đâu trong cuộc xung đột Israel- Iran?

LHQ ở đâu trong cuộc xung đột Israel- Iran?

(GLO)- Sau khi Mỹ quyết định tấn công 3 cơ sở hạt nhân, Tehran đã phóng một loạt tên lửa và UAV vào Israel. Ten Aviv sau đó đáp trả bằng việc không kích vào thủ đô Tehran và một số khu vực. Căng thẳng chưa hết gia tăng trong khi vai trò của LHQ có phần mờ nhạt.

Tổng thống Mỹ tuyên bố các cơ sở hạt nhân của Iran bị phá hủy hoàn toàn

Tổng thống Mỹ tuyên bố các cơ sở hạt nhân của Iran bị phá hủy hoàn toàn

(GLO)- Sáng 22-6 (giờ Hà Nội), trong bài phát biểu từ Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tuyên bố, cuộc không kích của Mỹ nhằm vào các cơ sở hạt nhân của Iran là “một chiến thắng quân sự ngoạn mục”; đồng thời, những cơ sở này đã bị “phá hủy hoàn toàn và triệt để”.

Mỹ tấn công Iran, Trung Đông nóng rẫy

Mỹ tấn công Iran, Trung Đông nóng rẫy

(GLO)- Đêm 21/6 ( sáng 22/6 theo giờ Việt Nam), Mỹ đã tiến hành tấn công các cơ sở hạt nhân của Iran. Tổng thống Trump nói mục tiêu đã bị tiêu hủy, trong khi Iran chưa lên tiếng phản hồi. Nguy cơ xung đột lan rộng và rò rỉ hạt nhân là mối lo không chỉ với Tehran.

null