Tôn vinh hạt thóc

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Đối với đồng bào M'Nông, cúng lúa mới là lễ hội quan trọng, không thể thiếu trong đời sống với ý nghĩa tôn vinh hạt thóc của Yàng ban cho dân làng, cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, gia đình sung túc và buôn làng yên vui.
Trong quan niệm của người M'Nông, Thần lúa là linh hồn của mọi vật, là vị thần đáng tôn thờ nhất. Lễ cúng mừng lúa mới của người M'Nông Gar ở buôn Jiê Yúk (xã Đak Phơi, huyện Lak, tỉnh Đak Lak) vì thế đã được lưu truyền từ bao đời nay.
 Thầy cúng thổi ống tre để gọi hồn lúa. Ảnh: D.Y.T
Thầy cúng thổi ống tre để gọi hồn lúa. Ảnh: D.Y.T
Nghi lễ cúng lúa mới chung cho cả buôn làng được tổ chức 1 lần trong năm, gồm 2 phần: lễ và hội. Phần lễ là các nghi thức cúng thần linh, cúng lúa mới, cúng sức khỏe cho già làng. Lễ vật gồm 3 ché rượu cần, 1 con gà, 1 con heo, các dụng cụ lao động sản xuất, các giống lúa được thu hoạch từ trên rẫy. Khi các lễ vật được chuẩn bị đầy đủ, thầy cúng đứng trước cây nêu đọc lời khấn, sau đó cắt tiết gà, lấy huyết pha rượu bôi lên tất cả các vật dụng trong gia đình và bôi lên cổ các thành viên. Cuối cùng, thầy cúng mời già làng và mọi người ăn, uống rượu cần và đánh chiêng, múa hát ở phần hội.
Còn theo ông Y Krai Cil (xã Đak Phơi), riêng với mỗi gia đình, các nghi lễ cúng lúa diễn ra 3 lần/năm. Lễ rước hồn lúa là lễ cúng cuối cùng trong nghi thức cúng vòng đời lúa. Trước đó, bà con đã dựng cây nêu ngoài rẫy để cầu được mùa và làm lễ cúng tuốt lúa.
Lễ rước hồn lúa là nghi thức rất trang trọng. Sau khi thu hoạch xong, mỗi gia đình đều để lại 1 vạt lúa nhỏ. Khi tổ chức rước hồn lúa, người trong gia đình ra vạt lúa này cắt lúa bó thành từng bó rồi giao cho 1 cô gái bỏ vào gùi mang về, trên tay cầm theo 1 bó nhỏ. Theo quan niệm của người M'Nông, Thần lúa là 1 cô gái xinh đẹp, hiền dịu nhưng ham chơi; khi thu hoạch mùa xong nếu để nàng tiên lúa rong chơi thì sẽ mất mùa. Vì vậy, người ta phải dẫn hồn lúa về và cột ở chân cầu thang kho lúa của gia chủ. Kho lúa phải có một trái bầu to thật sạch sẽ treo ở cửa để nàng tiên lúa trú ngụ ở đó.
Sau khi rước hồn lúa về đến nơi, người M'Nông mới tổ chức lễ cúng. Tất cả các ước nguyện, cầu mong của gia đình, buôn làng đều được thể hiện trong lễ cúng này. Chủ nhà dùng một ống tre được chặt ra từ cây nêu trồng ở rẫy từ lúc lúa trổ đòng để thổi, gọi hồn lúa về ở cùng gia đình, cho mọi người sức khỏe, cả năm sung túc… Một con gà trống sẽ cắt tiết để cúng nhập hồn lúa vào kho. Tiết ở miệng gà được bôi khắp các dụng cụ, vật dụng sinh hoạt của gia đình để minh chứng hồn lúa đã hiện diện ở nhà. Bột gạo được giã từ những hạt lúa mới sẽ được trộn với tiết gà bôi lên cổ tất cả các thành viên trong gia đình. Khi các nghi thức cúng lễ đã xong, bà con cả buôn sẽ cùng ăn cơm mới, uống rượu cần, đánh chiêng, múa hát...
 DẠ YẾN THẢO

Có thể bạn quan tâm

Các nghệ nhân làng Chuet 2 (phường Thắng Lợi) phục dựng lễ báo hiếu cha mẹ tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam. Ảnh: Thu

Lễ báo hiếu của người Jrai

(GLO)- Lễ báo hiếu cha mẹ là tập tục văn hóa truyền thống đã có từ xa xưa trong đời sống của cộng đồng người Jrai. Đây là dịp để những người con đền đáp công ơn sinh thành, dưỡng dục và cầu mong thần linh ban sức khỏe cho cha mẹ.

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

(GLO)- Cách đây gần 18 năm, trong một số công trình điều tra văn hóa các làng đồng bào dân tộc thiểu số ở TP. Pleiku thì người ta xếp một số buôn làng trong khu vực, trong đó có làng Wâu và Ktu (xã Chư Á) là làng tương đối có giá trị, đưa vào diện bảo tồn và phát triển.

Sân trường rộn tiếng cồng chiêng

Sân trường rộn tiếng cồng chiêng

(GLO)- Cứ mỗi buổi sinh hoạt, khuôn viên Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Lơ Pang (xã Lơ Pang, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) lại rộn ràng tiếng cồng chiêng. Âm thanh quen thuộc ấy đến từ đôi tay nhỏ bé của các em học sinh thuộc Câu lạc bộ (CLB) Cồng chiêng của trường.

Ngân vang giai điệu cồng chiêng

Ngân vang giai điệu cồng chiêng

(GLO)- Suốt 1 tháng qua, sau khi hoàn tất công việc gia đình, những người nông dân Jrai chân chất, mộc mạc ở tổ 6 (phường Sông Bờ, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) lại say sưa luyện tập đánh cồng chiêng.

Người giữ nghề dệt thổ cẩm ở Ia Rsươm

Người giữ nghề dệt thổ cẩm ở Ia Rsươm

(GLO)- Không chỉ dệt thổ cẩm giỏi, chị Rah Lan H’Nghí (SN 1988, buôn Toát, xã Ia Rsươm, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) còn nhiệt tình chỉ dạy cho chị em trong buôn để góp phần bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc.

Bảo tồn bản sắc văn hóa ở TP. Pleiku dưới góc nhìn mới - Kỳ cuối: Giữ gìn, phát huy giá trị di sản văn hóa

Bảo tồn bản sắc văn hóa ở TP. Pleiku dưới góc nhìn mới - Kỳ cuối: Giữ gìn, phát huy giá trị di sản văn hóa

(GLO)- Chính quyền TP. Pleiku đã dành nguồn lực đầu tư để Plei Ốp thành điểm đến của du khách trải nghiệm văn hóa truyền thống và bản sắc dân tộc Jrai thông qua phục dựng một số lễ hội cộng đồng như: cúng giọt nước, pơ thi…

Là gốm nhưng không phải... gốm

Là gốm nhưng không phải... gốm

Sau thời gian dài thực nghiệm, nghệ nhân Đỗ Hữu Triết (51 tuổi, ngụ 66 Chi Lăng, TP.Huế, Thừa Thiên-Huế) sáng tạo thành công chất liệu mới có tên Việt kim diêu có thể đáp ứng nhu cầu sáng tạo nghệ thuật với nhiều đặc tính ưu việt.

Rơ Châm Nguyên nặng tình với dân ca Jrai

Rơ Châm Nguyên nặng tình với dân ca Jrai

(GLO)-Nhiều năm qua, người dân làng Kte (xã Ia Phí, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) luôn dành sự yêu mến và kính trọng đối với bà Rơ Châm Nguyên bởi bà biết hát và lưu giữ nhiều bài dân ca của dân tộc Jrai.

Bảo tồn và phát huy di sản

Bảo tồn và phát huy di sản

Câu chuyện biệt thự “nhà lầu ông Phủ” (ven sông Đồng Nai, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) xôn xao dư luận những ngày qua như một tín hiệu vừa mừng vừa đáng suy ngẫm. Mừng khi cộng đồng ngày càng quan tâm thiết thực đến các giá trị di sản văn hóa.