Tôi, em và hoa sữa Hà Nội

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Có nhành ban trắng nở suốt bốn mùa ở Hà Nội, nhẹ nhàng và tinh khôi, em khác xa với những gì mà người ta nghĩ khi nhắc đến loài ban trắng nơi núi đồi phía cuối sương giăng…

Trong ký ức về Hà Nội của những người đã rời xa thành phố này, dường như bao giờ cũng đọng lại mùi hoa sữa nồng nàn ở từng góc phố mùa thu - Ảnh Phạm Hùng
Trong ký ức về Hà Nội của những người đã rời xa thành phố này, dường như bao giờ cũng đọng lại mùi hoa sữa nồng nàn ở từng góc phố mùa thu - Ảnh Phạm Hùng


Em kể tôi nghe về loài ban trắng, còn tôi khẽ khàng dắt em qua mấy mùa hoa sữa Hà Nội. Em mê mẩn thứ mùi hương mà nhiều khi nồng nàn quá độ, đâm ra tôi lại chẳng mấy ưa. Nhưng rồi em cứ hít lấy hít để, em cuốn tôi vào mùi hương của độ cuối thu đầu đông Hà Nội.

Em ngồi hàng giờ nơi góc quán trên con phố hướng ra bờ bên của Hồ Tây chỉ để đợi mặt trời chìm dần sau tòa nhà, đợi ánh nắng cuối cùng hắt lên khung cửa sổ có gió và nghe hoa sữa thì thầm kể câu chuyện của chính mình. Em lạ lùng và đẹp, bởi chẳng ai yêu Hà Nội như em, với đôi mắt hắt lên ánh hoàng hôn Tây hồ rực đỏ nơi cuối chiều.

Lại nói về em, nói đến những câu chuyện hoa sữa em kể tôi nghe. Em bảo em biết rằng có cô gái đem lòng mến mộ một chàng trai, mến mộ đến độ ngày chàng trai đính hôn cùng người khác, cô gái cũng rời nhân thế mà đi, linh hồn cô quấn quýt loài cây không nở hoa trước sân nhà. Khi mùa thu đến, cây bỗng nở những chùm hoa có mùi hương nồng nàn thật lạ.

Em cũng kể câu chuyện cô gái yêu chàng trai theo cách mà em bảo vừa đáng thương cũng lại đáng trách, yêu đến độ chàng trai cũng bỏ cô gái mà đi, cô gái khóc thương rồi hóa thành loài cây nở hoa màu trắng, mỗi mùa thu về lại rơi từng hạt li ti như nước mắt. Em kể bằng giọng trầm buồn, như thể đó là câu chuyện của mình. Mỗi độ như thế, tôi lại cùng em đến hàng nước vỉa hè có mấy chiếc ghế con, cùng em đợi hàng hoa sữa sẽ nở vào cuối thu…

Tôi về lại Hà Nội sau 30 năm ở nước ngoài, đúng vào lúc Hà Nội đón mùa hoa đầu. Tình cờ ngang qua hàng nước vỉa hè năm nào, hoa sữa rơi từng hạt dưới chân, tôi ngồi xuống chiếc ghế con rồi gọi chén trà nóng. Cô bán hàng nhìn tôi, rồi đưa một phong thư, bảo rằng có cô gái gửi từ mấy năm trước…

“Chúng ta có lẽ giờ sẽ thật khó để cùng nhau ngồi nơi đây, em chẳng mấy trông mong, bởi anh thì không thích câu chuyện nào về hoa sữa cả. Em rồi cũng phải về nơi em đến, còn Hà Nội thì vắng đi một vài câu chuyện của một vài người. Em sẽ thật nhớ Hà Nội, nhớ loài hoa màu trắng nở từng chùm thật xinh, nhớ hương thu khẽ khàng, cũng sẽ nhớ về anh. Nhưng em không thuộc về tình yêu của anh, lại càng không thuộc về Hà Nội, nên đến lúc em phải đi rồi.

Mong anh ở lại sẽ yêu hoa sữa nhiều hơn một chút, yêu Hà Nội nhiều hơn một chút, yêu luôn cả phần của em”.

Tôi hình như không buồn nhiều khi đọc những dòng thư ấy, có lẽ thời gian qua đủ để tình yêu trong tôi vơi bớt. Nhưng em thì vẫn ở đó cùng năm tháng sau này, cô gái miền sơn cước đi tìm những thanh âm nhẹ nhàng và lặng lẽ nơi phố thị, tôi cũng sẽ nhớ em cho đến mãi về sau.

Tôi đứng dậy trả tiền nước, trước khi đi không quên ngoái lại nhìn lấy một lần nữa quán nước vỉa hè có mấy chiếc ghế con cạnh hàng hoa sữa nở rộ. Tôi về lần này chắc không đi nữa, tôi có hẹn thật lâu với Hà Nội, có hẹn cùng loài hoa có mùi hương đôi khi nồng nàn quá độ, có hẹn cùng những bình lặng của thành phố. Em thì đã rời đi, còn tôi thì sẽ về lại, Hà Nội ngàn năm vẫn còn những thanh âm dịu dàng.

Những mùa hoa bỏ lại, những mùa sẽ đi qua, tôi sẽ yêu em như yêu những mùa hoa còn lại của Hà Nội.


 

 



Theo Vi Thị Lê Na (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Chuyện về những nhà báo không chuyên

Chuyện về những nhà báo không chuyên

(GLO)- Dù chưa được đào tạo chuyên ngành báo chí, nhưng bằng nhiệt huyết, nhiều cộng tác viên của Báo Gia Lai vẫn luôn nuôi dưỡng niềm đam mê với nghề báo, cần mẫn ghi lại từng khoảnh khắc đời sống ở cơ sở trở thành cánh tay nối dài của tòa soạn trong việc lan tỏa thông tin, kết nối cộng đồng.

Trong dòng chảy báo chí cách mạng

Trong dòng chảy báo chí cách mạng

Trong dòng chảy tròn một thế kỷ của nền báo chí cách mạng Việt Nam, cái tên Thanh Niên luôn mang trên mình một sứ mệnh thiêng liêng; luôn khát khao, ước vọng đồng hành cùng dân tộc trên mọi chặng đường phát triển.

Vui buồn phóng viên cơ sở

Vui buồn phóng viên cơ sở

(GLO)- Với đội ngũ phóng viên ở cơ sở-những người đang công tác tại các trung tâm văn hóa-thông tin và thể thao (VH-TT-TT), việc vừa khai thác thông tin, chụp ảnh, quay phim, viết tin bài, dựng hình, đọc phát thanh... là chuyện thường ngày.

Độc đáo bộ tem thông tin liên lạc - xưa và nay

Độc đáo bộ tem thông tin liên lạc - xưa và nay

Thông tin liên lạc xưa và nay - Bộ tem như tái hiện quá trình phát triển của ngành viễn thông và báo chí, đưa chúng ta quay trở về những ký ức từ thưở sơ khai với con tem đầu tiên dán trên bức thư tay gói giấy cho đến các hình thức liên lạc, các loại hình báo chí hiện đại như ngày nay.

“Tiếp nối truyền thống 100 năm với tinh thần đổi mới, dấn thân và trách nhiệm”

“Tiếp nối truyền thống 100 năm với tinh thần đổi mới, dấn thân và trách nhiệm”

(GLO)- Đó là chỉ đạo của đồng chí Hồ Văn Niên-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh tại hội nghị “Gặp mặt, biểu dương người làm báo tiêu biểu” và trao Giải Báo chí tỉnh Gia Lai lần thứ XIV diễn ra vào chiều 17-6 tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku).

100 năm đồng hành cùng dân tộc

100 năm đồng hành cùng dân tộc

(GLO)- Chúng ta tự hào đã có một nền Báo chí cách mạng với thế hệ những nhà báo-chiến sĩ vừa cầm bút, vừa cầm súng ở tuyến đầu, sẵn sàng hy sinh cho Tổ quốc, với hơn 500 nhà báo là liệt sĩ, nhiều nhà báo mang thương tật suốt đời nhưng vẫn không ngừng lao động, cống hiến cho đất nước, Nhân dân.

 Siu Thu - “Giọng đọc không tuổi”

Siu Thu - “Giọng đọc không tuổi”

(GLO)- Phát thanh viên là người góp phần làm nên chiều sâu cảm xúc cho khán thính giả. Có những giọng đọc qua năm tháng đã trở thành ký ức trong lòng người nghe. Trong số đó, biên dịch viên, phát thanh viên tiếng Bahnar Siu Thu của Báo Gia Lai được ví là “giọng đọc không tuổi”.

null