Ngày tháng Chạp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Tôi có thói quen khoanh tròn vào tờ lịch bàn, đếm tỉ mỉ những vòng quay của thời gian trôi qua. Đang là những ngày tháng Chạp, là khoảng thời gian lưng chừng, là điểm nối giữa hai mùa đông-xuân.
Thực ra, “chạp” là từ gốc Hán: ông cha ta cố tình đọc trại từ “lạp” trong “lạp nguyệt” thành chạp, giống như từng đọc trại theo âm Quảng Đông từ “tạp” trong “tạp hóa” thành chạp-chạp phô. Cho nên, bản thân 2 tiếng “tháng Chạp” đã thể hiện rõ năng lực giao lưu văn hóa đa dạng và sáng tạo của người Việt, một sự tiếp biến ngôn ngữ tinh tế. Mang lại cho tiếng Việt một danh từ rất đỗi gần gụi, thân thương và từ đó gợi ý tứ, thi hứng cho biết bao văn nhân.
Mùa tưới cà phê thường rơi vào cuối tháng Chạp. Lúc này, Tây Nguyên đang độ mùa khô và trời buổi sáng rất lạnh. Chỉ sau vài ngày tưới xong, cả vườn đã nở hoa trắng xóa và vấn vương một mùi thơm thanh thanh, ngòn ngọt. Chưa bao giờ cái lạnh hanh hao, se sắt, gió muốt lại chiếm trọn hết thảy “năm cùng, tháng tận”, lấy đi gần hết của tôi quỹ thời gian dằng dặc những ngày cuối năm. Tháng Chạp nơi tôi sống, những cây muồng già vặn mình răng rắc trong gió lạnh, trên cành trơ lại những chiếc lá già nua, khô rốc.
Tình người ấm hơn, nhiều hơn qua những đợt rét ùa về. Trên khắp sườn đồi, vườn rẫy, ai đó nương mình bên mái lều giữa vườn cà phê đang mùa tưới tắm. Rồi, khi bên ngoài đang tràn căng cơn lạnh buốt thì quây quần, dắt nhau đi qua ấm nồng; kể dăm ba câu chuyện nhà mình chuẩn bị cho Tết đến, xuân về mà ủi an cùng tình thân. Cũng xong việc bấm cành, sửa bồn từng gốc, bón phân tưới nước đợt đầu. Tháng Chạp về cùng nỗi hân hoan ánh lên trong mắt người. Người ta có thể tạm ngưng những sửa soạn, vui chơi để tranh thủ sự thuận lợi của thời tiết mà ươm nồng tiếp nối những mầm xanh, vụ mới trên vạt đồi, nương rẫy.
Minh họa: Huyền Trang
Minh họa: Huyền Trang
Những ngày tháng Chạp, nhìn ai cũng thấy hối hả, người làm công sở thì lo hoàn thành nốt công việc đang dang dở của năm cũ. Người kinh doanh, buôn bán thì tất bật chuẩn bị hàng bán Tết, bởi đây là thời điểm kinh doanh tốt nhất trong năm. Các cơ quan, công sở bận rộn với họp hành tổng kết, thi đua khen thưởng, liên hoan cuối năm.
Còn như mẹ tôi, người làm vườn thì tháng Chạp càng không ngơi nghỉ. Khi những hạt cà phê chất đầy trong kho, sau khi tưới tắm cho khu vườn đẫm nước, mẹ lại tảo tần bên thửa đất trồng lá dong. Vì vậy, tháng Chạp năm nào, mẹ và tôi cũng ra phố bày biện bán lá, sẵn dịp chiêm ngắm phố phường. Đã thấy gian hàng Tết xuống phố cùng những bánh kẹo, quần áo… Phố xá những ngày tháng Chạp đông đúc, nhộn nhịp hẳn lên. Đã thấy những bà, những cô trưng các mặt hàng măng khô, chè, hồ tiêu làm quà Tết phương xa.
Ngày tháng Chạp, bên cạnh những công việc bộn bề, mọi người cũng thường tranh thủ sắp xếp chuyến về quê để đi dọn cỏ, sơn sửa, quét dọn, thắp hương cho mộ phần ông bà, tổ tiên. Trong văn hóa của người Việt ta còn có một bữa cơm dòng họ thường được tổ chức vào tháng Chạp, gọi là chạp mả. Đây là dịp để con cháu các dòng tộc cùng hướng về quê hương tưởng nhớ công ơn của các bậc tiền nhân; đồng thời là dịp để gặp gỡ, thắt chặt tình thân. Ngoài ra, lễ chạp mả cũng có thể được xem là ngày hội chiêm bái, tri ân tổ tiên đông đảo nhất, quy mô nhất của một tộc họ.
Nhớ những ngày Chạp họ thuở tấm bé, tôi lẫm chẫm theo ông đi hết cánh đồng trên xuống cánh đồng dưới. Vì là tộc trưởng nên ông chỉ dẫn cho mọi người từng ngôi mộ. Đi một vòng xong về nhà mọi người bắt đầu hạ lễ và liên hoan. Mâm cỗ Chạp tuy đơn giản nhưng rất vui. Rồi trong bữa ăn, truyền thống gia đình, dòng họ thêm một lần được nhắc nhớ, khắc ghi trong tâm thức các thế hệ bằng cách truyền miệng cho nhau một cách nhẹ nhàng, khắc sâu.
Một năm đầy biến động đang đi đến những ngày cuối cùng của tháng Chạp để bước qua năm mới. Trong tiếng sẻ nâu ríu rít dưới tán bằng lăng che mát giữa Phố núi, tôi đón bạn lên từ Phố biển. Trong hương xuân tháng Chạp, bước ra đường, tôi và bạn tìm trong rực rỡ, lộng lẫy, tỏa hương ngọt ngào cùng giò nghinh xuân bên hiên nhà ai chùm chùm nở rộ. Tôi cùng bạn ra phố, cả 2 cùng mua giò nghinh xuân rồi xoay qua tặng cho nhau. Niềm vui đến bất ngờ trong mắt bạn và tôi, tưởng như giò nghinh xuân đã gói ghém hết tháng thảy ngày tháng Chạp trong tim mình.
NGUYỄN THỊ DIỄM

Có thể bạn quan tâm

Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

(GLO)- Hoàng Vũ Thuật thuộc thế hệ nhà thơ đàn anh của tôi, cùng lứa với các tài hoa như Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Khắc Thạch, Thạch Quỳ... ở miền Trung. Dẫu lớn tuổi nhưng ông luôn có ý thức tìm tòi, cách tân thơ cả hình thức và nội dung.
Thơ Hoàng Đăng Du: Mùa trôi

Thơ Hoàng Đăng Du: Mùa trôi

(GLO)- Dẫu biết rằng xuân qua hạ tới, thu tận đông tàn là quy luật của thiên nhiên nhưng sao chứng kiến những khoảnh khắc mùa nối mùa vẫn khiến tác giả Hoàng Đăng Du không khỏi cảm thấy chút nuối tiếc, hụt hẫng, bâng khuâng...
Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

(GLO)- Được đào tạo chuyên ngành Văn học, khi ra trường lại quyết liệt theo đuổi nghề báo, sau đó “đầu quân” vào ngành Công an và bất chợt tìm thấy niềm hạnh phúc với văn chương-đó là những bước ngoặt bất ngờ trong cuộc sống của Thượng úy Nguyễn Thị Thanh Thúy (Phòng ANCT nội bộ, Công an tỉnh).

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

(GLO)- Nắng hòa cùng bốn mùa xuân, hạ, thu, đông thành những gam màu khác nhau. Trong bài thơ mới của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng, nắng được hóa thân thành "cô bé" với những tính cách nhí nhảnh, đáng yêu...
Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

(GLO)- Tôi quen và chơi với Nguyễn Ngọc Tư đã mấy chục năm và cũng hết sức bất ngờ khi mới đây chị công bố... thơ, mà tới 2 tập liên tiếp và bán tơi tới. Thì cả nước đều biết Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn nổi tiếng, nhất là sau khi “Cánh đồng bất tận” xuất hiện.
Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

(GLO)- "Cỏ mây" của nhà thơ Lê Từ Hiển như một khúc tự tình của hoa dại, của mây trời, thỏa sức sống đời thảnh thơi nơi triền sông, cô độc trong sự ngọt ngào, hồn nhiên, ngất ngưởng...
Gương mặt thơ: Bùi Quang Thanh

Gương mặt thơ: Bùi Quang Thanh

(GLO)- Nhà thơ Bùi Quang Thanh quê Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh, tuổi Canh Dần (1950). Năm 1971, ông là lính của Mặt trận Tây Nguyên, đã từng tham gia chiến dịch giải phóng Đăk Tô-Tân Cảnh 1972 và suýt nữa thì nằm lại giữa rừng “cánh Trung” vì sốt rét.

Thơ Ngô Thanh Vân: Hoa đắng

Thơ Ngô Thanh Vân: Hoa đắng

(GLO)- Loài hoa mang trong mình vị đắng đót nhưng vẫn căng mình tận hiến không chỉ sắc vàng rực rỡ mà còn nuôi dưỡng cho đất đỏ bazan màu mỡ. Bài thơ "Hoa đắng" của nhà thơ Ngô Thanh Vân là những lời viết đầy cảm xúc dành cho loài hoa đặc trưng của vùng đất Tây Nguyên đầy nắng và gió này.
Bày tranh Việt đoạt giải thưởng Đông Nam Á trị giá nửa tỷ đồng

Bày tranh Việt đoạt giải thưởng Đông Nam Á trị giá nửa tỷ đồng

Tác phẩm đặc sắc của 8 nghệ sĩ trẻ tài năng nhất từ cuộc thi mỹ thuật uy tín Đông Nam Á “UOB Painting of the Year 2023” được trưng bày tại triển lãm, đón khách tham quan từ sáng 23/3 tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Chủ nhân bức tranh được giải cao nhất mang về phần thưởng 500 triệu đồng.